Với tiềm năng và thế mạnh sẵn có trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Thái Bình đang ghi dấu ấn đậm nét trong việc triển khai hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Chương trình đang là động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững.
Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (chương trình OCOP), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã đẩy mạnh khai thác giá trị sản phẩm nông sản, từng bước xây dựng thương hiệu OCOP Bình Phước.
Ngày 17/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng cho 20 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018, phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP). Đây được xem là “liều thuốc” đánh thức các tiềm năng, thế mạnh riêng biệt của những sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền, từng cộng đồng dân cư. Sản phẩm OCOP không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần đưa hình ảnh tươi đẹp, con người giàu bản sắc ở buôn làng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Ngày 27/12, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Sơ kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025. Đến nay tỉnh Đồng Tháp đã xác lập thành công 1 chỉ dẫn địa lý, 38 nhãn hiệu chứng nhận, 4 nhãn hiệu tập thể phục vụ sản xuất kinh doanh, quảng bá hình ảnh địa phương cho sản phẩm OCOP.
Tỉnh Nghệ An đã và đang thực hiện nhiều giải pháp giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đặc sản tỉnh Nghệ An tới người tiêu dùng, nhà phân phối, đại lý, siêu thị, nhất là siêu thị LOTTE Mart Vinh. Hoạt động này nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư để phát triển, mở rộng sản xuất sản phẩm có lợi thế, tiềm năng của tỉnh, từ đó tăng cường năng lực cung cấp sản phẩm của tỉnh Nghệ An cả về số lượng và chất lượng.
Sau một ngày diễn ra sôi nổi, chiều 7/12, Hội thi “Tuyên truyền về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Cà Mau năm 2024” đã chính thức bế mạc. Hội thi thu hút 9 đội dự thi, với hơn 100 thí sinh tham gia. Mỗi đội tham gia 3 phần thi: tiểu phẩm, kiến thức và xử lý tình huống. Giải nhất hội thi đã thuộc về đội đến từ huyện Trần Văn Thời; giải nhì thuộc về 2 đội đến từ huyện Đầm Dơi, Thới Bình… Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải diễn viên xuất sắc, đội có kịch bản hay nhất, đội xử lý tình huống hay nhất.
Ngày 29/11, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP giữa tỉnh Bạc Liêu với các tỉnh, thành phố năm 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu; lãnh đạo các huyện thị, thành phố trong tỉnh; cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và các chủ thể OCOP trong và ngoài tỉnh. Tại hội nghị còn có các khu trưng bày sản phẩm OCOP từ hơn 60 cơ sở, doanh nghiệp, với hơn 170 sản phẩm của tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố.
Tiếp cận thị trường bằng hình thức trực tuyến đang trở thành một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số. Với sự phát triển mạnh mẽ của internet và nền tảng số, kinh doanh online đã trở thành một kênh bán hàng và tiếp cận khách hàng vô cùng hiệu quả ở Nghệ An. Đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử để quảng bá, kết nối tiêu thụ từ đó mang lại lợi ích vượt trội về chi phí, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh là một trong những cách làm hiệu quả, được nhiều địa phương, doanh nghiệp ở Nghệ An áp dụng hiện nay.
Rất nhiều hàng Việt là các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đã và đang được người dân và du khách đến Lào Cai ưu tiên lựa chọn. Đây không chỉ là kết quả từ những nỗ lực trong công tác xúc tiến thương mại mà còn là sự đổi mới, linh hoạt của các doanh nghiệp trong nắm bắt xu hướng thị trường. Trên hết, đó là sự nhận thức sâu sắc của các cấp ủy, chính quyền địa phương về tầm quan trọng của OCOP trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và công tác giảm nghèo tại địa phương.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tỉnh Tây Ninh triển khai từ năm 2018, đến nay toàn tỉnh đã có 49 chủ thể được công nhận là sản phẩm OCOP, với 92 sản phẩm. Trong đó 71 sản phẩm được xếp hạng 3 sao, 21 sản phẩm 4 sao và và có 1 sản phẩm 4 sao đang trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia. Hiện các cơ sở, hộ kinh doanh vẫn đang từng ngày phát triển và nâng tầm thương hiệu cho các đặc sản địa phương.
Sáng 24/5, tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) của thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông tổ chức Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2024.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã hỗ trợ nhiều bà con, người sản xuất ở Cao Bằng xây dựng thương hiệu sản phẩm, góp phần thúc đẩy thương mại, bán hàng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, để được công nhận "sao" cho sản phẩm đã khó, nhưng việc giữ được "sao" và nâng "sao" cho sản phẩm lại càng khó khăn hơn.
Nằm trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, tối 12/4, tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Ban Tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Phú Thọ năm 2024.
Tỉnh Hà Tĩnh nổi tiếng với nhiều sản vật truyền thống lâu đời. Mảnh đất này còn ghi dấu ấn mạnh mẽ bởi sự năng động và sáng tạo của thế hệ trẻ trong phát triển kinh tế. Nổi bật trong số đó là phong trào thanh niên khởi nghiệp và xây dựng sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm).
Năm 2024, tỉnh Phú Thọ lên kế hoạch phát triển, tiêu chuẩn hóa và nâng cấp thêm 80 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt hạng 3 sao trở lên, với giá trị huy động gần 12 tỷ đồng.
Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bắc Giang Nguyễn Văn Luy cho biết, năm 2024 tỉnh tập trung phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Theo đó, Bắc Giang phấn đấu năm 2024 lũy kế tối thiểu có 350 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên; xây dựng, phát triển ít nhất 2 sản phẩm đủ điều kiện đánh giá 5 sao cấp quốc gia.
Ngày 12/3, UBND tỉnh Bắc Kạn tổng kết Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. UBND tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu năm 2024 phát triển ít nhất 20 sản phẩm OCOP mới đạt 3 sao trở lên. Đồng thời, tỉnh củng cố, phát triển 8 chủ thể OCOP tham gia Đề án giai đoạn 2018 - 2023 và phấn đấu hỗ trợ 8 chủ thể mới có sản phẩm tham gia năm 2024.
Những năm qua, tỉnh Nam Định đã khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đặc trưng của địa phương, mang lại thu nhập cao, tạo việc làm cho nhiều lao động...
Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa quyết định công nhận 10 sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) của 3 công ty, 1 hộ kinh doanh và 1 hợp tác xã trong tỉnh đạt hạng 4 sao năm 2023.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các cơ sở trên địa bàn tỉnh Lai Châu tập trung đẩy mạnh sản xuất cung ứng sản phẩm ra thị trường với mẫu mã và chất lượng tốt nhất.
Đến đầu tháng 12/2023, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 166 sản phẩm đạt OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm); trong đó, có 9 sản phẩm OCOP 4 sao và 157 sản phẩm OCOP 3 sao. Để đưa sản phẩm OCOP của tỉnh đến với đông đảo người tiêu dùng, thời gian qua, các cơ quan chức năng và các chủ thể đã nỗ lực quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tại Hội nghị đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố đợt 2 năm 2023 diễn ra chiều 13/12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè khẳng định, sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đẹp, chất lượng mới tạo được lợi thế.
Chiều 11/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho hơn 100 thành viên của Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp tỉnh, huyện, xã và đại diện chủ thể tham gia xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Ngày 4/12, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị kết nối giao thương sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giữa tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố năm 2023.
UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành quyết định về việc công nhận kết quả chấm điểm, phân hạng và cấp giấy chứng nhận Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) năm 2023 tỉnh Bình Phước.
Tỉnh Trà Vinh đang tích cực vận động các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Bởi đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn hiệu quả, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá và giúp thị trường tiêu thụ ổn định hơn.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, năm 2023, tỉnh Thái Nguyên ước tính có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Đại Từ và huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới. Qua đó, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 118/126 xã, đạt 93,65%; 6/9 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 66,67%.
Chiều 4/8, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị trao giấy chứng nhận và khen thưởng các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) năm 2022. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Trị công nhận và trao giấy chứng nhận cho 23 sản phẩm 3 sao, 26 sản phẩm 4 sao.
Chiều 22/7, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, mạng lưới đa kênh MCN Kolin tổ chức chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ với mục tiêu xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực số của các doanh nghiệp, chủ thể vừa và nhỏ tại địa phương.