Sản phẩm của buôn làng Tây Nguyên “vươn xa” cùng OCOP

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018, phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP). Đây được xem là “liều thuốc” đánh thức các tiềm năng, thế mạnh riêng biệt của những sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền, từng cộng đồng dân cư. Sản phẩm OCOP không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần đưa hình ảnh tươi đẹp, con người giàu bản sắc ở buôn làng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

potal-dak-lak-da-dang-hoa-cac-san-pham-tu-ca-phe-7208447.jpg
Thành phẩm trà từ hoa và vỏ cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

*OCOP về buôn

Những buôn làng trên Tây Nguyên hùng vĩ luôn có sắc thái riêng về đời sống văn hoá, tinh thần tạo sự đa dạng trong thống nhất với các dân tộc anh em. Đây cũng là thế mạnh để phát huy bản sắc gắn với phát triển kinh tế, nhất là khi OCOP về buôn đã góp phần khai phá tiềm năng, tạo thế và lực mới cho các sản phẩm ở buôn làng Tây Nguyên.

Tại Đắk Lắk, Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông (buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột) được biết đến với sản phẩm thổ cẩm dệt tay theo phong cách truyền thống bao đời nay của người Ê Đê. Trên các sản phẩm váy, áo, khăn… của hợp tác xã luôn toát lên sự tinh xảo với hoạ tiết, hoa văn… đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên nói chung và của dân tộc Ê Đê nói riêng, đây cũng là yếu tố làm nên thương hiệu của hợp tác xã. Đặc biệt, năm 2023 váy truyền thống Ê Đê của hợp tác xã đạt OCOP 3 sao đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm, được nhiều du khách trong nước, đối tác nước ngoài biết đến và đặt hàng.

potal-nhan-dan-dak-lak-tiec-thuong-tuong-nho-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-7495768.jpg
Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển nghề dệt thổ cẩm, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Bà H’Yam Bkrông, Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông vui mừng chia sẻ: Buôn Tơng Jú là điểm đến du lịch cộng đồng; xã Ea Kao đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; sản phẩm của hợp tác xã đạt OCOP 3 sao… cộng hưởng các yếu tố trên đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động của hợp tác xã. Đặc biệt, khi sản phẩm đạt OCOP rất thuận lợi trong việc giới thiệu, quảng bá. Nhờ vậy, không chỉ có khách trong nước đặt hàng mà còn có các đoàn khách đến từ nhiều nước như: Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… đến tham quan tìm hiểu và đặt mua sản phẩm.

“Riêng năm 2023 doanh thu của hợp tác xã đạt 2 tỷ đồng. Đến nay, hợp tác xã đang tạo việc làm ổn định cho hơn 45 lao động là người Ê Đê với mức thu nhập khoảng 3 - 5,5 triệu đồng/tháng. Trong thời gian tới, hợp tác xã tiếp tục nâng cao chất lượng, nâng hạng OCOP, tăng cường giới thiệu sản phẩm để phát triển sản xuất. Điều này không chỉ giúp cải thiện kinh tế mà còn đưa hình ảnh, nét đẹp văn hoá của người Ê Đê đến với bạn bè trong nước và quốc tế”, bà H’Yam Bkrông chia sẻ.

Thị trấn Phước Cát, huyện Đạ Huoai cách trung tâm tỉnh Lâm Đồng gần 200 km, là địa phương vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên trước đây đời sống kinh tế - xã hội rất khó khăn.

Từ khi được chương trình nông thôn mới “phủ sóng”, bộ mặt của Phước Cát đã thay đổi hoàn toàn, trở thành một trong những điểm sáng và đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016; thành lập thị trấn Phước Cát năm 2018. Đặc biệt, chương trình OCOP đã và đang góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc ở địa phương này.

Chị Bế Thị Thu Huyền, Giám đốc Công ty TNHH Bản Ca cao (thị trấn Phước Cát) cho biết, năm 2020 bắt đầu khởi nghiệp bằng việc chế biến ca cao thành các loại bột, bơ và chocolate. Đến năm 2022, sản phẩm mang thương hiệu “Bản Ca cao” đã được tỉnh Lâm Đồng chứng nhận đạt OCOP 3 sao. Đây cũng là dấu mốc và cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tăng cường quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

potal-dak-lak-nhieu-tiem-nang-loi-the-phat-trien-cay-ca-cao-7394723.jpg
Tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 1.140 ha trồng ca cao. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN

Hiện tại, sản phẩm do công ty sản xuất đã có mặt trên kệ hàng ở nhiều thành phố lớn, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước, trên các nền tảng thương mại điện tử. Ngoài ra, công ty còn cung cấp các nguyên liệu ca cao cho các nhà máy sản xuất trong nước và quốc tế, đặc biệt là thị trường châu Á và kỳ vọng sản phẩm OCOP sẽ còn vươn xa đến nhiều thị trường khác cả trong và ngoài nước.

“Đến nay, doanh nghiệp cũng liên kết với 20 hộ dân sản xuất ca cao và tạo việc làm cho hàng chục nhân công là đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Điều này không chỉ giúp bà con nông dân vùng ca cao “cởi bỏ” lo lắng về đầu ra khi thu hoạch mà còn tạo công ăn việc làm ổn định, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở vùng xa của tỉnh Lâm Đồng”, chị Bế Thị Thu Huyền chia sẻ.

*“Chắp cánh” cho sản phẩm OCOP vươn xa.

Chương trình OCOP không chỉ khai phá tiềm năng của vùng đất đỏ Bazan màu mỡ mà còn góp phần “chắp cánh” cho những sản phẩm của buôn làng vươn xa, chinh phục người tiêu dùng toàn cầu.

Tỉnh Gia Lai hiện có 346 sản phẩm OCOP, trong đó có 47 sản phẩm đạt 4 sao; 280 sản phẩm đạt 3 sao; 5 sản phẩm đang đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp Quốc gia.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai Vũ Ngọc An, các sản phẩm OCOP của tỉnh Gia Lai khi tham gia giao thương hàng hóa đã tăng mức tiêu thụ 20% so với khi chưa tham gia chương trình. Đặc biệt, một số sản phẩm OCOP đang dần khẳng định giá trị và hướng đến thị trường xuất khẩu ngoài nước.

potal-nong-dan-dak-lak-cham-soc-vuon-cay-sau-rieng-truoc-them-thu-hoach-7518831.jpg
Nông dân Đắk Lắk chăm sóc cây sầu riêng. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN

Các sản phẩm được công nhận OCOP đã có bước tiến rõ nét về chất lượng, đa dạng về mẫu mã. Một số sản phẩm đã xuất khẩu thành công sang châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, đánh dấu sự phát triển chuỗi nông nghiệp bền vững theo giá trị sản phẩm, đảm bảo cung ứng chất lượng, số lượng cho thị trường khó tính.

"Để các sản phẩm OCOP tiếp tục phát triển bền vững, mang đặc trưng vùng miền Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến thương mại để sản phẩm đến gần với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đến nay, tỉnh đã xây dựng được 5 điểm bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh để quảng bá, phục vụ nội địa và khách du lịch, đồng thời xây dựng website sàn giao dịch thương mại điện tử sản phẩm OCOP Gia Lai với tên miền http://ocopgialai.vn", ông Vũ Ngọc An cho hay.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có 240 sản phẩm đạt OCOP 3 - 4 sao. Các sản phẩm đạt 4 sao đều có tiềm năng hoàn thiện các tiêu chí, nâng cấp chất lượng và đạt chuẩn 5 sao (cấp quốc gia) như: Cà phê, ca cao, mắc ca... đây đều là những sản phẩm có nhiều tiềm năng, thế mạnh, mang đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên và đang tham gia vào thị trường quốc tế. Qua chương trình OCOP, tỉnh đã phát hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp và hướng đến việc tăng cường xuất khẩu đến các thị trường nước ngoài.

potal-dak-lak-gia-nong-san-tang-nong-dan-va-dai-ly-tru-hang-ky-vong-gia-cao-hon-7309161.jpg
Sản phẩm hồ tiêu của nông dân Đắk Lắk luôn được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk cho rằng, bên cạnh những kết quả tích cực, qua thời gian triển khai cho thấy giải pháp hỗ trợ đối với chủ thể của các sản phẩm OCOP vẫn chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt trong nâng cao năng lực quản trị, chế biến và thương mại. Quy mô sản phẩm OCOP của các chủ thể còn khiêm tốn, xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu tính đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn để tạo dựng hình ảnh, giá trị thương mại, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm OCOP. Do đó, để đưa sản phẩm OCOP tiếp tục vươn xa, trong thời gian tới cần phải quyết liệt khắc phục những tồn tại, hạn chế trên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn cho rằng, việc triển khai chương trình OCOP có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Chương trình nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

"Để tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong tuyên truyền và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP; kết nối sản phẩm OCOP của tỉnh với các sàn thương mại điện tử. Mặt khác, xây dựng các điểm bán hàng OCOP trên địa bàn tỉnh và cả nước. Đồng thời, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm OCOP; hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương; khuyến khích các cơ sở sản xuất mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ mới trong chế biến và bảo quản... từng bước gia tăng giá trị của sản phẩm OCOP", ông Nguyễn Thiên Văn nhận định./.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Tạo đòn bẩy hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Tạo đòn bẩy hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Thực hiện vai trò nòng cốt trong phát triển các phong trào ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận đang tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu thông qua chuỗi giá trị sản xuất gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và số hóa nông nghiệp.

Nghề phơi cá khô truyền thống tạo nhiều việc làm cho lao động vùng biển

Nghề phơi cá khô truyền thống tạo nhiều việc làm cho lao động vùng biển

Cùng với các loại hình chế biến khác như: lột ghẹ, lột tôm, chế biến mắm, tôm khô, ruốc khô..., nghề phơi cá khô truyền thống ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động tại địa phương.

Tất bật "thay áo mới” cho đào nở hoa đúng dịp Tết

Tất bật "thay áo mới” cho đào nở hoa đúng dịp Tết

Đào là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong năm. Vì vậy vào thời điểm này khi rét đậm về, hàng trăm hộ dân đã tiến hành tuốt lá, chăm sóc đào để cây kịp ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Tiền Giang nỗ lực tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động, giảm nghèo bền vững

Tiền Giang nỗ lực tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động, giảm nghèo bền vững

Năm 2024, tỉnh Tiền Giang nỗ lực đẩy nhanh các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập với sự tham gia của các ngành, các cấp trên tinh thần chung tay vì người nghèo, giảm nghèo bền vững “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối 27/12, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc hội chợ OCOP và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024. Hội chợ diễn ra trong 5 ngày (từ 27 đến 31/12) với quy mô trên 120 gian hàng, giới thiệu các sản phẩm OCOP của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Ngày 27/12, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Sơ kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025. Đến nay tỉnh Đồng Tháp đã xác lập thành công 1 chỉ dẫn địa lý, 38 nhãn hiệu chứng nhận, 4 nhãn hiệu tập thể phục vụ sản xuất kinh doanh, quảng bá hình ảnh địa phương cho sản phẩm OCOP.

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Ngày 27/12, tại hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của Ban Dân tộc, các sở, ban, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện công tác dân tộc, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho người lao động, triển khai hiệu quả các chính sách về lao động, việc làm và xuất khẩu lao động của Trung ương, của tỉnh tới người lao động, giúp họ tiếp cận với thị trường lao động, chọn được việc làm phù hợp để nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo.

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Sóc Trăng có 35% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30%. Ngoài công tác chăm lo đời sống, phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, lãnh đạo tỉnh còn chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số nhằm tăng cường kiến thức pháp luật, tạo thêm sự hiểu biết về quyền, lợi ích hợp pháp khi liên quan đến pháp luật.

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, những vết thương do bom cày, đạn xới năm xưa nay đã lành lặn, chỉ còn để lại những di tích của một thời oanh liệt. Trên quê hương “Đồng Xoài rực lửa chiến công”, nay đã có hình dáng của một "thành phố hiện đại, sinh thái, thông minh”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng – an ninh của tỉnh Bình Phước.

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ. Ngày 27/12, không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Gia Lai quyết liệt xử lý “án điểm” phá rừng để răn đe

Gia Lai quyết liệt xử lý “án điểm” phá rừng để răn đe

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ phá rừng trái phép xảy ra tại các huyện Chư Prông, Ia Grai và Chư Sê (tỉnh Gia Lai) gây xôn xao dư luận. Chỉ trong vòng 1 năm (từ ngày 11/12/2023 đến 17/12/2024), hàng chục vụ phá rừng đã xảy ra trên các địa bàn này gây thiệt hại lớn về diện tích rừng và tài nguyên gỗ. Trước tình hình này, chính quyền tỉnh Gia Lai đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp mạnh, trong đó có việc xử lý “án điểm” để răn đe các đối tượng vi phạm.

Công trình "Sao sáng buôn, làng" thắp sáng vùng biên Gia Lai

Công trình "Sao sáng buôn, làng" thắp sáng vùng biên Gia Lai

Những năm qua, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội góp phần ổn định đời sống nhân dân cũng như an ninh, chính trị khu vực biên giới. Trong đó, công trình "Sao sáng buôn, làng" là một trong những hoạt động có hiệu quả thiết thực, mang lại niềm vui cho người dân vùng biên giới Gia Lai.

Cuộc sống mới của những cư dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam

Cuộc sống mới của những cư dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam

Kon Tum là tỉnh có trên 292 km đường biên giới, tiếp giáp nước bạn Lào và Campuchia. Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đã có nhiều người dân Lào sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum nhập quốc tịch Việt Nam. Chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện để những công dân này an cư, lạc nghiệp, quyết tâm gắn bó và xây dựng quê hương Việt Nam.

Ngày Dân số Việt Nam (26/12): Chuẩn bị hành trang để đón thế hệ vàng

Ngày Dân số Việt Nam (26/12): Chuẩn bị hành trang để đón thế hệ vàng

Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) đã dành thời gian trao đổi với phóng viên TTXVN về những thách thức phải đối mặt trong công tác dân số hiện nay, cũng như việc triển khai các chính sách, chương trình hành động nhằm điều chỉnh mức sinh ở Việt Nam.

Bình ổn thị trường, không lo thiếu hàng cho dịp Tết

Bình ổn thị trường, không lo thiếu hàng cho dịp Tết

Để đảm bảo cho người dân vui Xuân, đón Tết, tỉnh Tuyên Quang đang tập trung triển khai kế hoạch theo dõi, tổng hợp, kiểm tra diễn biến giá cả thị trường và thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng hàng hóa, cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Người dân lo lắng trước tình trạng sạt lở bờ sông Dinh

Người dân lo lắng trước tình trạng sạt lở bờ sông Dinh

Cứ hễ mùa mưa lũ đến, người dân ở xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) lại không khỏi lo lắng trước nguy cơ ảnh hưởng, mất an toàn tính mạng và tài sản do sạt lở bờ sông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lo lắng của người dân là bởi trong những năm qua, bờ sông Dinh thường xuyên xảy ra sạt lở. Mới đây nhất, trên 5 km bờ sông này lại tiếp tục sạt lở, lấn sâu vào khu dân cư và đất sản xuất của người dân.

Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh

Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những kỳ thi trước. Vì vậy, việc công bố đề thi tham khảo, quy chế thi, các công tác chuẩn bị khác cho kỳ thi đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện sớm hơn, xa hơn với tinh thần tích cực và kỹ lưỡng.