Lễ mừng thọ của người Dao có nhiều nghi lễ trong đó nghi lễ giải hạn là quan trọng nhất. Để chuẩn bị cho buổi lễ, người trong gia đình phải chuẩn bị ba mâm cúng từ đêm hôm trước gồm: 1 thủ lợn, con gà sống, 1 con gà luộc chín, 1 khổ thịt lợn, 2 chai rượu bằng gạo nếp, 5 chén rượu, 7 cây đèn, 1 giá gỗ 3 cấp để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng và gạo thắp hương.
Nghi lễ mời ông, bà, tổ tiên. |
Thông thường vào 6 giờ sáng, thầy cúng bắt đầu hành lễ. Các nghi lễ được thực hiện bởi 2 thầy cúng, thầy ngọn và thầy gốc. Thầy gốc phụ trách các nghi thức bên phía bàn thờ ông bà tổ tiên. Thầy ngọn sẽ phụ trách phía bàn thờ Ngọc Hoàng.
Trước tiên, thầy ngọn trình báo lên tổ tiên, các thần về lý do buổi lễ cùng các cỗ vật lên tổ tiên. Sau đó một người trong gia đình đi lên rót rượu, thắp hương vái lạy. Hành động này kết thúc việc trình báo, lúc này đã mời được tổ tiên về chứng giám cho buổi lễ.
Trước tiên, thầy ngọn trình báo lên tổ tiên, các thần về lý do buổi lễ cùng các cỗ vật lên tổ tiên. Sau đó một người trong gia đình đi lên rót rượu, thắp hương vái lạy. Hành động này kết thúc việc trình báo, lúc này đã mời được tổ tiên về chứng giám cho buổi lễ.
Thầy ngọn mời Ngọc Hoàng xuống dự nghi lễ giải hạn và mừng thọ. |
Thầy gốc thực hiện các nghi thức cúng tổ tiên, ông bà trong khi thầy ngọn vẫn thực hành lễ.
Thầy ngọn làm lễ giải hạn trước khi làm lễ mừng thọ. Trong lễ giải hạn, thầy đọc những lời cúng, lời hát mang nghĩa tập hợp binh mã, chép lễ và hành trình dâng lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Sau khi nhận được lời tấu của thầy ngọn, Ngọc Hoàng đã đồng ý xuống hạ giới để cùng với tổ tiên gia chủ chứng giám nghi lễ giải hạn, mừng thọ cho người được giải hạn và mừng thọ. Lúc đó, 5 người đàn ông đại diện cho các con vật: Diều hâu, hổ, ngựa và rồng sẽ được thầy ngọn giao nhiệm vụ do Ngọc Hoàng gửi gắm đi lấy hồn của những người được giải hạn và mừng thọ.
Thầy ngọn làm lễ giải hạn trước khi làm lễ mừng thọ. Trong lễ giải hạn, thầy đọc những lời cúng, lời hát mang nghĩa tập hợp binh mã, chép lễ và hành trình dâng lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Sau khi nhận được lời tấu của thầy ngọn, Ngọc Hoàng đã đồng ý xuống hạ giới để cùng với tổ tiên gia chủ chứng giám nghi lễ giải hạn, mừng thọ cho người được giải hạn và mừng thọ. Lúc đó, 5 người đàn ông đại diện cho các con vật: Diều hâu, hổ, ngựa và rồng sẽ được thầy ngọn giao nhiệm vụ do Ngọc Hoàng gửi gắm đi lấy hồn của những người được giải hạn và mừng thọ.
Các quan binh. |
Sau khi đã gọi và giao nhiệm vụ cho các quan binh, hoà mã xong thì thầy ngọn tung gạo cho 72 âm binh lên đường cũng với các quan binh, hoà mã tụ hồn vừa cho người được giải hạn, mừng thọ. Kết thúc nghi lễ giải hạn thầy ngọn, các quan bình, hoà mã cùng người dắt, người che ô đang đi cùng người được giải hạn bước qua cây cầu giải hạn.
Sau khi nghi lễ giải hạn đã được hoàn thành thầy ngọn tiếp tục hành lễ mừng thọ; nghi thức rước đèn với ý nghĩa nâng hào quang, ánh sáng của người được mừng thọ lên, tránh xa tà ma để người mừng thọ được sống khoẻ và trường thọ.
Sau khi nghi lễ giải hạn đã được hoàn thành thầy ngọn tiếp tục hành lễ mừng thọ; nghi thức rước đèn với ý nghĩa nâng hào quang, ánh sáng của người được mừng thọ lên, tránh xa tà ma để người mừng thọ được sống khoẻ và trường thọ.
Nghi lễ rước đèn. |
Lễ mừng thọ của người Dao đỏ là một trong những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc, thể hiện chữ hiếu của con cháu đối với các bậc sinh thành.
langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam)