Đối với người Lự ở Lai Châu, lên nhà mới là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa, đời sống; mong muốn mang đến nhiều may mắn cho gia đình khi về nhà mới.
Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.
"Không gian Tết sắc màu dân tộc" tại Hoàng thành Thăng Long kể về câu chuyện sinh hoạt của đồng bào dân tộc ngày tết với những nghi lễ, phong tục, ẩm thực tạo nên một bức tranh Tết đa sắc màu.
Nghi lễ Chầu văn là một trong những thành tố quan trọng trong “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trước nguy cơ nghi lễ này bị biến tướng, mai một theo thời gian, ngành Văn hóa tỉnh Nam Định đang triển khai nhiều phương án để bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của nghi lễ.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II diễn ra tại Thái Nguyên, ngày 7 và 8/10/2022, tại Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam ở thành phố Thái Nguyên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc Dao. 14 đoàn thuộc 14 tỉnh có đông đồng bào Dao sinh sống đã tham gia tham gia biểu diễn, trình diễn ba nội dung gồm: Trình diễn trang phục dân tộc; liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trích đoạn nghi lễ truyền thống của dân tộc Dao.
Ngày 24/10, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp cùng Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ đã tổ chức phục dựng Lễ cúng giọt nước tại "giọt nước làng Krêl" - là hệ thống nước tự chảy tại làng Krêl (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao luôn được tỉnh miền núi Tuyên Quang chú trọng thực hiện. Với gần 100.000 người Dao cư trú trên địa bàn, Tuyên Quang là địa phương duy nhất của cả nước quy tụ đầy đủ 9 ngành Dao, gồm: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Coóc Mùn, Dao Quần Chẹt, Dao Ô Gang (có nơi gọi là Lồ Gang), Dao Coóc Ngáng, Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài. Đồng bào dân tộc Dao ở Tuyên Quang có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc.
Then được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Then được hát trong hầu hết các nghi lễ với nhiều đường Then khác nhau tùy thuộc vào mục đích của lễ cúng, nhưng đều là gửi lời cầu khấn đến nhà Trời. Ở xã Xuân Giang (huyện Quang Bình, Hà Giang) cộng đồng người Tày trắng năm nào cũng tổ chức Pang then và nghi lễ này rất được coi trọng.
Ngày 26/3/2017, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội) đã phục dựng lễ kết nghĩa anh em của dân tộc Ê-đê ở Đắk Lắk và Tà Ôi ở Thừa Thiên - Huế. Đây là một nghi lễ truyền thống, phản ánh đậm nét cuộc sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Ê-đê và Tà Ôi.
Cùng với các dân tộc thiểu số khác trong tỉnh, người dân tộc Sán Chỉ ở Bảo Lạc (Cao Bằng) có rất nhiều nghi lễ quan trọng, một trong số đó là nghi lễ cưới hỏi. Đám cưới của người Sán Chỉ thường diễn ra vào dịp đầu năm mới, khi những triền đồi, nẻo đường dẫn vào thôn, bản mơn mởn lộc xuân.
Theo truyền thống của người Dao đỏ, khi bố mẹ ở độ tuổi 49 trở lên, con cái sẽ làm lễ mừng thọ cho bố mẹ nhằm thể hiện tấm lòng hiếu thảo, sự kính trọng và cầu cho ông bà, bố mẹ khỏe mạnh, thêm nhiều thời gian ở bên con cháu.
Lễ cưới là một trong những nghi lễ quan trọng trong hệ thống các nghi lễ vòng đời của người Mạ. Nghi lễ thường được tổ chức ở nhà gái và trải qua nhiều nghi thức, mang đậm những nét văn hóa đặc trưng của người Mạ.
Lễ hội quế Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2016 diễn ra ngày 7-8/10. Đây là lần thứ hai Lễ hội quế Văn Yên được tổ chức, là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước và quốc tế giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm quế; thu hút các nhà đầu tư chế biến sản phẩm quế tinh ở Văn Yên, tăng thu nhập cho người dân vùng quế. Hơn 10.000 người và trên 100 doanh nghiệp đã tham gia Lễ hội quế Văn Yên 2016
Trong đời sống sinh hoạt văn hóa người Tày, Nùng ở Cao Bằng thường tổ chức một số nghi lễ mang tính tâm linh gắn với chu kỳ vòng đời. Để thực hiện các nghi thức này, người Tày, Nùng mời những người hành nghề Bụt, Then, Dàng, Mo, Tào… đến nhà hành lễ.
Các nhà nghiên cứu văn hóa Mường định nghĩa về mo như thế này: “Mo là một nghi lễ tín ngưỡng, được tổ chức trong đám ma của người Mường, hình thành với vai trò sáng tạo và diễn xướng của ông mo, để tiễn đưa linh hồn người chết về mường ma, theo quan niệm tín ngưỡng người Mường”.
Cứ vào dịp đầu xuân, đồng bào Tày ở huyện Định Hoá (Thái Nguyên) lại tưng bừng tổ chức hội thi cấy lúa. Đây là một trong những nghi lễ phản ánh rõ nét nhất lễ tiết nông nghiệp của cư dân trồng lúa nước.
Lễ đón dâu của đồng bào Giáy gồm nhiều nghi lễ, được bảo tồn qua các thế hệ. Đoàn đi đón dâu phải có đủ các thành phần: Đội thổi Pí lè (bốn người), hai người già, chú rể, phù rể, hai cô gái, một cậu em dắt ngựa cho chị dâu và một đoàn người gồng gánh lễ vật.