Mâm lễ trong lễ Cầu mưa |
Từ sáng sớm, bà con đã chuẩn bị lễ vật cúng theo truyền thống như xô nước, tượng trưng cho nguồn nước, mó nước chảy từ trong núi ra; Gáo múc nước (dùng để múc nước té lên trời cầu mưa); Gậy tre (Lấy gậy chọc lên trời để đánh thức ma nước dậy).
Thày mo tiến hành nghi thức cúng trước mâm lễ với 1 chiếc quạt |
3 mâm lễ vật không thể thiếu cũng được chuẩn bị (mâm bản mệnh của thầy mo; mâm chủ lễ của đồng bào Mường và mâm đất trời để dâng lên đất trời, thần linh). Trong mỗi mâm cúng gồm: Gà trống 1 con được luộc chín; Các món ăn chế biến từ thịt lợn (thịt hấp, chả bưởi, thịt xiên nướng, lòng dồi...); Ép xôi; Một chai rượu; Oản hương; Hoa quả; Tiền vàng; Trầu cau; Vòng bạc; Vải thổ cẩm…Đầu tiên thầy mo Đinh Công Chửng gọi thần đất (thổ công) dậy và gọi thần gió, thần mưa... về để kêu than tình hình hạn hán do thiếu mưa và cầu mong các thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, nước đầy sông đầy đồng, gia súc gia cầm sinh sôi, thóc lúa đầy kho…
Nghi thức vẩy nước cầu mưa |
Sau khi cầu khấn, tế lễ xong và được sự đồng ý của thần linh, thầy mo múc nước té lên trời. Tiếp theo, thày mo, đồng bào lấy gậy chọc lên trời, tượng trưng cho việc đánh thức ma nước, cùng nhau đánh trống chiêng và hô to:“Trời đã cho nước rồi, cho mưa rồi, bà con gọi nhau dậy đi ra đồng ra nương để làm đất, cày cấy làm mùa màng...”.
Nổi chiêng mừng đón mưa về |
Theo vinaculto.vn