Nghề đòi hỏi sự cần cù
Khi đoàn khách du lịch quốc tế tới tham quan và trải nghiệm cách làm giấy bản, cô gái Nông Thị Diễn (xóm Dìa Trên, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) vẫn đều tay seo giấy. Bên ngoài cửa nhà, những vỏ cây dưỡng (tiếng Nùng gọi là cây mạy sla), nguyên liệu để làm giấy bản vẫn chất thành đống, đợi tới lượt chế biến.
Khi đoàn khách du lịch quốc tế tới tham quan và trải nghiệm cách làm giấy bản, cô gái Nông Thị Diễn (xóm Dìa Trên, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) vẫn đều tay seo giấy. Bên ngoài cửa nhà, những vỏ cây dưỡng (tiếng Nùng gọi là cây mạy sla), nguyên liệu để làm giấy bản vẫn chất thành đống, đợi tới lượt chế biến.
Vỏ cây dưỡng được tách sạch sau đó phơi khô. |
Theo lời giới thiệu của Nông Thị Diễn, seo giấy là công đoạn phức tạp nhất, khó nhất trong quá trình làm giấy bản. Trước khi đến công đoạn này, phải bắt đầu từ việc tước vỏ cây dưỡng. Vỏ tươi mang về sẽ tiếp tục tước bỏ phần đen bên ngoài, giữ lại phần vỏ trắng rồi phơi khô, ủ vào thùng nước vôi để tẩy màu nguyên liệu và làm mềm vỏ.
Vất vả nhất là khi đưa vỏ cây vào chảo nấu lên, ngâm một ngày để sạch nước vôi rồi mới mang đòn hay chày gỗ ra đập nát để đưa vào máy xay. “So với trước kia phải giã bằng tay thì giờ máy đỡ sức người một phần”, Nông Thị Diễn cho biết. Bột sau khi nghiền được hòa với nước trong máng gỗ thành một loại dung dịch màu vàng. Lúc đó mới bắt đầu seo giấy.
Tay cầm hai đầu tấm mành nứa được căng trên khuôn gỗ, gọi là liềm seo giấy, người làm chao đi chao lại trong bể bột giấy để lớp bột dính trên mành của liềm seo. Khi đã thấy đủ độ dày dặn, một thanh nứa mảnh sẽ rọc tờ giấy, tùy theo kích thước muốn làm, thông thường thì có hai khổ là 18 x 18 cm hoặc 20 x 30 cm. Sau đó, tháo phần khuôn gỗ, úp ngược mành để lớp giấy phía dưới được xếp chồng chính xác lên lớp giấy trước.
Vất vả nhất là khi đưa vỏ cây vào chảo nấu lên, ngâm một ngày để sạch nước vôi rồi mới mang đòn hay chày gỗ ra đập nát để đưa vào máy xay. “So với trước kia phải giã bằng tay thì giờ máy đỡ sức người một phần”, Nông Thị Diễn cho biết. Bột sau khi nghiền được hòa với nước trong máng gỗ thành một loại dung dịch màu vàng. Lúc đó mới bắt đầu seo giấy.
Tay cầm hai đầu tấm mành nứa được căng trên khuôn gỗ, gọi là liềm seo giấy, người làm chao đi chao lại trong bể bột giấy để lớp bột dính trên mành của liềm seo. Khi đã thấy đủ độ dày dặn, một thanh nứa mảnh sẽ rọc tờ giấy, tùy theo kích thước muốn làm, thông thường thì có hai khổ là 18 x 18 cm hoặc 20 x 30 cm. Sau đó, tháo phần khuôn gỗ, úp ngược mành để lớp giấy phía dưới được xếp chồng chính xác lên lớp giấy trước.
Giấy bản được phơi lên tường nhà. |
Giấy bản sau khi thành hình được mang lên dán trên những bức tường gỗ trong ngôi nhà truyền thống của người Nùng. Nếu trời nắng hoặc có gió hanh thì chỉ một tiếng là khô, còn trời nồm thì có khi để tới 3 ngày mới được thu dọn, bó giấy lại thành từng cuộn để sẵn ở nhà. Vào mùa vụ, nhà nào làm giấy cũng thấy những bức tường được trang trí bằng giấy bản rất vui mắt.
Nghề làm giấy bản của người Nùng không có công thức riêng trong từng gia đình, thường thì thế hệ cha ông trao truyền cho con cháu giữ nghề bằng cách cầm tay chỉ việc. Bà Nông Thị Phương (người xóm Dìa Trên) cho biết, nghề làm giấy bản chủ yếu do phụ nữ làm, có thể bởi đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ, cũng có thể do tranh thủ lúc nông nhàn. Nhà nào làm nhiều, bán được giá cao thì có thể thu được chừng 18 triệu/năm, còn trung bình mỗi hộ làm giấy bản thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/năm, giúp gia đình sắm thêm được nông cụ hay đỡ đần con cái học hành. Như gia đình bà thì 2 - 3 tháng mới làm một mẻ giấy, cũng coi như thêm thu nhập cải thiện đời sống.
Gắn bó với đời sống thường nhật
Giấy bản của người Nùng ở Dìa Trên được người dân trong vùng ưa chuộng, bởi đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhòe khi viết, vẽ, ít bị mối mọt, hoặc dòn gẫy, ẩm nát. Xưa kia, các gia đình, dòng họ trong vùng đều dùng giấy bản để lưu giữ các tài liệu như ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian, gia phả dòng họ… Người Tày, người Nùng còn sử dụng trong các nghi lễ truyền thống như lễ tết, ma chay, cưới hỏi của đồng bào dân tộc trong vùng. Không chỉ là sản phẩm của làng nghề, đó cũng là một cách lưu giữ truyền thống tốt đẹp của cha ông.
Tách vỏ cây dưỡng. |
Dù thị trường tiêu thụ của giấy bản thủ công cũng không rộng mở, nhưng đã là nghề truyền thống, nhiều hộ dân trong làng vẫn duy trì. Anh Vương Văn Tiến, người xã Quốc Dân cho biết, ngày nay, nhiều người biết tới các tính năng của giấy bản đã chọn mua để gói bọc các loại bánh, xôi, bỏng ngô, thóc… hoặc lau chùi đồ đạc rất tốt. Ngoài đặc tính dai xốp, sản phẩm này cũng đảm bảo sự sạch sẽ bởi hoàn toàn từ các thành phần tự nhiên, không dùng hóa chất hay thuốc tẩy rửa độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường.
Giấy bản của người Nùng. |
Điều đặc biệt, từ khi tỉnh Cao Bằng triển khai dự án “Tăng cường sinh kế cho người dân tộc thiểu số thông qua du lịch cộng đồng tại tỉnh Cao Bằng”, rất nhiều làng nghề truyền thống trong huyện Quảng Uyên trở thành điểm tham quan của du khách, như làng nghề làm ngói máng, nghề đan lát, nghề làm hương, nhuộm vải chàm, rèn nông cụ... Trong đó có cả làng nghề giấy bản Dìa Trên. Những sản phẩm của bà con giờ đã không chỉ bán ở chợ phiên mà còn theo chân du khách tới nhiều thành phố, thậm chí nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo langvietonline.vn
TTXVN