Ngày 5/4, UBND huyện Quảng Uyên (tỉnh Cao Bằng) tổ chức lễ công bố nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội Thanh Minh.
Cách đây gần 20 năm, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) đã đưa ra Nghị quyết “ba nhiều” (trồng nhiều cây, nuôi nhiều con và làm nhiều nghề) nhằm thực hiện thành công công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Không sặc sỡ, rực rỡ với nhiều sắc màu, họa tiết như trang phục của các dân tộc khác, người Nùng An, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng lại có bộ trang phục hết sức giản dị, chân phương. Một trong những nét độc đáo nhất trong thiết kế bộ trang phục của dân tộc Nùng mà ít dân tộc nào có được, đó là chiếc mũ của trẻ em.
Bên cạnh những nghề truyền thống như: rèn, làm hương, ngói máng… nghề đan lát mây tre ở xã Đoài Khôn, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) nổi tiếng từ rất lâu đời. Từ cây tre, bà con người Nùng An tạo nên những sản phẩm đan lát đặc sắc, tinh tế và bền chắc, phục vụ nhu cầu làm nông cụ cho bà con nông dân trong vùng.
Từ giáp Tết tới qua tiết Thanh minh là người Nùng ở xóm Dìa Trên (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) bước vào mùa cao điểm bán giấy bản. Người ở nhà làm có khi không đủ để bán tại các phiên chợ trong vùng hay gửi ra cả thành phố.
Cao Bằng có nhiều nghề truyền thống độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như: rèn, dệt thổ cẩm, hương, ngói máng... Trong đó, xóm Lũng Ỏ, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) được nhiều người biết đến bởi nghề làm giấy bản (tiếng Nùng là chỉa sla).
Với người dân tộc Nùng ở huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) chiếc nón lá là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Dù không còn phát triển như xưa, nhưng nghề làm nón lá của người dân tộc Nùng nơi đây vẫn còn tồn tại và được giữ gìn.
Dọc quốc lộ 3, cách thành phố Cao Bằng khoảng 30 km, là làng nghề rèn Phúc Sen ở đất Quảng Uyên. Bên những lò than đỏ lửa, tiếng đe tiếng búa, tiếng mài kim loại vang vọng vào núi đá. Người thợ rèn dân tộc Nùng đã tạo nên những sản phẩm bền nức tiếng.