Đầm ấm Tết cổ truyền Vào Năm mới 2018 của đồng bào Khmer Nam Bộ

Đầm ấm Tết cổ truyền Vào Năm mới 2018 của đồng bào Khmer Nam Bộ
Vào Năm mới là một trong 3 lễ hội chính trong năm của đồng bào Khmer Nam bộ. Hòa chung không khí đón Tết vui tươi đầm ấm của đồng bào, trong những ngày Tết Chôl Chnăm Thmây 2018, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cấp, các ngành ở các địa phương có đông người Khmer sinh sống đã tổ chức nhiều đoàn đến thăm, chúc Tết chư tăng và đồng bào ở các điểm chùa Khmer, thăm tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo dân tộc Khmer; tổ chức nhiều hoạt động họp mặt, văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí…
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tặng quà cho hộ nghèo ở xã Long Đức (Trà Vinh). Ảnh: Thanh Hoà
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tặng quà cho hộ nghèo ở xã Long Đức (Trà Vinh). Ảnh: Thanh Hoà
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tặng quà cho hộ nghèo ở xã Long Đức (Trà Vinh). Ảnh: Thanh Hoà

Trong những ngày Vào Năm mới, đồng bào Khmer ở các phum, sóc Nam Bộ trang hoàng chùa chiền, nhà cửa, chuẩn bị thực phẩm, lễ vật đón chư thiên với các lễ phẩm như: Bai-sây, Sla-tho, nhang đèn, hoa thơm, bánh trái...
Một hộ gia đình người Khmer ở ấp Cái Đuốc Lớn (Ngọc Chúc, Giồng Riềng, Kiên Giang) gói bánh tét đón năm mới Chôl Chnăm Thmây 2018. Ảnh: Danh Lợi
Một hộ gia đình người Khmer ở ấp Cái Đuốc Lớn (Ngọc Chúc, Giồng Riềng, Kiên Giang) gói bánh tét đón năm mới Chôl Chnăm Thmây 2018. Ảnh: Danh Lợi

Trong dịp Tết cổ truyền, những người đi làm ăn, lập nghiệp xa nhà đều tranh thủ về quê, đoàn viên cùng gia đình, thăm hỏi lẫn nhau, góp phần xua tan những vất vả, lo toan của năm cũ, tiếp thêm nghị lực và sức mạnh để bước vào một năm mới với nhiều dự định, kế hoạch, ước vọng mới…
Nghi thức đón chư thiên mừng năm mới tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu
Nghi thức đón chư thiên mừng năm mới tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu
Nghi thức đón chư thiên mừng năm mới tại chùa Svay Xiêm Chas, Huyện Trà Cú (Trà Vinh). Ảnh: Yến Thanh
Nghi thức đón chư thiên mừng năm mới tại chùa Svay Xiêm Chas, Huyện Trà Cú (Trà Vinh). Ảnh: Yến Thanh
Hoạt cảnh sân khấu hóa nghi thức đón chư thiên tại chùa Bâng Tol Sa, Huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Ảnh: Trung Hiếu
Hoạt cảnh sân khấu hóa nghi thức đón chư thiên tại chùa Bâng Tol Sa, Huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Ảnh: Trung Hiếu

Lễ Vào Năm mới của đồng bào Khmer Nam Bộ thường diễn ra trong ba ngày. Ngày thứ nhất là ngày Maha Songkran, bà con tổ chức rước đại lịch cùng những lời chào mừng và điềm báo kiết, hung trong năm mới, diễu hành 3 vòng quanh ngôi chánh điện.
Lễ cầu siêu dịp Chôl Chnăm Thmây năm 2018 của đồng bào phật tử Khmer Nam Bộ. Ảnh: Sơn Hên
Lễ cầu siêu dịp Chôl Chnăm Thmây năm 2018 của đồng bào phật tử Khmer Nam Bộ. Ảnh: Sơn Hên
Lễ cầu siêu dịp Chôl Chnăm Thmây năm 2018 của đồng bào phật tử Khmer tại chùa Cái Đuốc Lớn (Ngọc Chúc, Giồng Riềng, Kiên Giang). Ảnh: Danh Lợi
Lễ cầu siêu dịp Chôl Chnăm Thmây năm 2018 của đồng bào phật tử Khmer tại chùa Cái Đuốc Lớn (Ngọc Chúc, Giồng Riềng, Kiên Giang). Ảnh: Danh Lợi
Nghi thức xuất gia dịp Chôl Chnăm Thmây năm 2018 của đồng bào phật tử Khmer tại tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Sơn Hên
Nghi thức xuất gia dịp Chôl Chnăm Thmây năm 2018 của đồng bào phật tử Khmer tại tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Sơn Hên
Đắp núi cát - nghi thức quan trọng trong Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam bộ với sở nguyện cầu bình an, giải hạn, cầu siêu cho vong linh những người đã khuất... Ảnh: An Hiếu - Sơn Hên
Đắp núi cát - nghi thức quan trọng trong Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam bộ với sở nguyện cầu bình an, giải hạn, cầu siêu cho vong linh những người đã khuất... Ảnh: An Hiếu - Sơn Hên
Đắp núi cát - nghi thức quan trọng trong Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam bộ với sở nguyện cầu bình an, giải hạn, cầu siêu cho vong linh những người đã khuất... Ảnh: An Hiếu - Sơn Hên
Đắp núi cát - nghi thức quan trọng trong Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam bộ với sở nguyện cầu bình an, giải hạn, cầu siêu cho vong linh những người đã khuất... Ảnh: An Hiếu - Sơn Hên
Đắp núi cát - nghi thức quan trọng trong Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam bộ với sở nguyện cầu bình an, giải hạn, cầu siêu cho vong linh những người đã khuất... Ảnh: An Hiếu - Sơn Hên

Sau đó, các vị sư cùng phật tử vào chánh điện làm lễ tụng kinh chúc mừng năm mới. Ở các gia đình Khmer, trong thời khắc giao thừa (9 giờ 12 phút, ngày 14/4/2018), các thành viên trong gia đình tề tựu ở nơi đặt lễ vật đón chư thiên, cùng dâng hương, thắp nến, nguyện cầu cho một năm mới an vui, phát đạt.
Lễ đặt bát hội với sự tham của hơn 150 vị sư và hàng ngàn phật tử Khmer tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh)
Lễ đặt bát hội với sự tham của hơn 150 vị sư và hàng ngàn phật tử Khmer tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh)
Lễ đặt bát hội với sự tham của hơn 150 vị sư và hàng ngàn phật tử Khmer tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh)
Lễ đặt bát hội với sự tham của hơn 150 vị sư và hàng ngàn phật tử Khmer tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh)
Chư tăng chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh) tụng kinh hồi hướng phước báo, độ thực từ vật thực do Phật tử cúng dường. Ảnh: An Hiếu
Chư tăng chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh) tụng kinh hồi hướng phước báo, độ thực từ vật thực do Phật tử cúng dường. Ảnh: An Hiếu
Chư tăng chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh) tụng kinh hồi hướng phước báo, độ thực từ vật thực do Phật tử cúng dường. Ảnh: An Hiếu

Ngày thứ hai là ngày Wanabot, người Khmer chuẩn bị vật thực mang lên chùa, dâng lên các vị sư vào buổi sáng sớm và trưa. Đến chiều, bà con rủ nhau đi đắp núi cát trong khuôn viên các ngôi chùa, đắp thành các ngọn núi nhỏ theo tám hướng, một núi ở trung tâm tượng trưng cho vũ trụ.
Chư tôn giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chư tôn đức tăng Phật giáo Nam Tông Khmer thực hiện nghi thức tắm Phật tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu
Chư tôn giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chư tôn đức tăng Phật giáo Nam Tông Khmer thực hiện nghi thức tắm Phật tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu
Chư tôn giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chư tôn đức tăng Phật giáo Nam Tông Khmer thực hiện nghi thức tắm Phật tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu
Chư tôn giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chư tôn đức tăng Phật giáo Nam Tông Khmer thực hiện nghi thức tắm Phật tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu
Chư tôn giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chư tôn đức tăng Phật giáo Nam Tông Khmer thực hiện nghi thức tắm Phật tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu
Bà con Phật tử dân tộc Khmer thực hiện nghi thức tắm phật. Ảnh: An Hiếu
Bà con Phật tử dân tộc Khmer thực hiện nghi thức tắm phật. Ảnh: An Hiếu
Bà con Phật tử dân tộc Khmer thực hiện nghi thức tắm phật. Ảnh: An Hiếu
Bà con Phật tử dân tộc Khmer thực hiện nghi thức tắm phật. Ảnh: An Hiếu
Các Phật tử dân tộc Khmer thực hiện nghi thức tắm tăng tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu
Các Phật tử dân tộc Khmer thực hiện nghi thức tắm tăng tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu
Các Phật tử dân tộc Khmer thực hiện nghi thức tắm tăng tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu
Các Phật tử dân tộc Khmer thực hiện nghi thức tắm tăng tại chùa Chantarăngsây (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu

Người Khmer tin rằng, trong một năm, người ta không thể tránh khỏi những trắc trở, bệnh tật, hoạn nạn,... Bởi vậy, họ đắp núi cát với ước vọng cầu mưa thuận gió hòa, cầu phúc cho bản thân và các thành viên trong gia đình; cầu siêu hồi hướng phước báo đến vong linh những người quá vãng…
Đồng bào dân tộc Khmer cùng nhau té nước để cầu một năm mới an lành, hạnh phúc. Ảnh: An Hiếu
Đồng bào dân tộc Khmer cùng nhau té nước để cầu một năm mới an lành, hạnh phúc. Ảnh: An Hiếu
Đồng bào dân tộc Khmer cùng nhau té nước để cầu một năm mới an lành, hạnh phúc. Ảnh: An Hiếu
Đồng bào dân tộc Khmer cùng nhau té nước để cầu một năm mới an lành, hạnh phúc. Ảnh: An Hiếu
Một tiết mục văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây 2018 tại Chùa Dơi, tỉnh Sóc Trăng . Ảnh: Sơn Hên
Một tiết mục văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây 2018 tại Chùa Dơi, tỉnh Sóc Trăng . Ảnh: Sơn Hên
Đồng bào người Khmer tham gia trò các trò chơi dân gian trong dịp Chôl Chnăm Thmây 2018. Ảnh: Sơn Hên, Danh Lợi
Đồng bào người Khmer tham gia trò các trò chơi dân gian trong dịp Chôl Chnăm Thmây 2018. Ảnh: Sơn Hên, Danh Lợi
Đồng bào người Khmer tham gia trò các trò chơi dân gian trong dịp Chôl Chnăm Thmây 2018. Ảnh: Sơn Hên, Danh Lợi

Ngày thứ 3 là ngày ​Lơng Săk. Trong ngày cuối của Tết cổ truyền Khmer, các vị sư cùng phật tử tụng kinh hoàn mãn lễ đắp núi cát, tiến hành nghi thức tắm phật, tắm tăng...

Sau đó, tùy theo truyền thống, tập tục của của từng gia đình và từng vùng, bà con cùng vui chơi, giải trí với các bài hát, vũ điệu truyền thống, tham gia trò chơi dân gian...
Danh Lợi
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm