
Đồng bào Chăm Bà ni vui đón Tết cổ truyền Ramưwan
Theo phong tục truyền thống, từ ngày 26-28/2, đồng bào Chăm theo Hồi giáo Bà ni ở tỉnh Bình Thuận háo hức, vui mừng đón Ramưwan - Tết cổ truyền truyền thống lâu đời của người Chăm Bà ni.
Theo phong tục truyền thống, từ ngày 26-28/2, đồng bào Chăm theo Hồi giáo Bà ni ở tỉnh Bình Thuận háo hức, vui mừng đón Ramưwan - Tết cổ truyền truyền thống lâu đời của người Chăm Bà ni.
Trong không khí ấm áp đầu Xuân năm mới, sáng 6/2 (mùng 9 tháng Giêng), Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài có công với đất nước.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đến tỉnh Vĩnh Long, bên cạnh việc tham quan ở những điểm, khu du lịch, du khách đã được trải nghiệm nhiều hoạt động đón Tết phong phú, đa dạng. Du khách vừa du Xuân vừa vui đón ngày Tết cổ truyền đậm đà bản sắc, phong vị quê hương của người dân miền Tây Nam Bộ.
Bánh tét và mứt là món ăn ngon, không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân miền Tây. Mùi thơm lừng của mứt, của đòn bánh tét nóng hổi như nhắc nhở mọi người về một cái Tết đoàn viên, gia đình cùng thưởng thức món ngon mà ông bà đã lưu truyền qua nhiều đời. Ngày nay, xã hội phát triển, nhiều loại bánh, mứt được sản xuất công nghiệp với mẫu mã đa dạng, nhưng với nhiều gia đình, mứt Tết được làm thủ công vẫn có một hương vị riêng.
Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền dân tộc, dịp quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của người Việt. Trong những ngày Tết, các gia đình cùng nhau sum họp quây quần bên nhau, ôn lại những gì đã qua trong năm cũ và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, ngoài nhiệm vụ giữ vững bình yên biên giới, những người lính Biên phòng còn lan tỏa nghĩa tình, mang niềm vui Tết cổ truyền đến với đồng bào vùng biên. Với mục tiêu "không để ai bị bỏ lại phía sau", chương trình "Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản" đã trở thành một trong những điểm sáng trong công tác chăm lo đời sống người dân vùng biên giới và là cầu nối yêu thương, gắn kết nghĩa tình quân dân.
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền Xuân Ất Tỵ 2025, trong hai ngày 21 và 22/1, Đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã có chuyến thăm, làm việc và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.
Chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, sáng 18/1, tại The Cliff Resort & Residencses (thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) đã tổ chức Lễ hội bánh chưng lần thứ 12 năm 2025 dành cho khách du lịch đang lưu trú và nghỉ dưỡng tại thành phố Phan Thiết.
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.
Mừng Tết cổ truyền của đồng bào Khmer năm 2024, từ ngày 6 -13/4, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh đã tổ chức nhiều đoàn đi thăm, chúc Tết, trao quà tặng các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, các gia đình chính sách, cán bộ hưu trí người Khmer tiêu biểu trên địa bàn.
Chiều 7/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang phối hợp Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia tổ chức trao tặng 500 phần quà cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tại huyện Tri Tôn, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024.
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer diễn ra từ ngày 13-16/4 (nhằm ngày mùng 5 - 8/3 âm lịch).
Từ lâu, gói bánh tét vào dịp Tết đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người dân Hậu Giang. Đây không chỉ là món ăn đậm phong vị Tết Cổ truyền mà còn lưu giữ nét đẹp đoàn viên được trao truyền qua nhiều thế hệ.
Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, bằng sự chủ động, linh hoạt, cùng tinh thần trách nhiệm cao, cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh sự quan tâm, chăm lo để các gia đình chính sách, hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn đón Tết cổ truyền ấm áp.
Để đồng bào Chăm theo Hồi giáo Bàni và Hồi giáo Islam trong tỉnh đón Tết cổ truyền Ramưvan vui tươi, an toàn và tiết kiệm, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành có liên quan, chính quyền các huyện, thành phố có đồng bào theo đạo sinh sống quan tâm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đồng bào Chăm theo đạo hưởng một mùa Tết thật sự ấm cúng, theo đúng phong tục truyền thống.