Anh Hoàng Văn Tuân, cán bộ văn hóa UBND xã Quang Trung (Hòa An) - là người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này cho biết: Hiện nay, người Mông ở Quang Trung vẫn duy trì lễ “thay áo mới” cho trống. Nói cách khác là thay tấm da bò bịt ở hai đầu trống đã sử dụng lâu năm nên bị mục và thủng, vì vậy, mỗi lần thay da trên mặt trống gọi là “thay áo” cho thần trống.
Trong khi hầu hết các dân tộc đều có thể sử dụng trống trong các nghi lễ tâm linh hoặc dùng trong các dịp vui chơi lễ hội…, nhưng đối với người Mông ở đây, từ “trống” gợi sự đau thương mất mát, tiễn đưa linh hồn người chết về với tổ tiên nên tiếng “trống” trở thành điều kiêng kị, chỉ có đám tang, làm ma khô mới được dùng. Họ quan niệm, tiếng trống cất lên cùng với lời khấn thầy cúng và tiếng khèn trong đám ma giúp linh hồn của người chết được cởi bỏ tất cả những duyên nợ, khổ ải trên đời.
Theo chân anh Tuân, chúng tôi đến gặp ông Hoàng Văn Súa, 65 tuổi, xóm Đông Sằng, xã Quang Trung - là trưởng họ Hoàng người Mông ở đây, rất am hiểu về phong tục tập quán dân tộc mình, chính ông vừa đứng ra tổ chức lễ “thay áo” trống cho dòng họ. Theo ông Súa, để tổ chức lễ thay áo cho thần trống thì dòng họ và anh em thân thích ở các xóm xung quanh tập trung lại bàn bạc để phân công nhiệm vụ cụ thể: người cõng trống; người mang nước uống, mang gạo, nồi, 1 con gà, 1 tấm da bò, 1 cây khèn, 3 cây trúc; vác dây rừng để đập mặt trống...
Lễ “thay áo” cho thần trống phải tiến hành ở những nơi xa xôi hẻo lánh, cách xa dân cư, không có người qua lại nên thường chọn trên các đỉnh núi. Với quan niệm coi trống như vị thần thiêng liêng nên cần người cõng trống, chỉ khi đi đến địa điểm làm lễ mới cho phép đặt trống xuống đất.
Trước khi làm lễ, trưởng họ mang rượu và thắp hương xin thần thổ địa, chín thần sông, chín thần núi không về quẫy nhiễu, phù hộ cho đoàn thực hiện mọi việc suôn sẻ. Lúc này, những người giúp việc đi chặt 2 cây to về làm mặt bằng, đặt 1 tấm ván phẳng lên buộc chặt vào thân cây, buộc chặt trống với tấm ván. Trong lúc thắp hương, trưởng họ sẽ khấn: Trống ơi! Hôm nay được ngày lành tháng tốt, chúng tôi đưa ông đến đây để thay quần áo mới, xin ông phù hộ độ trì cho dòng họ sớm hoàn thành công việc, không ai bị dây vướng chân, vướng tay, không bị người chỉ tay, không bị ma quỷ quấy nhiễu, phù hộ cho mọi người, mọi nhà, ai cũng mạnh khỏe…
Khi trưởng dòng họ khấn xong, những người giúp việc tháo miếng da bò bịt trên mặt trống đã hỏng ra để thay miếng da mới. Tấm da bò mới được cắt cẩn thận để bịt vào hai đầu thân trống. Một số người sẽ chẻ trúc làm thành nhiều vòng cuốn cả tấm da bò vào thân trống rồi đóng xuống làm cho mặt trống căng. Sau khi trống đã được thay tấm da bò mới, họ dùng dây rừng gọi là dây cầu vồng thay nhau đập lên mặt trống cho đến khi lông bò trên miếng da trụi hết. Tấm da bò được chọn để làm mặt trống phải là bò đực già, không đen trắng lẫn lộn, chỉ một màu, khi đập lên mặt trống, loại dây này không chỉ làm cho da bò mặt trống giãn mỏng ra mà còn vừa có độ bền vừa có nước màu đỏ nhuộm thấm vào da bò để tăng thêm độ mịn, độ dẻo trên mặt trống, tạo cho tiếng trống có thể vang vọng xa hơn. Sau khi hoàn thành, mọi người không quên gắn lên thân trống 2 đồng tiền xu có 9 cánh gọi là đồng tiền lộc phù hộ cho mọi gia đình.
Khi thay “áo mới” cho thần trống hoàn tất, chiếc trống được treo lên và buộc vào gốc cây to, trưởng họ sẽ bắt con gà trống về để làm lễ và khấn: Ông Trống ơi! Hôm nay chúng tôi đưa ông lên đây đã mặc xong quần áo mới, quần áo đẹp như vàng như bạc, mặc áo mới rồi phù hộ cho anh em làng xóm, dòng họ, mọi người mọi nhà luôn may mắn. Bây giờ lấy con gà trống này về quét, quét đẹp, quét đến đâu tốt đến đấy, phải phù hộ cho mọi gia đình, không phản đến những người đã đến giúp mặc áo cho ông, phù hộ độ trì cho mọi người đi đến nơi về đến chốn... Làm lễ quét trống xong, trưởng họ cầm ly rượu mang đi nhờ thầy khèn thổi bài khèn cho thần trống. Khi thầy khèn đang thổi thì mọi người mang thức ăn để cúng thần thổ địa, thần sông, thần núi phù hộ cho mọi người đều gặp may mắn. Một điều đặc biệt, sau khi “thay áo” mới cho trống xong phải mang đi làm ma khô ngay (tục làm ma khô của dân tộc Mông: Sau khi chôn cất người chết được 13 ngày sẽ có thể làm ma khô, tuy nhiên, tùy theo điều kiện kinh tế từng gia đình mà tổ chức, có gia đình tổ chức ngay nhưng cũng có gia đình để một vài tháng hoặc cả năm. Những người tham gia lễ tang ma tươi lúc đầu sẽ tiếp tục chủ trì đám ma khô này. Thời gian tổ chức diễn ra 1 ngày 1 đêm). Khi làm thủ tục trao trống cho người khác mang về làm ma khô thì những người đã tham gia “thay áo” mới cho trống tuyệt đối không được động vào trống và cũng không được giúp mang trống về.
Người Mông luôn tin rằng, sau khi làm lễ “thay áo” cho thần trống, thần trống sẽ phù hộ cho mọi người, mọi nhà, phù hộ gia súc, gia cầm phát triển, vạn vật đều may mắn, tốt đẹp, người người, nhà nhà hạnh phúc, ấm no.
Trong khi hầu hết các dân tộc đều có thể sử dụng trống trong các nghi lễ tâm linh hoặc dùng trong các dịp vui chơi lễ hội…, nhưng đối với người Mông ở đây, từ “trống” gợi sự đau thương mất mát, tiễn đưa linh hồn người chết về với tổ tiên nên tiếng “trống” trở thành điều kiêng kị, chỉ có đám tang, làm ma khô mới được dùng. Họ quan niệm, tiếng trống cất lên cùng với lời khấn thầy cúng và tiếng khèn trong đám ma giúp linh hồn của người chết được cởi bỏ tất cả những duyên nợ, khổ ải trên đời.
Theo chân anh Tuân, chúng tôi đến gặp ông Hoàng Văn Súa, 65 tuổi, xóm Đông Sằng, xã Quang Trung - là trưởng họ Hoàng người Mông ở đây, rất am hiểu về phong tục tập quán dân tộc mình, chính ông vừa đứng ra tổ chức lễ “thay áo” trống cho dòng họ. Theo ông Súa, để tổ chức lễ thay áo cho thần trống thì dòng họ và anh em thân thích ở các xóm xung quanh tập trung lại bàn bạc để phân công nhiệm vụ cụ thể: người cõng trống; người mang nước uống, mang gạo, nồi, 1 con gà, 1 tấm da bò, 1 cây khèn, 3 cây trúc; vác dây rừng để đập mặt trống...
Lễ “thay áo” cho thần trống phải tiến hành ở những nơi xa xôi hẻo lánh, cách xa dân cư, không có người qua lại nên thường chọn trên các đỉnh núi. Với quan niệm coi trống như vị thần thiêng liêng nên cần người cõng trống, chỉ khi đi đến địa điểm làm lễ mới cho phép đặt trống xuống đất.
Ông Hoàng Văn Súa (ngoài cùng bên trái), trưởng họ Hoàng người Mông, xóm Đông Sằng, xã Quang Trung (Hòa An) chủ trì làm lễ “thay áo” cho trống. |
Trước khi làm lễ, trưởng họ mang rượu và thắp hương xin thần thổ địa, chín thần sông, chín thần núi không về quẫy nhiễu, phù hộ cho đoàn thực hiện mọi việc suôn sẻ. Lúc này, những người giúp việc đi chặt 2 cây to về làm mặt bằng, đặt 1 tấm ván phẳng lên buộc chặt vào thân cây, buộc chặt trống với tấm ván. Trong lúc thắp hương, trưởng họ sẽ khấn: Trống ơi! Hôm nay được ngày lành tháng tốt, chúng tôi đưa ông đến đây để thay quần áo mới, xin ông phù hộ độ trì cho dòng họ sớm hoàn thành công việc, không ai bị dây vướng chân, vướng tay, không bị người chỉ tay, không bị ma quỷ quấy nhiễu, phù hộ cho mọi người, mọi nhà, ai cũng mạnh khỏe…
Khi trưởng dòng họ khấn xong, những người giúp việc tháo miếng da bò bịt trên mặt trống đã hỏng ra để thay miếng da mới. Tấm da bò mới được cắt cẩn thận để bịt vào hai đầu thân trống. Một số người sẽ chẻ trúc làm thành nhiều vòng cuốn cả tấm da bò vào thân trống rồi đóng xuống làm cho mặt trống căng. Sau khi trống đã được thay tấm da bò mới, họ dùng dây rừng gọi là dây cầu vồng thay nhau đập lên mặt trống cho đến khi lông bò trên miếng da trụi hết. Tấm da bò được chọn để làm mặt trống phải là bò đực già, không đen trắng lẫn lộn, chỉ một màu, khi đập lên mặt trống, loại dây này không chỉ làm cho da bò mặt trống giãn mỏng ra mà còn vừa có độ bền vừa có nước màu đỏ nhuộm thấm vào da bò để tăng thêm độ mịn, độ dẻo trên mặt trống, tạo cho tiếng trống có thể vang vọng xa hơn. Sau khi hoàn thành, mọi người không quên gắn lên thân trống 2 đồng tiền xu có 9 cánh gọi là đồng tiền lộc phù hộ cho mọi gia đình.
Khi thay “áo mới” cho thần trống hoàn tất, chiếc trống được treo lên và buộc vào gốc cây to, trưởng họ sẽ bắt con gà trống về để làm lễ và khấn: Ông Trống ơi! Hôm nay chúng tôi đưa ông lên đây đã mặc xong quần áo mới, quần áo đẹp như vàng như bạc, mặc áo mới rồi phù hộ cho anh em làng xóm, dòng họ, mọi người mọi nhà luôn may mắn. Bây giờ lấy con gà trống này về quét, quét đẹp, quét đến đâu tốt đến đấy, phải phù hộ cho mọi gia đình, không phản đến những người đã đến giúp mặc áo cho ông, phù hộ độ trì cho mọi người đi đến nơi về đến chốn... Làm lễ quét trống xong, trưởng họ cầm ly rượu mang đi nhờ thầy khèn thổi bài khèn cho thần trống. Khi thầy khèn đang thổi thì mọi người mang thức ăn để cúng thần thổ địa, thần sông, thần núi phù hộ cho mọi người đều gặp may mắn. Một điều đặc biệt, sau khi “thay áo” mới cho trống xong phải mang đi làm ma khô ngay (tục làm ma khô của dân tộc Mông: Sau khi chôn cất người chết được 13 ngày sẽ có thể làm ma khô, tuy nhiên, tùy theo điều kiện kinh tế từng gia đình mà tổ chức, có gia đình tổ chức ngay nhưng cũng có gia đình để một vài tháng hoặc cả năm. Những người tham gia lễ tang ma tươi lúc đầu sẽ tiếp tục chủ trì đám ma khô này. Thời gian tổ chức diễn ra 1 ngày 1 đêm). Khi làm thủ tục trao trống cho người khác mang về làm ma khô thì những người đã tham gia “thay áo” mới cho trống tuyệt đối không được động vào trống và cũng không được giúp mang trống về.
Người Mông luôn tin rằng, sau khi làm lễ “thay áo” cho thần trống, thần trống sẽ phù hộ cho mọi người, mọi nhà, phù hộ gia súc, gia cầm phát triển, vạn vật đều may mắn, tốt đẹp, người người, nhà nhà hạnh phúc, ấm no.
Thúy Hằng (Theo baocaobang.vn)