Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp cùng ngành Văn hóa triển khai nhiều chương trình, giải pháp với các hoạt động đa dạng, phong phú, mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn và lan tỏa.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Thực tế, xuất phát từ nhiều điều kiện liên quan đặc thù quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng, không phải làng nghề hay nghề truyền thống nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Song du lịch làng nghề vẫn một trong những nhóm sản phẩm du lịch quan trọng, làm nên giá trị đặc sắc cho điểm đến. Hiện nay, phát triển du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống ở nhiều địa phương đang có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay từ cộng đồng người dân làng nghề, các cấp, ngành chức năng, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm làng nghề cũng như các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

Đua ghe Ngo là một trong những nội dung hấp dẫn của lễ hội Oóc Om Bóc, một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sen Đôn-ta. Ảnh: An Hiếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer Sóc Trăng, chiếc ghe Ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Ðua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày nay đã trở thành một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một hoạt động văn hóa chung của cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống…

Các đại biểu tham quan không gian trưng bày chuyên đề “Đặc trưng Di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam" . Ảnh: Văn Tý - TTXVN

Khai mạc Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam"

Ngày 23/11, tại thành phố Vinh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Khai mạc Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam". Đây là sự kiện nhằm chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bình Phước: Phát huy vai trò già làng, người có uy tín trong giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa

Bình Phước: Phát huy vai trò già làng, người có uy tín trong giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa

Với 34 dân tộc anh em sống, trong đó đồng bào dân tộc chiếm 40% dân số toàn huyện, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Bù Đăng (Bình Phước) luôn quan tâm đến công tác dân tộc, đặc biệt là phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số về tuyên truyền, vận động giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa...

Quang cảnh buổi phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào dân tộc S’tiêng. Ảnh: K GỬIH -TTXVN

Bình Phước bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói chung, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (S’tiêng, M’nông, Khmer) nói riêng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, góp phần tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, đột phá trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và nhân dân; đồng thời huy động các cấp, ngành và toàn xã hội thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

Giới thiệu về nghề đan lát của các đồng bào dân tộc thiểu số huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa). Ảnh: TTXVN phát

Thanh niên miền núi Khánh Vĩnh tôn vinh văn hóa truyền thống địa phương

Thanh niên huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đang nỗ lực hết mình trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống địa phương thông qua thúc đẩy khởi nghiệp kinh doanh, quảng bá sản phẩm nông nghiệp địa phương, những hoạt động tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.

Trang phục của người Xê Đăng trong các hoạt động lễ hội và múa cồng chiêng. Ảnh: Đoàn Hữu Trung - TTXVN

Khôi phục trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau hơn một năm sưu tầm, phục hồi, phục dựng trang phục, trang sức, dựa trên cơ sở đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn, nghệ nhân, già làng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã ra mắt bộ trang phục truyền thống của đồng bào 3 dân tộc chính trên địa bàn gồm: Ca Dong, Xê Đăng và M’nông. Đây là một trong những nỗ lực của địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, góp phần phát triển du lịch cộng đồng.

Tây Ninh: Giữ lửa truyền thống cách mạng ​

Tây Ninh: Giữ lửa truyền thống cách mạng ​

Tối 23/2, tại Khu di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen (phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh), Đảng bộ thị xã Hòa Thành (Tây Ninh) phối hợp với Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, tổ chức họp mặt truyền thống động Kim Quang (lần thứ 39). Đây là dịp để người dân Tây Ninh ôn lại truyền thống lịch sử cách mạng vẻ vang và tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

Nghệ thuật biểu diễn truyền thống - Dư địa tiềm năng cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghệ thuật biểu diễn truyền thống - Dư địa tiềm năng cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Từ khi Hà Nội tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, nghệ thuật biểu diễn truyền thống không đơn thuần là loại hình văn hóa phục vụ đời sống tinh thần người dân mà nó đang được nhìn nhận dưới góc độ là một ngành công nghiệp, có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô. Dù đang trên bước đường định hình và phát triển là ngành công nghiệp văn hóa nhưng loại hình nghệ thuật biểu diễn đã hé mở nhiều kỳ vọng để có thể khai thác và phát huy tốt dư địa này.

Du khách tham quan, trải nghiệm thắng cảnh tại chùa Som Rong (Sóc Trăng). Ảnh: An Hiếu

Sóc Trăng phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch

Nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, Sóc Trăng hội tụ nét giao thoa văn hóa đặc sắc của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa với nhiều lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa dân gian và các sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút du khách trong và ngoài nước. Sóc Trăng ngày càng có nhiều điểm đến nổi bật được đông đảo du khách biết đến, ngoài 8 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 41 di tích cấp tỉnh, Sóc Trăng còn có 8 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia và thế giới.
Trang phục của người Dao Đỏ tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Quang Đán - TTXVN

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Dao đỏ

Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, phụ nữ Dao đỏ đã tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục, không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào. Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao đỏ ở các tỉnh như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bản đồ các món ăn truyền thống dịp Giáng sinh trên thế giới

Bản đồ các món ăn truyền thống dịp Giáng sinh trên thế giới

Khách du lịch đến các nước trên thế giới dịp Giáng sinh có thể sẽ không tìm được những món ăn yêu thích do các quốc gia khác nhau lại có những món ăn truyền thống đặc trưng riêng cho dịp lễ này. Nhằm giúp khách du lịch hiểu và tra cứu tốt hơn về những món ăn đặc trưng các dịp lễ Giáng sinh của nhiều nước, trang web chuyên về ẩm thực "Chef's Pencil" đã tạo ra một bản đồ ẩm thực mùa Giáng sinh thể hiện những món ăn phổ biến nhất trong dịp lễ này trên toàn thế giới.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người

Nhằm góp phần thực hiện chính sách phát triển bình đẳng các tộc người, phát triển quan hệ tốt đẹp của các tộc người với quốc gia - dân tộc, chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, ngày 1/12, tại Hà Nội, Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị Dân tộc học Quốc gia năm 2022 với chủ đề “Văn hóa tộc người trong xây dựng cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam hiện nay”.
Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần “ Đại đoàn kết toàn dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2022”, sáng ngày 19/11, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nôi), Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam hiện nay".
 Phụ nữ dân tộc thiểu số Lào Cai gìn giữ nét văn hóa truyền thống

Phụ nữ dân tộc thiểu số Lào Cai gìn giữ nét văn hóa truyền thống

Với bản sắc văn hóa độc đáo, nhiều nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Lào Cai đã và đang tiếp tục được bảo tồn, phát huy dưới bàn tay khéo léo, tảo tần cùng tư duy đổi mới của những người phụ nữ. Dù ở địa phương vùng thấp hay vùng cao và ở lứa tuổi nào, những phụ nữ này đều đóng góp không nhỏ trong việc quảng bá các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc, giúp nâng cao thu nhập cho gia đình, cộng đồng từ chính các sản phẩm truyền thống.
Thuốc lá điện tử độc hại không kém gì thuốc lá truyền thống. Nguồn: suckhoedoisong.vn

Khói của thuốc lá làm nóng chứa hóa chất độc hại giống khói thuốc lá truyền thống

Các sản phẩm thuốc lá làm nóng (HTP) đã trở nên phổ biến, được coi như một giải pháp “không khói” thay thế thuốc lá điếu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã được thẩm định do các nhà khoa học Đại học Nottingham (Anh) tiến hành lại cho rằng khí thải từ HTP cũng có thể xem là “khói thuốc”.
Gìn giữ nét đẹp truyền thống của đồng bào Thái tại Sơn La

Gìn giữ nét đẹp truyền thống của đồng bào Thái tại Sơn La

Tháng 4/1993, gần 70 hộ đồng bào Thái trắng di dân tái định cư thủy điện Hòa Bình từ xã Tường Tiến, huyện Phù Yên về hai bản Phiêng Tiến và Phiêng Hạ, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu (Sơn La). Sau gần 30 năm tại nơi ở mới, người dân đã hòa nhập tốt, luôn đoàn kết với nhân dân các dân tộc sở tại, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, đời sống vật chất tinh thần ngày càng nâng cao.
Tết Việt truyền thống thích ứng với tình hình mới

Tết Việt truyền thống thích ứng với tình hình mới

Từ lâu nay, mọi người thường coi trọng việc giữ gìn văn hóa truyền thống Tết nguyên đán, để con cháu cùng hướng về nguồn cội, để hiểu hơn về phong tục tập quán của cha ông và hơn cả, để nét đẹp đó sống mãi trong đời sống tinh thần người dân. Trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, việc tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống Tết Nguyên đán không thể rộng mở như trước mà hướng tới đa dạng các hình thức tổ chức để nhiều người tiếp cận thuận lợi với các hoạt động đó.
Nghệ nhân ưu tú A Brol Vẽ (làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) thổi khèn – một trong 14 nhạc cụ truyền thống của người Giẻ Triêng. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Kon Tum: Cần bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật truyền thống

Tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc cùng chung sống; trong đó, có 7 dân tộc thiểu số tại chỗ là Xơ Đăng, Bahnar, Giẻ Triêng, Jrai, Hrê, Rơ Măm và Brâu. Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”, mỗi dân tộc tại Kon Tum đều có những nét văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc riêng, với đầy đủ các loại hình. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loại hình hát dân ca, nhạc cụ truyền thống các dân tộc đang dần bị mai một. Điều này đặt ra bài toán cần phải có phương án bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình nghệ thuật này.
76 năm Quốc khánh: Vùng “đất lửa” Quảng Trị với khát vọng vươn lên

76 năm Quốc khánh: Vùng “đất lửa” Quảng Trị với khát vọng vươn lên

Hơn 70 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, vùng “đất lửa” Quảng Trị một thời bị chiến tranh tàn phá đến hoang tàn giờ đang vươn mình mạnh mẽ, khẳng định sức sống mới từ sự phát huy truyền thống cách mạng anh hùng.
Khách hàng bị cuốn hút bởi những sản phẩm dệt lụa truyền thống Vạn Phúc. Ảnh: Đinh Thuận - TTXVN

Hài hòa quan hệ giữa sản xuất và bảo tồn tại các làng nghề Hà Nội

Với 1.350 làng nghề, trong đó có tới 308 làng nghề truyền thống, Hà Nội tự hào về số lượng làng nghề và nghệ nhân đông nhất cả nước. Bên cạnh những đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, các nghề truyền thống được nhìn nhận là một di sản văn hóa. Do vậy, dù đối mặt khó khăn trong đại dịch COVID-19 song việc cân bằng giữa sản xuất và bảo tồn giá trị truyền thống luôn được các làng nghề đặt ra.
Niềm vui của người dân khi bắt được nhiều cá bởi theo quan niệm, ai bắt được nhiều cá và cá to thì sẽ làm ăn may mắn trong suốt cả năm. Ảnh: Hoàng Ngà – TTXVN

Độc đáo lễ hội đánh cá Đồng Hoa

Đến hẹn lại lên, sáng 14/6, tại khu vực đầm Vực (thôn Nam Viên, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) diễn ra lễ hội đánh bắt cá Đồng Hoa. Đây là 1 trong 3 lễ hội đánh cá truyền thống ở Việt Nam còn lưu giữ được đến ngày nay. Lễ hội thu hút sự tham gia của hàng nghìn người dân trong và ngoài tỉnh Hà Tĩnh.
Thanh Hóa hỗ trợ, khôi phục làng nghề truyền thống

Thanh Hóa hỗ trợ, khôi phục làng nghề truyền thống

Tỉnh Thanh Hóa có 36 nghề với 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với có 75 làng nghề, làng có nghề truyền thống đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận làng nghề; trong đó, có 2 nhóm làng nghề hoạt động tốt gồm nhóm làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và nhóm làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Hiện, nhiều làng nghề truyền thống gặp khó hoặc đứng trước nguy cơ mai một bởi các sản phẩm không còn đất sống trước sự cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp hiện đại khác trên thị trường.
75 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Sức mạnh truyền thống - kiến tạo giá trị tương lai

75 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Sức mạnh truyền thống - kiến tạo giá trị tương lai

Tối 26/11, tại Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu I, Bảo tàng Hải quân Hải Phòng, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ… tổ chức khai mạc trưng bày trải nghiệm, tái hiện lịch sử “Sức mạnh truyền thống - kiến tạo giá trị tương lai” với sự tham gia của đại diện các cơ quan, đơn vị, trường học và đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Sáng mãi truyền thống vẻ vang của Mặt trận 779- Quân khu 7

Sáng mãi truyền thống vẻ vang của Mặt trận 779- Quân khu 7

Sáng 20/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban liên lạc truyền thống Cựu chiến binh Mặt trận 779 - Quân khu 7 tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 40 năm thành lập Mặt trận 779 - Quân khu 7 (7/1/1979-7/1/2019), ôn lại truyền thống vẻ vang của cán bộ, chiến sỹ Mặt trận 779 của những năm tháng chiến đấu thực hiện nghĩa vụ quốc tế và tri ân các liệt sỹ đã hy sinh trong suốt gần 10 năm giúp nước bạn Campuchia.