Những phong tục truyền thống độc đáo
Lễ cầu mưa, theo tiếng Chăm gọi là Quai Yang Plâyq achan, là một nghi thức lễ độc đáo, quan trọng của đồng bào Chăm H’roi tỉnh Bình Định. Khi trời hạn hán kéo dài, nắng nóng, không có nước để tưới lúa, tưới cây, đồng bào sẽ làm lễ cầu mưa. Đồng bào có thể làm lễ riêng ở trên rẫy của mình theo từng hộ gia đình hoặc cả làng làm chung một lễ, dân làng cùng nhau chuẩn bị và đóng góp lễ vật để cúng.
Lễ cầu mưa, theo tiếng Chăm gọi là Quai Yang Plâyq achan, là một nghi thức lễ độc đáo, quan trọng của đồng bào Chăm H’roi tỉnh Bình Định. Khi trời hạn hán kéo dài, nắng nóng, không có nước để tưới lúa, tưới cây, đồng bào sẽ làm lễ cầu mưa. Đồng bào có thể làm lễ riêng ở trên rẫy của mình theo từng hộ gia đình hoặc cả làng làm chung một lễ, dân làng cùng nhau chuẩn bị và đóng góp lễ vật để cúng.
Thầy cúng (Oi quai) vừa hành lễ vừa vãi gạo để mời các vị thần Mây, thần Sấm, thần Chớp và thần Gió. |
Lễ hội cầu mưa thường được tổ chức vào ngày 16 - 20/2 (Âm lịch) hàng năm, già làng là người chỉ đạo mọi việc trong lễ hội, từ việc chọn ngày làm lễ đến việc họp người dân trong làng cùng nhau đóng góp đồ lễ. Tùy vào điều kiện của mỗi làng hay tình hình hạn hán kéo dài mà có thể lễ vật cúng là trâu hoặc heo, nhưng trên đài tế luôn luôn phải có đầy đủ một đôi gà trống, hai ché rượu, một vòng sáp ong, một chén gạo và trầu cau... để dâng lên các vị thần ban sức khoẻ (PoTang PôYa), thần mưa (PôNai), thần thuỷ lợi (PôYang).
Chủ lễ đăng đàn làm lễ, dưới đài cúng là các già làng khác giúp việc. Sau khi khấn xong, già làng sẽ tung đồng xu xin keo lên, nếu đồng xu xin keo có hai mặt âm dương khác nhau là Yàng và các vị thần đã đồng ý. Ảnh: Thanh Hà |
Việc tiến hành nghi lễ cúng cầu mưa được tổ chức tại trung tâm của làng. Tất cả người dân trong làng phải có mặt, đại diện cho mỗi gia đình đến chạm tay và khấn trước món đồ cúng, người Chăm H’roi quan niệm phải làm như vậy thì mới được thần biết đó là người của làng nên thần sẽ phù hộ cho.
Chị La Thị Huyền Giang (Làng Hiệp Hội, thị trấn Vân Canh, tỉnh Bình Định) cho biết: “Đàn cúng, cây nêu được đồng bào Chăm làm từ cây tre và gỗ được trang trí với hai màu chủ đạo là màu đen, đỏ là hai màu đặc trưng của đồng bào Chăm H'roi, xung quanh là những sợi chỉ treo những hình thù độc đáo, mô phỏng lại những hình tượng, dụng cụ thường xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của dân tộc Chăm nơi đây. Sau khi đất nước giành độc lập, cây nêu của đồng bào dân tộc Chăm H'roi có thêm lá cờ Tổ quốc thể hiện lòng biết ơn với Đảng, với Bác Hồ. Có Người cuộc sống của người Chăm H'roi mới được như ngày hôm nay”.
Nơi gắn kết cộng đồng
Trong nghi thức cúng của người Chăm H’roi, dân làng sẽ chọn một người có uy tín mặc trang phục truyền thống của dân tộc tượng trưng cho người của Yàng (còn gọi là Oi quai) cử xuống nghe lời khấn nguyện và nhận lễ vật của dân làng. Thầy cúng phải do dân làng chọn ra từ các già làng, thường là 3 - 5 người (hay 7 - 9 người), lễ vật cũng vậy đều phải là số lẻ vì người Chăm H’roi quan niệm đồ lễ là số lẻ, thần cho một phần nữa là đủ. Trong lễ cúng người Chăm H’roi cầu chỉ vừa đủ không bao giờ xin nhiều vì họ sợ lòng tham sẽ làm thần nổi giận không cho nữa.
Chị La Thị Huyền Giang (Làng Hiệp Hội, thị trấn Vân Canh, tỉnh Bình Định) cho biết: “Đàn cúng, cây nêu được đồng bào Chăm làm từ cây tre và gỗ được trang trí với hai màu chủ đạo là màu đen, đỏ là hai màu đặc trưng của đồng bào Chăm H'roi, xung quanh là những sợi chỉ treo những hình thù độc đáo, mô phỏng lại những hình tượng, dụng cụ thường xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của dân tộc Chăm nơi đây. Sau khi đất nước giành độc lập, cây nêu của đồng bào dân tộc Chăm H'roi có thêm lá cờ Tổ quốc thể hiện lòng biết ơn với Đảng, với Bác Hồ. Có Người cuộc sống của người Chăm H'roi mới được như ngày hôm nay”.
Nơi gắn kết cộng đồng
Trong nghi thức cúng của người Chăm H’roi, dân làng sẽ chọn một người có uy tín mặc trang phục truyền thống của dân tộc tượng trưng cho người của Yàng (còn gọi là Oi quai) cử xuống nghe lời khấn nguyện và nhận lễ vật của dân làng. Thầy cúng phải do dân làng chọn ra từ các già làng, thường là 3 - 5 người (hay 7 - 9 người), lễ vật cũng vậy đều phải là số lẻ vì người Chăm H’roi quan niệm đồ lễ là số lẻ, thần cho một phần nữa là đủ. Trong lễ cúng người Chăm H’roi cầu chỉ vừa đủ không bao giờ xin nhiều vì họ sợ lòng tham sẽ làm thần nổi giận không cho nữa.
Gõ trống K’toang, nổi cồng chiêng tạo âm thanh của sấm chớp. Ảnh: Minh Tiến |
Trong buổi lễ thầy cúng khấn: “Yàng ơi! Chỉ có Yàng mới cho người có nước để trồng cây lúa. Ơi Yàng! Yàng hãy mau mưa xuống - mưa hạt nhỏ cây bắp trổ, mưa hạt lớn lúa nẩy cây...”. Khi khấn xong thầy cúng dùng hai đồng tiền xu gieo quẻ, nếu hai đồng xu đều cùng sấp hoặc cùng ngửa tức là Yàng chưa đồng ý, cho đến khi gieo quẻ mà hai đồng tiền một sấp một ngửa thì thần mới đồng ý. Lúc đó Oi quai đứng trên đài sẽ tung gạo, phun mưa ra khắp 4 hướng, thể hiện như trời đã đồng ý ban cho người Chăm H’roi mưa xuống, cây lúa tươi tốt, mùa màng bội thu. Sau đó thấy cúng sẽ hô: “Nào hỡi dân làng hãy nổi cồng chiêng chào đón mưa trời cho!”. - Già làng Lê Văn Ru (Làng Hiệp Hội, thị trấn Vân Canh, tỉnh Bình Định) chia sẻ.
Những người phụ nữ sẽ cầm những bó nan vuốt vào không khí tạo nên âm thanh của gió, đàn ông gõ trống k’toang nổi cồng chiêng lên tạo nên âm thanh của sấm chớp, già làng hô vang kêu gọi dân làng hãy nổi cồng chiêng chào đón những cơn mưa to mà Giàng cho.
Nghi thức truyền thống trong Lễ cầu mưa. |
Nghe tiếng hô của già làng, mọi người cùng hú theo vui vẻ, những thiếu nữ Chăm bắt đầu múa xoang các điệu truyền thống quanh đội cồng chiêng, mở đầu cho phần hội tưng bừng, vui vẻ với mong ước Giàng và các vị thần sẽ che chở, mang lại cho dân làng những cơn mưa, những điều may mắn, tốt đẹp.
Bắt nguồn từ những phong tục cổ của người Chăm H’roi tại Bình Định cho đến nay lễ hội cầu mưa vẫn lưu giữ được những nét độc đáo của những phong tục truyền thống xưa như một phần trong văn hóa tinh thần không thể thiếu của đồng bào Chăm nơi đây. Đây cũng là dịp để đồng bào người Chăm H’roi mọi nơi đổ về hội tụ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong đời sống tín ngưỡng cũng như cuộc sống hàng ngày. Đem lại ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, góp phần làm phong phú cho nền văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.
Theo langvietonline.vn