Hàng năm, khi đến tháng Ramadan (tháng nhịn ăn), người Hồi giáo trên toàn thế giới lại bước vào một khoảng thời gian thiêng liêng, thực hành nhịn ăn, cầu nguyện và tìm kiếm sự thanh tịnh trong tâm hồn.
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Tp. Hồ Chí Minh, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, chiều 29/11, Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với UBND Quận 12 đã tổ chức Lễ bàn giao Nhà tình thương cho hộ gia đình bà Nguyễn Thu Dung Ly An, người Chăm, ngụ tại phường Tân Thới Hiệp, Quận 12.
Sáng 2/10, tại di tích tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng Bình Thuận và Khai mạc Lễ hội Katê năm 2024.
Ngày 28/6, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế thông tin, sau hơn 2 tháng tiến hành thăm dò và khai quật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc, đoàn chuyên gia đến từ Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều phát hiện quan trọng về quy mô, cấu trúc mặt bằng tổng thể di tích Tháp đôi Liễu Cốc; đồng thời cũng đã đưa lên khỏi lòng đất hàng ngàn di vật tiêu biểu, góp phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu, nhận thức về công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm.
Từ ngày 17- 31/5, tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống của người Chăm. Đây là hoạt động nằm trong Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.
Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi và quyết liệt, tối 19/4, Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm tỉnh An Giang lần thứ X năm 2024 đã tổ chức tổng kết, trao giải tại Nhà thi đấu đa năng huyện Châu Thành (An Giang).
Ẩm thực trong lễ hội của người Chăm tỉnh Bình Thuận là một nét văn hóa độc đáo. Nét độc đáo ấy không phải là ở những món ăn cao lương mỹ vị, đắt tiền mà nó mang vẻ bình dị, mộc mạc.
Theo truyền thống, Ramadan là tháng nhịn ăn của người Hồi giáo. Việc nhịn ăn, nhằm bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ những người nghèo đói không đủ ăn, đủ mặc, giúp rèn luyện cho con người sự tiết chế, chống lại những cám dỗ vật chất.
Ngày 1/11, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình tổ chức khai mạc Lớp truyền dạy kỹ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm.
Để cụ thể hóa các giải pháp kích cầu du lịch, đẩy mạnh thu hút du khách những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, tỉnh Ninh Thuận đang tăng cường hợp tác với thành phố Cần Thơ trên lĩnh vực văn hóa - du lịch; qua đó nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, sớm đưa du lịch của tỉnh phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.
Huyện Bắc Bình (Bình Thuận) là nơi hội tụ nhiều nét đặc sắc của văn hóa Chăm miền đồng bằng và ven biển. Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa Chăm nơi đây luôn được cấp ủy và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, chú trọng…
Với niềm kính yêu vô hạn đối với Bác Hồ, họa sĩ người Chăm Chế Kim Trung đã sáng tác nhiều tác phẩm hội họa thể hiện sinh động đề tài “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tạo sức lan tỏa lớn trong xã hội.
Ngày 12/7, tại huyện Ninh Phước, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Dự đại hội có đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cùng 80 đại biểu đại diện các chức sắc thuộc 7 chùa Bàni trên địa bàn tỉnh.
Tối 15/6, Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023 đã diễn ra trang trọng tại Quảng trường 16/4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận năm 2023; đón nhận Bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”, tỉnh Ninh Thuận kết hợp tổ chức Lễ hội trái cây huyện Ninh Sơn lần thứ I diễn ra từ ngày 15 - 17/6 tới đây, nhằm giới thiệu các loại trái cây ngon đặc sản, quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch của địa phương tới du khách trong và ngoài nước.
Bằng tài năng, tâm huyết và tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ, Thạc sĩ, nữ họa sĩ tài hoa người Chăm Chế Kim Trung (sinh năm 1971, tại Ninh Thuận) đã gây ấn tượng đặc biệt trong giới mỹ thuật Việt Nam với hàng loạt tác phẩm hội họa đậm chất sáng tạo, thể hiện sinh động đề tài “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tạo sức lan tỏa lớn trong xã hội.
Chiều 5/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức họp báo công bố thông tin Lễ đón Bằng công nhận của UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023.
Tháp Po Klong Garai được vua Chế Mân xây từ cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 để thờ vị vua Po Klong Garai. Tháp nằm trên ngọn đồi Trầu thuộc phường Đô Vinh, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 9 km về phía Tây. Tháp Po Klong Garai là ngôi đền thiêng, biểu tượng và cũng là niềm tự hào của cộng đồng người Chăm sinh sống tại tỉnh Ninh Thuận. Năm 1979, di tích kiến trúc nghệ thuật này đã được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Sáng 14/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức họp báo, thông tin về một số nội dung liên quan đến việc tỉnh sẽ tổ chức lễ hội Nho - Vang năm 2023; đồng thời đón Bằng công nhận Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) là làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á, hiện vẫn còn giữ phương pháp làm gốm hoàn toàn thủ công với những giá trị văn hóa độc đáo. Bằng cách kết hợp kỹ thuật làm gốm cổ truyền, những nghệ nhân và lớp thợ trẻ người Chăm đang nỗ lực phát triển những dòng gốm mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu tiêu thụ và gắn với du lịch cộng đồng để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Người Chăm có đời sống văn hóa phong phú và đa dạng, trong đó có nghi lễ vòng đời gắn liền với chu kỳ ra đời, trưởng thành và qua đời của một con người.
Với người Chăm, cùng với kèn Saranai và trống Paranưng, trống Ghi-năng là một trong 3 loại nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần. Khi tiếng trống Ghi-năng vang lên, đó là âm hưởng linh thiêng, báo hiệu mùa lễ hội sắp đến, mọi người vui vẻ, phấn khởi, cùng hòa mình vào các lễ hội của cộng đồng.
“Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” của Việt Nam được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp ngày 29/11/2022. Đây là tin vui và đồng thời cũng là động lực để đồng bào Chăm, tỉnh Ninh Thuận triển khai các giải pháp bảo tồn và phát triển nghề gốm tương xứng với sự ghi nhận đó. Phóng viên TTXVN phản ánh nội dung này qua hai bài viết với chủ đề “Bảo tồn và phát triển nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Ninh Thuận”.
Khi di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, chính quyền và cộng đồng người Chăm ở làng gốm Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận hết sức vui mừng và phấn khởi.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, vào hồi 16 giờ 12 phút, ngày 29/11/2022 giờ địa phương (tức 22 giờ 12 phút ngày 29/11/2022 giờ Việt Nam), tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO diễn ra tại Rabat, thủ đô của Vương quốc Ma-rốc, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là một trong 56 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này.
Tỉnh Bình Thuận hiện có 4 di sản văn hóa được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hai trong số đó là di sản văn hóa của đồng bào Chăm. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Chăm luôn được quan tâm đã góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa của tỉnh Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung, thúc đẩy hoạt động du lịch địa phương.
Tối 8/5, tại Công viên thị trấn An Phú (huyện An Phú), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp UBND huyện An Phú tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm tỉnh An Giang lần thứ IX năm 2022 với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm nét văn hóa của đồng bào Chăm An Giang, nơi đầu nguồn sông Hậu.
Nhân tháng Ramadan năm 2022, sáng 27/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ trao tặng quà cho Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo Thành phố; Ban Quản trị cơ sở, các khu vực Hồi giáo trực thuộc; học sinh, sinh viên dân tộc Chăm theo đạo Hồi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố.
Nhân đón mừng Tháng ăn chay Ramadan 2022 Dương lịch - 1443 Hồi lịch, sáng 27/3, tại Thánh đường Hồi giáo Ehsan (xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang), Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang tặng hơn 900 phần quà cho đồng bào dân tộc Chăm có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.