Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Cơ-tu đến từ tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tái hiện nghi thức dựng cây nêu đặc sắc của dân tộc mình...


Lễ cúng bản của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên

Dân tộc Lào là một trong 19 dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên, sinh sống tập trung ở 23 bản thuộc 9 xã của hai huyện Điện Biên và Điện Biên Đông. Tại xã Mường Nhà (huyện Điện Biên), dân tộc Lào sinh sống tập trung tại ba bản Na Khoang, Na Hôm và Trung Tâm.


Cúng Thần rừng - giữ rừng thêm xanh

Tháng 3 Gia Lai - mùa con ong đi lấy mật cũng là thời điểm người Jrai ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai tề tựu về cánh rừng già của hai làng De Chí và O Grang để thực hiện nghi thức cúng Thần rừng. Đây là nghi lễ truyền thống hàng năm của người Jrai tại xã Ia Pếch nhằm tạ ơn Thần rừng đã che chở dân làng và cung cấp nhiều sản vật dưới tán rừng. Qua đó nhằm giáo dục thế hệ trẻ tiếp bước nâng cao ý thức gìn giữ, bảo vệ rừng.


Lễ hội cầu an của đồng bào dân tộc Bahnar

Ngày 26/3, hòa trong không khí những ngày tháng 3 Tây Nguyên, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bahnar đến từ tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện lễ hội cầu an cùng với lễ cúng cồng chiêng đặc sắc của dân tộc mình.


Sắc chàm của người Mông ở Sa Pa

Nghề nhuộm chàm độc đáo của bà con dân tộc Mông ở Sa Pa đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và màu chàm thắm mãi như một biểu tượng của văn hóa nơi đây. Cùng với nghệ thuật nhuộm chàm, người Mông ở Sa Pa cũng khám phá ra những kỹ thuật trang trí đậm sắc mầu văn hóa của dân tộc mình.


Gìn giữ nghề truyền thống làm giấy dó của người Mường

Nghề làm giấy dó của người Mường ở xóm Suối Cỏ, xã Hợp Hòa (nay là xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã có từ lâu đời nay, là nghề cha truyền con nối. Với đam mê nghề truyền thống, những nghệ nhân xóm Suối Cỏ tiếp tục duy trì sản xuất, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc nghề của cha ông để lại.


Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Dao đỏ

Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, phụ nữ Dao đỏ đã tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục, không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào. Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao đỏ ở các tỉnh như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Bảo tồn nét văn hóa độc đáo Dân ca, Dân vũ của đồng bào dân tộc Hà Nhì

Mường Tè là huyện biên giới của tỉnh Lai Châu với 10 dân tộc sinh sống, trong đó có dân tộc Hà Nhì. Dân tộc Hà Nhì chiếm khoảng 20% dân số toàn huyện với nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo được bà con gìn giữ cho tới ngày nay. Trước sự phát triển của hội nhập quốc tế và nguy cơ mai một bản sắc văn hóa dân tộc, huyện Mường Tè đã chọn xã Ka Lăng làm điểm thành lập Câu lạc bộ Dân ca, Dân vũ dân tộc Hà Nhì nhằm bảo tồn nét văn hóa độc đáo của dân tộc thiểu số.


Hòa Bình gìn giữ nét đẹp trang phục truyền thống của đồng bào Mông

Hai xã Hang Kia và Pà Cò thuộc huyện vùng cao Mai Châu (Hòa Bình) được biết đến là địa bàn sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Mông, với nét văn hóa được giữ gìn và phát triển nhiều đời nay. Người dân duy trì nghề truyền thống như: Dệt thủ công, thêu thùa thổ cẩm, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, nghề rèn… Đặc biệt, người Mông luôn ý thức gìn giữ, bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc mình.


Nghệ thuật chế tác khèn Mông ở vùng Cao nguyên đá Hà Giang

Cây khèn là nhạc cụ truyền thống vô cùng độc đáo, quan trọng không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Mông. Tiếng khèn vang lên trong những ngày hội xuân khiến cả núi rừng rạo rực. Nghệ thuật chế tác khèn cũng chở thành nghề truyền thống được người Mông nơi rẻo cao gìn giữ.


Tái hiện nghi thức "Chậm đò ho" của dân tộc Thổ

Trong khuôn khổ ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2023, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) tái hiện lại nghi thức "Chậm đò ho" của dân tộc Thổ tỉnh Thanh Hoá.


Đắk Nông: Ấn tượng Hội xuân Liêng Nung

Tối 31/1, tại Khu làng nghề truyền thống bon N'jriêng, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông diễn ra Lễ khai mạc Hội xuân Liêng Nung 2023. Hội xuân do UBND TP. Gia Nghĩa tổ chức với sự tham gia của đông đảo bà con nhân dân, du khách gần xa.


Mùa xuân tìm hiểu lễ cầu mùa của người Ê đê

Ê đê là một trong 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên. Hòa vào dòng chảy văn hóa đất Việt, người Ê đê đã có nhiều đóng góp, làm phong phú, đa dạng văn hóa vùng miền, trong đó đặc sắc nhất phải kể đến lễ cầu mùa.


Rộn ràng nhịp trống Ghi-năng

Với người Chăm, cùng với kèn Saranai và trống Paranưng, trống Ghi-năng là một trong 3 loại nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần. Khi tiếng trống Ghi-năng vang lên, đó là âm hưởng linh thiêng, báo hiệu mùa lễ hội sắp đến, mọi người vui vẻ, phấn khởi, cùng hòa mình vào các lễ hội của cộng đồng.


Độc đáo Tết cổ truyền của dân tộc Si La ở Can Hồ

Dân tộc Si La là một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam đang sinh sống tại huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu). Tết cổ truyền của đồng bào Si La kéo dài 3 ngày, bắt đầu vào ngày con trâu vào thời điểm kết thúc mùa thu hoạch. Chính vì vậy, tuỳ thuộc từng nơi mùa vụ thu hoạch sớm hay muộn để tổ chức tết, không nhất thiết phải trùng nhau.


Vui hội Pang Phoóng với người Kháng

Sau khi thu hoạch xong vụ mùa, cứ 3 - 4 năm một lần, thường vào các tháng 10, 11, 12 (âm lịch), đồng bào dân tộc Kháng ở bản Nậm Mu, xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) lại tổ chức lễ hội Pang Phoóng. Lễ hội này bắt nguồn từ sự tích xa xưa còn lưu truyền về chuyện tình dang dở giữa một chàng trai và một nàng vượn hóa thân thành cô gái; gửi gắm thông điệp kết nối quá khứ với hiện tại, gắn kết cộng đồng, thể hiện khát vọng bình dị ngàn đời nay về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.


Người bảo tồn văn hóa dân tộc Dao trên cao nguyên Sìn Hồ

Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu có 14 dân tộc cùng sinh sống với nhiều bản sắc văn hóa độc đáo, đặc biệt là văn hóa dân tộc Dao. Trước sự phát triển không ngừng của xã hội, nhiều bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc dần bị mai một và hòa tan với các nền văn hóa khác. Thế nhưng đồng bào dân tộc Dao Sìn Hồ vẫn gìn giữ, bảo tồn được nhiều nét văn hóa đặc trưng nhờ những nghệ nhân.


Lưu giữ nghề làm hương của người Mông ở Lai Châu

Tuy chịu tác động của nền kinh tế thị trường nhưng đồng bào Mông ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu vẫn lưu giữ được nghề làm hương truyền thống. Làm nghề này giúp người dân có thêm thu nhập, tạo nét văn hóa riêng của đồng bào Mông nơi vùng cao biên giới.


Tái hiện lễ Tạ ơn (Pang Phoóng) của dân tộc Kháng

Nằm trong chuỗi các hoạt động Chào Xuân năm mới 2023, tại Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam, đồng bào dân tộc Kháng đến từ tỉnh Điện Biên đã tổ chức tái hiện lễ tạ ơn (Pang Phoóng) đặc sắc của dân tộc mình.