Đặc sắc lễ hội cầu mưa của dân tộc Chăm H’roi

Đặc sắc lễ hội cầu mưa của dân tộc Chăm H’roi
Những phong tục truyền thống độc đáo

Lễ cầu mưa, theo tiếng Chăm gọi là Quai Yang Plâyq achan, là một nghi thức lễ độc đáo, quan trọng của đồng bào Chăm H’roi tỉnh Bình Định. Khi trời hạn hán kéo dài, nắng nóng, không có nước để tưới lúa, tưới cây, đồng bào sẽ làm lễ cầu mưa. Đồng bào có thể làm lễ riêng ở trên rẫy của mình theo từng hộ gia đình hoặc cả làng làm chung một lễ, dân làng cùng nhau chuẩn bị và đóng góp lễ vật để cúng.
 
Thầy cúng (Oi quai) vừa hành lễ vừa vãi gạo để mời các vị thần Mây, thần Sấm, thần Chớp và thần Gió.
Thầy cúng (Oi quai) vừa hành lễ vừa vãi gạo để mời các vị thần Mây, thần Sấm, thần Chớp và thần Gió.

Lễ hội cầu mưa thường được tổ chức vào ngày 16 - 20/2 (Âm lịch) hàng năm, già làng là người chỉ đạo mọi việc trong lễ hội, từ việc chọn ngày làm lễ đến việc họp người dân trong làng cùng nhau đóng góp đồ lễ. Tùy vào điều kiện của mỗi làng hay tình hình hạn hán kéo dài mà có thể lễ vật cúng là trâu hoặc heo, nhưng trên đài tế luôn luôn phải có đầy đủ một đôi gà trống, hai ché rượu, một vòng sáp ong, một chén gạo và trầu cau... để dâng lên các vị thần ban sức khoẻ (PoTang PôYa), thần mưa (PôNai), thần thuỷ lợi (PôYang).

Chủ lễ đăng đàn làm lễ, dưới đài cúng là các già làng khác giúp việc. Sau khi khấn xong, già làng sẽ tung đồng xu xin keo lên, nếu đồng xu xin keo có hai mặt âm dương khác nhau là Yàng và các vị thần đã đồng ý. Ảnh: Thanh Hà
Chủ lễ đăng đàn làm lễ, dưới đài cúng là các già làng khác giúp việc. Sau khi khấn xong, già làng sẽ tung đồng xu xin keo lên, nếu đồng xu xin keo có hai mặt âm dương khác nhau là Yàng và các vị thần đã đồng ý. Ảnh: Thanh Hà
Việc tiến hành nghi lễ cúng cầu mưa được tổ chức tại trung tâm của làng. Tất cả người dân trong làng phải có mặt, đại diện cho mỗi gia đình đến chạm tay và khấn trước món đồ cúng, người Chăm H’roi quan niệm phải làm như vậy thì mới được thần biết đó là người của làng nên thần sẽ phù hộ cho.

Chị La Thị Huyền Giang (Làng Hiệp Hội, thị trấn Vân Canh, tỉnh Bình Định) cho biết: “Đàn cúng, cây nêu được đồng bào Chăm làm từ cây tre và gỗ được trang trí với hai màu chủ đạo là màu đen, đỏ là hai màu đặc trưng của đồng bào Chăm H'roi, xung quanh là những sợi chỉ treo những hình thù độc đáo, mô phỏng lại những hình tượng, dụng cụ thường xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của dân tộc Chăm nơi đây. Sau khi đất nước giành độc lập, cây nêu của đồng bào dân tộc Chăm H'roi có thêm lá cờ Tổ quốc thể hiện lòng biết ơn với Đảng, với Bác Hồ. Có Người cuộc sống của người Chăm H'roi mới được như ngày hôm nay”.

Nơi gắn kết cộng đồng

Trong nghi thức cúng của người Chăm H’roi, dân làng sẽ chọn một người có uy tín mặc trang phục truyền thống của dân tộc tượng trưng cho người của Yàng (còn gọi là Oi quai) cử xuống nghe lời khấn nguyện và nhận lễ vật của dân làng. Thầy cúng phải do dân làng chọn ra từ các già làng, thường là 3 - 5 người (hay 7 - 9 người), lễ vật cũng vậy đều phải là số lẻ vì người Chăm H’roi quan niệm đồ lễ là số lẻ, thần cho một phần nữa là đủ. Trong lễ cúng người Chăm H’roi cầu chỉ vừa đủ không bao giờ xin nhiều vì họ sợ lòng tham sẽ làm thần nổi giận không cho nữa.
Gõ trống K’toang, nổi cồng chiêng tạo âm thanh của sấm chớp. Ảnh: Minh Tiến
Gõ trống K’toang, nổi cồng chiêng tạo âm thanh của sấm chớp. Ảnh: Minh Tiến

Trong buổi lễ thầy cúng khấn: “Yàng ơi! Chỉ có Yàng mới cho người có nước để trồng cây lúa. Ơi Yàng! Yàng hãy mau mưa xuống - mưa hạt nhỏ cây bắp trổ, mưa hạt lớn lúa nẩy cây...”. Khi khấn xong thầy cúng dùng hai đồng tiền xu gieo quẻ, nếu hai đồng xu đều cùng sấp hoặc cùng ngửa tức là Yàng chưa đồng ý, cho đến khi gieo quẻ mà hai đồng tiền một sấp một ngửa thì thần mới đồng ý. Lúc đó Oi quai đứng trên đài sẽ tung gạo, phun mưa ra khắp 4 hướng, thể hiện như trời đã đồng ý ban cho người Chăm H’roi mưa xuống, cây lúa tươi tốt, mùa màng bội thu. Sau đó thấy cúng sẽ hô: “Nào hỡi dân làng hãy nổi cồng chiêng chào đón mưa trời cho!”. - Già làng Lê Văn Ru (Làng Hiệp Hội, thị trấn Vân Canh, tỉnh Bình Định) chia sẻ.

Những người phụ nữ sẽ cầm những bó nan vuốt vào không khí tạo nên âm thanh của gió, đàn ông gõ trống k’toang nổi cồng chiêng lên tạo nên âm thanh của sấm chớp, già làng hô vang kêu gọi dân làng hãy nổi cồng chiêng chào đón những cơn mưa to mà Giàng cho.
Nghi thức truyền thống trong Lễ cầu mưa.
Nghi thức truyền thống trong Lễ cầu mưa.

Nghe tiếng hô của già làng, mọi người cùng hú theo vui vẻ, những thiếu nữ Chăm bắt đầu múa xoang các điệu truyền thống quanh đội cồng chiêng, mở đầu cho phần hội tưng bừng, vui vẻ với mong ước Giàng và các vị thần sẽ che chở, mang lại cho dân làng những cơn mưa, những điều may mắn, tốt đẹp.

Bắt nguồn từ những phong tục cổ của người Chăm H’roi tại Bình Định cho đến nay lễ hội cầu mưa vẫn lưu giữ được những nét độc đáo của những phong tục truyền thống xưa như một phần trong văn hóa tinh thần không thể thiếu của đồng bào Chăm nơi đây. Đây cũng là dịp để đồng bào người Chăm H’roi mọi nơi đổ về hội tụ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong đời sống tín ngưỡng cũng như cuộc sống hàng ngày. Đem lại ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, góp phần làm phong phú cho nền văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.
Theo langvietonline.vn

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Là dân tộc sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của phụ nữ với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng, tạo nên nét độc đáo riêng.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Ẩm thực của người Ê-đê

Ẩm thực của người Ê-đê

Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt.

Đồng bào Chăm Ninh Thuận vui đón lễ hội Katê 2024

Đồng bào Chăm Ninh Thuận vui đón lễ hội Katê 2024

Chiều 1/10, Lễ hội Katê năm 2024 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận đã khai mạc tại sân vận động thôn Hữu Đức (xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước). Đông đảo đồng bào Chăm, người dân và du khách tham dự sự kiện văn hóa truyền thống đặc sắc này.

Giữ gìn nghề đan lát truyền thống của người Khơ Mú ở bản Kéo

Giữ gìn nghề đan lát truyền thống của người Khơ Mú ở bản Kéo

Bản Kéo, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) có 100% là đồng bào dân tộc Khơ Mú, với 90 hộ và hơn 500 nhân khẩu. Hiện nay cả bản còn khá nhiều hộ còn đang giữ nghề đan lát của dân tộc Khơ Mú. Để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, bản Kéo đã thành lập được một câu lạc bộ đan lát truyền thống với hơn 20 thành viên, chủ yếu là người cao tuổi trong bản.

Để tiếng khèn ngân vang trên cao nguyên đá

Để tiếng khèn ngân vang trên cao nguyên đá

Tủa Chùa là huyện vùng cao của tỉnh Điện Biên có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Tiếng khèn từ lâu đã "ngấm sâu" vào máu thịt đồng bào Mông nơi đây. Âm thanh của khèn du dương, tình cảm, mộc mạc như chính cuộc sống của người dân vùng cao nguyên đá. Họ đã truyền dạy cách chế tác để loại nhạc cụ này lưu truyền giá trị văn hóa cho các thế hệ khác.

Độc đáo lễ cúng chiêng mới của đồng bào Jrai

Độc đáo lễ cúng chiêng mới của đồng bào Jrai

Trong văn hóa người Tây Nguyên, cồng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu tại các lễ, hội. Hiện tại các buôn làng ở Gia Lai có những bộ cồng chiêng tuổi đời hàng chục thậm chí hàng trăm năm, ghi dấu biết bao thay đổi của đồng bào nơi đây.

Đỏ lửa giữ nghề rèn của người Mông ở Điện Biên

Đỏ lửa giữ nghề rèn của người Mông ở Điện Biên

Nghề rèn là một trong những nghề truyền thống lâu đời gắn liền với hoạt động sản xuất của người Mông ở Điện Biên. Đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo ra nhiều sản phẩm chủ yếu là các công cụ lao động sản xuất hàng ngày như: dao, rìu, liềm, thuổng, cuốc, xẻng...

Thầy cúng và già làng người Brâu làm lễ cúng Trỉa lúa. Ảnh: Khoa Chương

Lễ cúng Trỉa lúa của người Brâu ở Kon Tum

Brâu là một trong năm dân tộc rất ít người đang sinh sống tại làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum). Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, cộng đồng người Brâu nơi đây đã lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo, trong đó nổi bật là Lễ cúng Trỉa lúa.

Say đắm điệu múa bát của người Tày

Say đắm điệu múa bát của người Tày

Múa bát là điệu múa cổ của người Tày tỉnh Bắc Kạn. Đây là nghệ thuật trình diễn dân gian quan trọng trong dịp Tết, lễ hội truyền thống hằng năm. Múa bát không chỉ mang tính giải trí mà còn cổ vũ, động viên tinh thần đồng bào hăng say lao động, sản xuất.

Đặc sắc đám cưới của đồng bào Giẻ Triêng

Đặc sắc đám cưới của đồng bào Giẻ Triêng

Với mục địch lan tỏa và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Giẻ Triêng đến từ tỉnh Kon Tum đã tổ chức tái hiện phong tục cưới đặc sắc của dân tộc mình.

Những tấm vải thổ cẩm với họa tiết, hoa văn đặc trưng của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Lào ở Điện Biên

Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Na Sang 1 và 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là nơi sinh sống của gần 200 hộ đồng bào dân tộc Lào. Hiện nay, cộng đồng người dân tộc Lào ở Na Sang vẫn còn lưu giữ nghề truyền thống dệt thổ cẩm. Ban đầu, người dân chỉ dệt trang phục cho bản thân, tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thấy nghề dệt không chỉ là bản sắc mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều phụ nữ ở đây đã cùng nhau gìn giữ, phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình.

Nét đẹp trong trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Cống ở Điện Biên

Nét đẹp trong trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Cống ở Điện Biên

Trang phục truyền thống của người Cống ở Điện Biên được xuất phát từ nhu cầu của đời sống thường ngày, thể hiện sự sáng tạo của con người. Không những vậy, bộ trang phục còn ẩn chứa những giá trị văn hóa tinh thần và xã hội, gắn bó với sinh hoạt, nếp sống văn hóa của gia đình, cộng đồng. Cách trang trí, chắp ghép vải tinh tế, độc đáo, đường thêu hoa văn tinh tế, khéo léo đã thể hiện tính thẩm mỹ dân gian, phản ánh giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Cống.

Độc đáo Lễ hội tấc ka coong

Độc đáo Lễ hội tấc ka coong

Ngày 16/5, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, UBND huyện A Lưới tổ chức chương trình tái hiện trích đoạn sân khấu hóa Lễ hội tấc ka coong - cúng thần núi của dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Vẻ đẹp trang phục người Hà Nhì ở đại ngàn Y Tý

Vẻ đẹp trang phục người Hà Nhì ở đại ngàn Y Tý

Nằm ở độ cao 2.000m so với mực nước biển, xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Hà Nhì đen. Người Hà Nhì còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có trang phục truyền thống thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... cũng như phong tục, tập quán, sinh hoạt của cộng đồng, ước vọng về cuộc sống tốt đẹp.

Độc đáo tranh kính của đồng bào Khmer

Độc đáo tranh kính của đồng bào Khmer

Đồng bào dân tộc Khmer xưa nay không chỉ nổi tiếng với những loại hình nghệ thuật như hát Dù Kê, Rô Băm với những công trình kiến trúc mang nét độc đáo theo lối kiến trúc Phật giáo Nam tông mà còn được biết đến với một nghề đặc biệt đó là vẽ tranh trên kính.

Đặc sắc lễ cầu mưa của đồng bào Lô Lô đen

Đặc sắc lễ cầu mưa của đồng bào Lô Lô đen

Chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đen đến từ tỉnh Cao Bằng đã giới thiệu lễ cầu mưa đặc sắc thể hiện tín ngưỡng vạn vật hữu linh của dân tộc mình.

Nghi lễ cúng rừng dưới gốc cây táu mật cổ thụ. Ảnh: Tuấn Anh

Ăn “Tết rừng” với người Mông ở Nà Hẩu

Với người Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) thì “Tết rừng” (còn gọi là lễ cúng Thần rừng) có từ khi tổ tiên của họ di cư đến đây lập bản, lập làng. Theo truyền thống, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch, các bản, làng trong xã Nà Hẩu lại tụ họp về khu "rừng cấm, rừng thiêng” để cùng tổ chức "Tết rừng”. Đây không chỉ là nghi lễ mang ý nghĩa tâm linh cầu phúc mà còn góp phần thiết thực vào việc bảo vệ rừng.

Nghi lễ cầu may của người Sán Chỉ ở Quảng Ninh

Nghi lễ cầu may của người Sán Chỉ ở Quảng Ninh

Người Sán Chỉ (thuộc dân tộc Sán Chay) ở tỉnh Quảng Ninh hiện chiếm khoảng 12% dân số toàn tỉnh, sống tập trung nhiều nhất ở xã Đại Dực (huyện Tiên Yên) và một số xã, như Lục Hồn, Húc Động (huyện Bình Liêu). 

Độc đáo nghi thức rước rể của đồng bào Ê Đê

Độc đáo nghi thức rước rể của đồng bào Ê Đê

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tái hiện nghi thức rước rể độc đáo của dân tộc mình.