Về Lăng Thành ngắm kiến trúc cổ độc đáo của đình Sừng

Nằm ở phía Bắc huyện Yên Thành (Nghệ An), đình Sừng thuộc miền đất cổ làng Quỳ Lăng (xã Lăng Thành) là một kiến trúc cổ có quy mô nghệ thuật trang trí, điêu khắc, chạm trổ vào loại bậc nhất ở Nghệ An. Nằm giữa bốn bề sóng lúa xanh mướt, mênh mông, đình Sừng không chỉ là nơi lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc độc đáo, tinh tế mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng, niềm tự hào của người dân quê lúa Yên Thành nói chung, xã Lăng Thành nói riêng. Về đình Sừng, du khách sẽ được mãn nhãn và thả hồn vào nét cổ kính, thâm nghiêm, bình yên và trầm mặc của đình Sừng.

potal-nghe-an-kien-truc-co-doc-dao-cua-dinh-sung-o-mien-dat-lang-thanh-7805811.jpg
Đình có kiến trúc thời Nguyễn, dài hơn 24m, rộng hơn 11m. Khung sườn làm bằng gỗ lim. Trải qua thời gian và thăng trầm lịch sử, đình vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Theo các tài liệu còn lưu giữ, cuối năm 1583 đình Sừng được xây dựng bằng tranh tre, nứa lá nằm giữa một quần cư trù mật để thờ Thành hoàng làng và phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh, cũng là nơi hội họp của dân làng. Qua 4 lần tu sửa, đến năm 1929 đình được tu lý xây dựng lại như hiện nay. Trải qua thời gian hàng trăm năm với những thăng trầm theo tiến trình lịch sử, đình Sừng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ.

potal-nghe-an-kien-truc-co-doc-dao-cua-dinh-sung-o-mien-dat-lang-thanh-7805807.jpg
Tòa đình có 6 vì liên kết với nhau bởi đường thượng lương và hệ thống giằng cột, xà dọc, xà ngang tạo thành 5 gian rộng, 2 gian phụ ở đầu hồi văn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Đình Sừng có kiến trúc thời Nguyễn, dài hơn 24m, rộng hơn 11m, toàn bộ khung sườn đều làm bằng gỗ lim. Tòa đình có 6 vì liên kết với nhau bởi đường thượng lương và hệ thống giằng cột, xà dọc, xà ngang tạo thành 5 gian rộng và 2 gian phụ ở đầu hồi văn. Nâng đỡ mái đình là hệ thống 24 cột hình trụ tròn bằng gỗ lim, kích thước lớn một người ôm mới xuể, được kê trên những tảng đá xanh vuông vức, có kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc giống nhau. Phía hai gian cuối của đình Sừng có đặt hai tấm bia đá cổ có nội dung ghi chép thời gian khởi dựng, tu sửa, sự đóng góp của dân dân tôn tạo đình. Trong đó tấm bia đá 4 mặt đặt được dựng vào thời Nguyễn, tấm bia đá 2 mặt được dựng vào thời Lê.

potal-nghe-an-kien-truc-co-doc-dao-cua-dinh-sung-o-mien-dat-lang-thanh-7805759.jpg
Tấm bia đá cổ hai mặt ở đình Sừng, được dựng vào thời Lê. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Từ tòa đình đi qua một khoảng trống sẽ đến tòa hậu cung. Theo các cụ cao niên trong xã Lăng Thành cho biết, tòa hậu cung hiện nay được chuyển từ đền Nghè (làng Quỳ Lăng) về dựng năm 1995, đặt lên móng tòa hậu cung xưa. Tòa hậu cung có kiến trúc thời Nguyễn với 4 vì, 3 gian, 2 hồi văn, làm bằng gỗ lim, được chạm khắc tinh tế với các đề tài tứ linh, tứ quý, 3 phía xung quanh xây tường.

Phía Đông cách tòa hậu cung khoảng gần 10m là nhà Miếu thờ thần bản thổ. Nhà miếu có kiến trúc thời Nguyễn, khung sườn làm bằng gỗ lim, xung quanh xây tường, còn giữ được tương đối nguyên vẹn kiến trúc ban đầu.

potal-nghe-an-kien-truc-co-doc-dao-cua-dinh-sung-o-mien-dat-lang-thanh-7805752.jpg
Phía Đông cách tòa hậu cung khoảng 10m là miếu thờ thần bản thổ, có kiến trúc thời Nguyễn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Điều dễ dàng cảm nhận được khi bước chân vào đình Sừng là không gian thật yên bình, khí hậu trong lành, mát mẻ dù ngoài trời nắng nóng. Ngoài yếu tố nhiều cây xanh được bố trí trồng trong khuôn viên đình và ở vị trí hai đầu hồi tòa đình thì mái đình được lợp bởi hai lớp ngói vảy, ngói vuông (ngói âm, dương) đã giúp nhiệt độ trong đình luôn mát mẻ, có nền nhiệt chênh lệch, giảm đi rất nhiều so với nhiệt độ ngoài trời.

potal-nghe-an-kien-truc-co-doc-dao-cua-dinh-sung-o-mien-dat-lang-thanh-7805812.jpg
Nét cổ kính, thâm nghiêm và trầm mặc của đình Sừng. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Điểm nhấn thu hút du khách tìm đến đình Sừng là nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo, tinh tế, tinh xảo trên các bộ phận kiến trúc gỗ của đình. Các mảng chạm trổ đều có thần thái, cách thể hiện độc đáo, toát lên tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự thanh cao, tinh khiết, thuần hậu và tâm hồn hướng thiện, hiếu mỹ, lạc quan. Trên bờ nóc, hai mảng tường bít đốc (bít nóc) là những mảng phù điêu sinh động được đắp bằng vôi vữa trộn với mật mía nổi bật với hình tượng Rồng chầu nguyệt, Phượng hàm thư…được thể hiện mềm mại, tinh tế, uyển chuyển, cân đối và mang nhiều ý nghĩa biểu trưng.

potal-nghe-an-kien-truc-co-doc-dao-cua-dinh-sung-o-mien-dat-lang-thanh-7805796.jpg
Những mảng phù điêu sinh động được đắp bằng vôi vữa và mật mía trộn lẫn, nổi bật với hình tượng Rồng chầu, Phượng múa… Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Cả bốn góc ở hai đầu tòa đình được bẻ góc, uốn cong về phía trước và kê dưới cột trụ là những hình con vật được chạm trổ rất độc đáo, tinh xảo, thanh thoát, rất có hồn. Hệ thống các đường thượng lương, giằng cột, xà dọc, xà ngang, kẻ, hạ được đục, chạm trổ, chạm lỗng rất công phu, tỉ mỉ, tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao. Các đề tài được trang trí, thể hiện trên kiến trúc gỗ đều xoay quanh những mô típ quen thuộc như: “Tứ linh” “Tứ quý”... mang đậm văn hóa Á Đông nhưng được bố trí, sắp xếp rất hài hòa, cân đối, toát lên vẻ đẹp, sự sinh động.

potal-nghe-an-kien-truc-co-doc-dao-cua-dinh-sung-o-mien-dat-lang-thanh-7805765.jpg
Cả 4 góc ở hai đầu tòa đình được bẻ góc, uốn cong về phía trước, kê dưới cột trụ là hình các linh vật được chạm trổ độc đáo, tinh xảo. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Đặc biệt, tại bốn bức chạm trên 4 bức cốn mê ở 4 góc của tòa bái ở đình Sừng nổi bật với nghệ thuật chạm lỗng tỉ mỉ, công phu mang tính nghệ thuật, cách điệu cao với các linh vật Long (rồng), Ly (Kỳ lân), Quy (Rùa), Phụng (Phượng hoàng) được thể hiện vừa mảnh mai, uyển chuyển, mang tính nhân hóa cao, bố trí đăng đối, cân xứng, hài hòa.

potal-nghe-an-kien-truc-co-doc-dao-cua-dinh-sung-o-mien-dat-lang-thanh-7805757.jpg
Bức chạm trên bức cốn mê ở các góc của tòa bái được bố trí đăng đối, cân xứng và chạm khắc tỉ mỉ, có tính điệu nghệ cao. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Trong dòng chảy thời gian đình Sừng trở thành chứng nhân, gắn liền với những dấu mốc lịch sử quan trọng của người dân vùng đất lúa Yên Thành nói chung, xã Lăng Thành nói riêng. Trong những năm 1930 -1931, đình Sừng là địa điểm hội họp bí mật của Chi bộ Đảng Quỳ Lăng (Lăng Thành ngày nay). Từ năm 1932 – 1933, thực dân Pháp đã chiếm lấy đình Sừng làm nơi đóng đồn, giam cầm, tra tấn các cán bộ cách mạng, đảng viên. Tháng 5/1945, đình Sừng là nơi tập trung quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa cướp chính quyền và đình trở thành trụ sở làm việc đầu tiên của Ủy ban lâm thời xã Quỳ Lăng. Các cuộc vận động lớn như tuần lễ vàng, tuần lễ vũ khí, công phiếu quốc gia, công phiếu kháng chiến… được tổ chức, diễn ra tại đình Sừng.

potal-nghe-an-kien-truc-co-doc-dao-cua-dinh-sung-o-mien-dat-lang-thanh-7805739.jpg
Những mảng phù điêu trên nóc đình Sừng mang nhiều ý nghĩa biểu trưng. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
potal-nghe-an-kien-truc-co-doc-dao-cua-dinh-sung-o-mien-dat-lang-thanh-7805756.jpg
Nghệ thuật trang trí, điêu khắc, chạm trổ độc đáo, tinh tế, mang giá trị thẩm mỹ của kiến trúc gỗ trong đình Sừng. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Ông Nguyễn Hồ Sơn, Chủ tịch UBND xã Lăng Thành, huyện Yên Thành cho biết, đình Sừng được công nhận Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 59/QĐ-BVHTT, ngày 29/10/2003 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Trong năm 2024, hệ thống đường giao thông đấu nối từ trung tâm thị trấn Yên Thành đến xã Lăng Thành, từ trung tâm xã đến di tích đình Sừng được mở rộng, dải thảm nhựa sạch sẽ, khang trang càng tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn khách đến với di tích đình Sừng; qua đó đánh thức tiềm năng du lịch văn hóa của địa phương.

Vào những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025, đình Sừng thu hút nhiều người dân trên địa bàn và du khách thập phương đến thăm quan, vãn cảnh.

potal-nghe-an-kien-truc-co-doc-dao-cua-dinh-sung-o-mien-dat-lang-thanh-7805745.jpg
Tòa hậu cung của đình Sừng có kiến trúc thời Nguyễn với 4 vì, 3 gian, 2 hồi văn, làm bằng gỗ lim, được chạm khắc tinh tế với các đề tài tứ linh, tứ quý. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Chị Nguyễn Thị Phương, giáo viên dạy Mỹ thuật đến từ huyện Đông Sơn, Thanh Hóa cho biết: Trong hành trình du xuân ở Nghệ An, gia đình tôi lựa chọn đình Sừng là một điểm đến. Tham quan, tìm hiểu kiến trúc của đình tôi thật sự rất thích thú, ấn tượng trước các mảng khối, hình ảnh, đường nét, kỹ thuật chạm trổ trên kiến trúc gỗ. Hơn nữa, không gian đình Sừng còn cho tôi chất liệu để trở về khung cảnh hội làng xưa.

potal-nghe-an-kien-truc-co-doc-dao-cua-dinh-sung-o-mien-dat-lang-thanh-7805779.jpg
Cuối năm 1583, đình Sừng được dựng bằng tranh tre, nứa lá, là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Chủ tịch UBND xã Lăng Thành Nguyễn Hồ Sơn cho biết thêm, ngày nay, đình Sừng là nơi diễn ra nhiều hoạt động hội họp của các tổ chức, đoàn thể địa phương. Đặc biệt, vào ngày 15/3 (âm lịch) hàng năm, chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn tổ chức Lễ cầu yên tại đình Sừng. Trong Lễ cầu yên, nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, lịch sử vùng đất cổ Quỳ Lăng được tổ chức, như: nghi lễ tế thần, rước kiệu, hát ả đào, ca trù, hát chèo, tuồng, vật cù… thu hút đông đảo người dân địa phương, du khách trong và ngoài tỉnh về dự.

Hải An

Có thể bạn quan tâm

Trong tâm thức của ngư dân, tàu thuyền là ngôi nhà thứ 2 nên dịp Tết đến xuân về, các phương tiện tàu, thuyền đều được trang trí mang không khí ấm áp của mùa xuân. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Về miền biển Ngọc Bích xem ngư dân thực hiện phong tục “nhúng giã” đầu năm

Nghề biển là nghề truyền thống có từ gần 100 năm qua của ngư dân xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Từ trong lao động sản xuất, ngư dân tạo lập nên nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng mang đậm nét đặc trưng của cư dân miền biển như: Phong tục cúng thuyền đêm giao thừa, tín ngưỡng thờ cá ông, lễ cầu ngư..., trong đó tục "nhúng giã" là một nghi thức độc đáo, được thực hiện đầu năm, mang ý nghĩa xuất hành, khai mở cửa biển, cầu mong năm mới với những chuyến vươn khơi gặp may mắn, biển lặng, an yên, thuận lợi và cho nhiều hải sản.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - cố đô của triều Hậu Lê là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Du xuân - về thăm Di tích Lam Kinh

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - cố đô của triều Hậu Lê là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mang kiến trúc triều đình đặc trưng cùng với những trầm tích mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa, Lam Kinh đã trở thành khu di tích mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh thiêng liêng của dân tộc.

Màn múa rồng tại lễ hội Thành Bản Phủ. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Điện Biên - miền đất nhiều lễ hội độc đáo đầu năm mới

Là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc, tỉnh Điện Biên hiện có khoảng 50 lễ hội ở 3 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa và lễ hội ngành nghề. Đây đều là những lễ hội độc đáo mang giá trị văn hóa, lịch sử cần được bảo tồn, lưu giữ và phát triển.

Văn hóa Chăm góp phần phát triển du lịch Bình Thuận

Văn hóa Chăm góp phần phát triển du lịch Bình Thuận

Những năm vừa qua, các di sản văn hóa Chăm đã có đóng góp không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch đến với tỉnh Bình Thuận. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, khai thác di sản văn hóa Chăm trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc sẽ tạo bứt phá cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới...

Tưng bừng Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty

Tưng bừng Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty

Chiều 30/1 (mùng 2 Tết), trên sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) đã diễn ra Lễ hội đua thuyền, thúng truyền thống, mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là sự kiện văn hóa, thể thao truyền thống do UBND thành phố Phan Thiết tổ chức vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, mang đậm nét đặc trưng của người dân vùng biển.

Hương Xuân nơi xứ Dừa

Hương Xuân nơi xứ Dừa

Xuân đã về, Tết đã chạm ngõ mọi nhà, lòng người muôn nơi hân hoan trong niềm vui sướng đón chào năm mới. Tại Bến Tre, trong không khí se lạnh của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, các gia đình vui Xuân đón Tết nhưng không quên hướng về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được trao truyền và tiếp nối tự ngàn đời.

Những ngôi đền thiêng thờ ‘thần rắn’ ở xứ Nghệ

Những ngôi đền thiêng thờ ‘thần rắn’ ở xứ Nghệ

Tục thờ rắn là một tín ngưỡng tự nhiên đã có từ lâu đời trong văn hóa người Việt. Xuất phát từ quá trình lao động, sản xuất và sự khao khát chinh phục, lý giải các hiện tượng tự nhiên, kèm theo đó là mong muốn được bình an, an lành trong cuộc sống. Tại Nghệ An hiện có rất nhiều ngôi đền thiêng đang thờ “thần rắn”, người dân địa phương đã tổ chức các lễ cầu nguyện hàng năm, dâng hiến những vật phẩm, với hy vọng thần linh có thể bảo vệ, giúp họ tránh khỏi mọi tai ương.

Ngày Xuân, xem trò Xuân Phả

Ngày Xuân, xem trò Xuân Phả

“Ăn bánh với giò không bằng xem trò Xuân Phả” - đó là câu nói cửa miệng của người dân xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, quê hương của trò múa Xuân Phả. Với người dân Xuân Trường, từ lâu nay, xem múa hát Xuân Phả đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống - là món ăn tinh thần không thể thiếu của bà con trong những ngày lễ trọng đại, trong dịp Tết đến, Xuân về.

Bảo tồn tranh dân gian làng Sình

Bảo tồn tranh dân gian làng Sình

Với lịch sử hơn 400 năm, tranh dân gian làng Sình, phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa, thành phố Huế không chỉ được đánh giá cao về nghệ thuật tạo hình mà còn gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh, trở thành nét văn hóa độc đáo của vùng đất Cố đô. Để hồi sinh và phát triển dòng tranh dân gian truyền thống độc đáo này, chính quyền địa phương đang tích cực triển khai công tác truyền nghề cũng như quảng bá, gìn giữ nghề gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Hoài niệm Tết xưa qua những hình ảnh đen trắng

Hoài niệm Tết xưa qua những hình ảnh đen trắng

Những ngày Tết không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một năm dài lao động, mà còn là dịp thiêng liêng để đoàn tụ gia đình, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Không khí Tết xưa luôn đậm đà bản sắc dân tộc, mang đến cảm giác yêu thương và sự trân trọng dành cho những tinh thần đẹp đẽ mà cha ông ta đã gìn giữ.

Hội làng mừng Gươl mới của đồng bào Cơ-tu thôn Aró. Ảnh: Khánh Nguyên

Người Cơ-tu vui hội mừng Gươl mới

Với đồng bào Cơ-tu ở thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam), Gươl là không gian sinh hoạt chung, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Để chào mừng công trình trọng đại này, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức lễ mừng Gươl mới, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng.

Lễ sum họp của người M’nông

Lễ sum họp của người M’nông

Cứ từ 3 đến 5 năm, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, khi mùa màng thu hoạch xong, đồng bào M’nông ở tỉnh Đắk Nông lại tổ chức lễ sum họp nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Rộn ràng không khí chào Xuân Ất Tỵ 2025 tại Đắk Lắk

Rộn ràng không khí chào Xuân Ất Tỵ 2025 tại Đắk Lắk

Tối 28/1 (tức ngày 29 tháng Chạp), tại Quảng trường 10/3 (thành phố Buôn Ma Thuột), Chương trình nghệ thuật “Đắk Lắk chào Xuân” đã diễn ra trong không khí rộn ràng, phấn khởi, thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Đồng bào Thái trắng ở Mường Lay bảo tồn di sản văn hóa

Đồng bào Thái trắng ở Mường Lay bảo tồn di sản văn hóa

Mường Lay là thị xã nhỏ miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, nằm yên bình bên lòng hồ thủy điện Sơn La. Đây không chỉ là nơi sinh sống của cộng đồng người Thái trắng qua hàng trăm năm mà còn là vùng đất thấm đẫm nét đẹp văn hóa. Với những di sản độc đáo như múa xòe, đàn tính tẩu... Mường Lay được ví như một bảo tàng sống, lưu giữ trọn vẹn giá trị truyền thống của dân tộc Thái giữa đại ngàn Tây Bắc.

Đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn tục nổ gạo đón Tết

Đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn tục nổ gạo đón Tết

Cốm gạo (còn gọi là bỏng gạo) là một thứ quà bình dị, không mẫu mã bắt bắt và cũng đắt tiền như nhiều loại bánh thời nay. Nhưng mỗi dịp Tết đến, Xuân về, cốm gạo luôn là một trong những món ăn truyền thống, gắn liền với làng mạc, quê hương được nhiều người yêu thích.

Hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ

Hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ

Mứt dừa vốn là một đặc sản mang đậm hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ. Tận dụng nguyên liệu sẵn có, qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị, làm nên món mứt dừa đầy ắp ngọt ngào.

Những nét đẹp độc đáo trong phong tục đón Tết của đồng bào vùng cao ở Lào Cai

Những nét đẹp độc đáo trong phong tục đón Tết của đồng bào vùng cao ở Lào Cai

Mùa xuân mới đang về trên khắp các bản làng vùng cao Lào Cai. Trong hơi sương lạnh, những cánh hoa đào phớt hồng, chùm mận trắng vươn mình khoe sắc cùng gió núi. Khắp các làng trên, xóm dưới rộn rã không khí chuẩn bị cho một mùa lễ hội tưng bừng với những nghi lễ độc đáo, những món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc. Đặc biệt, mỗi dân tộc ở Lào Cai đón năm mới với phong tục tập quán riêng, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng, tạo nên một bức tranh đa sắc màu của 25 dân tộc anh em vùng biên giới.

Từ bao đời nay, người Dao đỏ luôn gìn giữ, bảo tồn nghề thêu thổ cẩm truyền thống với các hoa văn, cách bài trí cùng gam màu sắc rực rỡ, nổi bật tạo nên bộ trang phục mang nét đặc sắc riêng. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Giữ gìn nghề thêu thổ cẩm của người Dao đỏ Yên Bái

Nằm ở cửa ngõ khu vực Tây Bắc, Yên Bái là tỉnh miền núi có 30 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc sắc riêng, tạo nên một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú. Một trong những dân tộc gìn giữ nhiều bản sắc văn hóa độc đáo phải kể đến dân tộc Dao.

Đại biểu và khách tham quan trải nghiệm khu vực gói bánh chưng. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN

Không gian văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh

Trong không khí đón Xuân Ất Tỵ, ngày 27/1, tại khu vực Cung Quy hoạch Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long diễn ra sự kiện “Không gian Văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh”. Đây là chương trình ý nghĩa, đặc sắc thu hút đông đảo người dân, du khách, diễn ra đến hết ngày 3/2.

Tết cổ truyền – Bản sắc văn hóa người Việt

Tết cổ truyền – Bản sắc văn hóa người Việt

Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền dân tộc, dịp quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của người Việt. Trong những ngày Tết, các gia đình cùng nhau sum họp quây quần bên nhau, ôn lại những gì đã qua trong năm cũ và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Các hoạt động tháng 2 với chủ đề “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 2 với chủ đề “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1- 28/2/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 2 với chủ đề “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ (2025).

 Những nghệ nhân miệt mài gìn giữ sức sống dòng tranh dân gian Đông Hồ

Những nghệ nhân miệt mài gìn giữ sức sống dòng tranh dân gian Đông Hồ

Trong số các dòng tranh dân gian Việt Nam, tranh Đông Hồ, được sáng tạo và phát triển bởi người dân làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), mang giá trị văn hóa đặc sắc. Trước đây, tranh Đông Hồ còn được gọi là tranh Tết, vì thường được sản xuất vào cuối năm để phục vụ nhu cầu trang trí và thờ cúng của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Trải nghiệm phong vị Tết Hoàng cung

Trải nghiệm phong vị Tết Hoàng cung

Ngày 22/1/2025 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng cây nêu tại di tích Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội Huế theo nghi thức truyền thống và tổ chức chương trình Phong vị Tết Huế thu hút đông đảo du khách tham gia, trải nghiệm.