Theo truyền thuyết, thời phong kiến xa xưa,
người Đan Lai cũng sống ở đồng bằng, nhưng bị các “chúa đất” bắt đóng thuyền có tay chèo bằng vàng, nếu không đóng được sẽ bị giết.
Vì biết đây là cái cớ để “chúa đất” diệt người mình, nên người Đan Lan đã dắt díu nhau ngược lên vùng thượng nguồn sông Giăng, “đi đến nơi không thể đi được nữa”. Vùng đất ấy bây giờ là bản Búng, bản Cò Phạt, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, giáp biên giới Việt-Lào.
Nhiều người biết đến tộc người Đan Lai với những tập tục kỳ lạ như ngủ ngồi, trẻ con sinh ra phải nhúng xuống suối,… Ngày nay, những tập tục kỳ lạ ấy đã được bỏ, người Đan Lai cũng được tiếp nhận ánh sáng của thế giới văn minh bên ngoài, nhưng trong họ vẫn còn những vẻ đẹp hoang sơ, “nguyên thủy” của tộc người mình.
|
Ngày xưa, để vào được bản Búng chỉ có con đường duy nhất là vượt sông Giăng với nhiều ghềnh thác hiểm nguy |
|
Bản Búng hoang sơ, yên bình |
|
Buổi sáng dưới chân cầu thang nhà sàn trong bản Búng |
|
Thấy người lạ vào bản, phụ nữ và trẻ em ngơ ngác nhìn và cười |
|
Thiếu nữ Đan Lai e lệ nép vào một góc nhà khi thấy người lạ |
|
Bà và cháu bên cửa sổ |
|
Một bà mẹ trẻ người Đan Lai. Ngày xưa, chuyện tảo hôn, hôn nhân cận huyết, đẻ nhiều là chuyện "đương nhiên" của tộc người chỉ sống trong rừng, không biết đến thế giới bên ngoài |
|
Những ánh mắt phía sau song cửa. Với người Đan Lai xưa, thế giới bên ngoài chỉ là mặt trời đi qua mặt trăng đi lại |
|
Bến nước của trẻ em Đan Lai. Ngày xưa, khi sinh ra trẻ được nhúng nước suối để thử thách với sự sống chết, lớn lên được dạy trèo cây lội suối để biết "nằm ngửa thấy ong nằm nghiêng thấy cá" |
Theo sggp.org.vn