Giảm số hộ nghèo là một trong những chỉ tiêu được các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Sát dân, gần dân, hỗ trợ người dân làm ăn – đó là công việc hàng ngày của cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách Xã hội để giúp dân vay vốn, phát triển sản xuất giảm nghèo. Nguồn vốn này là đòn bẩy giúp người dân các huyện miền núi Nghệ An phát triển sản xuất và thoát nghèo bền vững.
Từ ngày 14/2, khi Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, để không gián đoạn việc ôn tập của học sinh, tập thể giáo viên Trường Trung học cơ sở Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã tự nguyện dạy thêm miễn phí cho học trò.
Ngày 9/12, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Pù Mát (có trụ sở tại huyện Con Cuông, Nghệ An) cho biết, trong các cuộc tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng tháng 11 vừa qua, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện 21 cá thể lợn rừng chết chưa rõ nguyên nhân.
Bản Xiềng, xã Môn Sơn nằm cách trung tâm huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An khoảng 20km. Bản làng này được bảo tồn khá nguyên vẹn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, trong đó, có nghề dệt vải thổ cẩm.
Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Thác Khe Kèm, Đập Pha Lài, Khe nước mọc, Sông Giăng cùng kho tàng văn hoá - lịch sử còn lưu giữ trong các bản làng của đồng bào Thái…, những năm qua du lịch cộng đồng đang được chính quyền địa phương, người dân huyện Con Cuông, Nghệ An đầu tư, phát triển. Không chỉ giúp người dân có thêm thu nhập, việc phát triển du lịch cộng đồng còn giúp đồng bào nơi đây khôi phục, giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc.
Được sự đồng ý của Hội đồng bầu cử Quốc gia, 207 khu vực thuộc 4 huyện miền núi, biên giới: Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong và Tương Dương của tỉnh Nghệ An sẽ được bỏ phiếu sớm vào ngày 21/5. Mặc dù điều kiện giao thông gặp nhiều khó khăn nhưng công tác tuyên truyền, vận động đã và đang được chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể gấp rút thực hiện, chuẩn bị đầy đủ để ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đúng theo thời gian được quy định và trở thành ngày hội của cử tri.
Nhằm tạo thuận lợi cho người dân mua bán cây đào phục vụ Tết nguyên đán năm 2021, tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, ngành kiểm lâm và các chủ rừng trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý, truy xuất nguồn gốc cây đào do người dân trồng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Sáp nhập trường lớp được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của các trường học hiện nay ở Nghệ An, đặc biệt năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới và chuẩn bị tiền đề cho những năm học đổi mới tiếp theo.
Trong nhiều năm qua, cây chè đang là một trong những cây trồng mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân tại xã miền núi Yên Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An).
“Ngày hội tuổi thơ” là chủ đề chuỗi các hoạt động diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 1-31/8. Đây là các hoạt động thiết thực, bổ ích, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ và văn hoá dân tộc, góp phần tạo sân chơi bổ ích cuối hè cho các bạn nhỏ vào dịp cuối hè, chuẩn bị đón chào năm học mới.
Xây dựng thôn, bản nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng đang được triển khai ở huyện miền núi Con Cuông (tỉnh Nghệ An). Điều đó cũng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân và từng bước xây dựng huyện Con Cuông thành một điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Tại Nghệ An, nhất là ở các huyện miền núi có nhiều thuận lợi để phát triển các điểm du lịch sinh thái. Ở các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn có những cánh rừng nguyên sinh, ruộng bậc thang, thảm thực vật đẹp, cây cổ thụ quý hiếm. Một số huyện miền núi như Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong còn có nhiều hang động chưa được khai thác, nhiều thác nước đẹp.
Du lịch canh nông, hay du lịch gắn với quảng bá sản vật nông nghiệp địa phương là một hướng đi mới cho du lịch Nghệ An hiện nay. Việc khai thác chính tài nguyên nông nghiệp sẵn có để tạo ra những sản phẩm mới phục vụ du lịch sẽ là một giải pháp giúp các trang trại, nhà vườn tăng thu nhập, đa dạng hóa sản phẩm, tạo sức hút cho du lịch và quảng bá sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Nhiều người e ngại khi cưới hỏi, làm nhà, kinh doanh vào tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên theo quan niệm cổ xưa của người Thái thì thời đểm này trùng với tháng Giêng “bươn chiêng”, tháng đầu năm. Theo những chuyên gia về văn hóa thì trong quan niệm của cộng đồng người Thái xưa nay vốn không có “tháng cô hồn”.
Các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã phát triển một số loại hình, sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách như: tham quan hệ sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, thác Kèm (huyện Con Cuông); tham quan hệ sinh thái làng, bản xen lẫn các suối nước, ruộng bậc thang của người Thái, người Đan Lai ở các huyện Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong; du lịch nghiên cứu và trải nghiệm văn hóa cộng đồng (lễ hội, trò chơi dân gian, âm nhạc, ẩm thực, nét sinh hoạt trong lao động và sản xuất) ở các huyện Con Cuông, Quỳ Châu, Anh Sơn; du lịch nghiên cứu khoa học quan sát và chụp ảnh động, thực vật…
Ngày càng có nhiều nông dân ở Nghệ An áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính bằng công nghệ Israel của anh Trương Vũ Hoàng ở thôn 2, xã Hội Sơn, Anh Sơn, tỉnh Nghệ An cho năng suất cao chứng minh cho thấy sự thành công trong việc thay đổi cách thức sản xuất thích ứng với khí hậu khắc nghiệt ở miền Trung.
Chiều 5/5, đoàn công tác của UBND huyện Con Cuông, đại diện Ban Dân tộc tỉnh, lực lượng biên phòng đã đi khảo sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân sau thực hiện đề án 28 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai.
Nhằm tạo dựng thương hiệu trên thị trường, đồng thời giúp nông dân trồng cam có thu nhập cao, ổn định và thoát nghèo bền vững, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã đầu tư mở rộng diện tích trồng cam gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm…
Đám rước dâu diễn ra trong đêm tối. Nhà trai đốt đuốc, bà mối thì bấm đèn trên điện thoại soi đường cho chú rể dắt tay cô dâu vào nhà. Đó là hình ảnh thú vị trong đám cưới người Thái ở Con Cuông (Nghệ An).
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 27 xã khu vực biên giới tỉnh Nghệ An, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng giai đoạn 2018- 2020.
Nhận thấy tiềm năng lợi thế phù hợp với trồng dược liệu trên địa bàn và nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo sản phẩm hàng hóa, từ cuối năm 2016, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã triển khai xây dựng mô hình trồng cây dược liệu ở xã Chi Khê.
Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trong tỉnh hiện có trên 500.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (gồm các dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu...) cùng sinh sống.
Suối nước Mọc ở bản Nưa, xã Yên Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) có nguồn nước được phun lên từ sâu dưới lòng đất, từ lâu đã gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thái nơi miền Tây xứ Nghệ. Với tên gọi suối Tạ Bó (suối nóng lạnh), bởi dòng nước có đặc điểm mùa đông thì ấm, mùa hè lại mát. Nhờ đó đã bao năm nay, dù thời tiết có mưa to hay nắng nóng kéo dài thì mực nước khe suối này vẫn gần như không thay đổi, luôn ở mức lưng chừng.