Dá hai - loại ca kịch mang nhiều màu sắc
Dá hai là loại ca kịch mang tính tổng hợp, đặc sắc, gần gũi với nhân dân bằng sự hòa trộn giữa lời ca, tiếng nhạc, điệu múa vô cùng phong phú và hấp dẫn.
Theo nhà phê bình lý luận về sân khấu Tuấn Giang, Viện Sân khấu-Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội thì loại hình sân khấu tuồng Dá hai của người Nùng ở các huyện Trùng Khánh, Hòa An (Cao Bằng) bắt nguồn từ trò múa rối Mộc thầu hý (múa rối que) của người Choang di cư vào nước Đại Việt thế kỷ XVIII, khoảng năm 1730. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Mộc thầu hí là nghệ thuật múa rối que, rối dây, rối tay, do các nghệ nhân dân gian diễn mua vui tại hội làng, phố chợ để bán đồ chơi, con rối, thuốc lá rừng. Những con rối dây diễn trò ngoài chợ thường chỉ to bằng ngón tay cái, được nghệ nhân điều khiển bằng hệ thống dây để diễn trò đánh kiếm, đao, kích, múa gậy…
Dá hai là loại ca kịch mang tính tổng hợp, đặc sắc, gần gũi với nhân dân bằng sự hòa trộn giữa lời ca, tiếng nhạc, điệu múa vô cùng phong phú và hấp dẫn.
Theo nhà phê bình lý luận về sân khấu Tuấn Giang, Viện Sân khấu-Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội thì loại hình sân khấu tuồng Dá hai của người Nùng ở các huyện Trùng Khánh, Hòa An (Cao Bằng) bắt nguồn từ trò múa rối Mộc thầu hý (múa rối que) của người Choang di cư vào nước Đại Việt thế kỷ XVIII, khoảng năm 1730. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Mộc thầu hí là nghệ thuật múa rối que, rối dây, rối tay, do các nghệ nhân dân gian diễn mua vui tại hội làng, phố chợ để bán đồ chơi, con rối, thuốc lá rừng. Những con rối dây diễn trò ngoài chợ thường chỉ to bằng ngón tay cái, được nghệ nhân điều khiển bằng hệ thống dây để diễn trò đánh kiếm, đao, kích, múa gậy…
Những con rối được hóa thân nhân các nhân vật huyền thoại trong các vở diễn Mộc thầu hý (diễn rối dây). |
Khi nghệ thuật diễn trò múa rối dây phát triển lên thành các vở diễn phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa tinh thần của giới quan lại thời phong kiến tại hội làng, sòng bạc, các con rối được hóa thân thành những nhân vật diễn tích tuồng Tàu như: Quan Công, Trương Phi, Tôn Ngộ Không… Một số vở diễn phổ biến một thời tại Cao Bằng như: “Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài”, “Ngọc Phù Dung”, “Tôn Ngộ Không”, “Quan Công thuỷ chiến Bằng Đức”, “Hoa Mộc Lan”…
Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, sân khấu Mộc thầu hí phát triển lên một bước mới, trở thành nghệ thuật tuồng Dá hai. Tuồng Dá hai không có các nhân vật rối que, rối dây mà do các diễn viên biểu diễn ca kịch dân ca. Thuật ngữ Dá hai lấy từ câu nhạc lưu không điệu hát Sai hoa, có đoạn: Dá i ì i hai, dá i i ì hài… bỏ các vần i, ghép lại thành Dá hai. Hình thức thể hiện trên sân khấu Dá hai là kể lại các tích truyện có sẵn như các vở “Ngọc Phù Dung”, “Lục Vân Tiên”, “Hoa Mộc Lan tòng quân”... Tuồng Dá hai có nội dung rất phong phú, đa dạng thể hiện mọi khía cạnh cảm xúc, tâm trạng của con người với 13 làn điệu khác nhau: khi vui vẻ, phấn khởi được thể hiện trong điệu sái vá, lúc đau thương, buồn bực với điệu thán tảo hoặc hùng hồn, khí thế như làn điệu hí tảo và có một làn điệu hát làm nội dung xương sống sân khấu là điệu sai hoa.
Nghệ sĩ Dương Liễu đã đạt Huy chương Vàng khi biểu diễn bài “Nhìn trăng nhớ bạn” có sử dụng các điệu trong nghệ thuật tuồng Dá hai. |
Nói về nghệ thuật tuồng Dá hai, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hồng Chiến cho biết, thời điểm những năm thập niên 60, nhiều huyện ở Cao Bằng có đội Dá hainghiệp dư biểu diễn phục vụ nhân dân thôn, xóm và giao lưu với các địa phương khác. Nổi tiếng nhất là đội tuồng Dá hai Thông Huề, huyện Trùng Khánh và đội tuồng Dá hai ở xóm Cốc Mì, xã Bình Long thuộc huyện Hòa An. Sân khấu Dá hai một thời cũng từng thịnh hành và vang danh. Tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp năm 1966, vở “Cây pơ ren Trường Sơn” của tác giả Nông Đình Tuấn đã đoạt giải A. Nhiều vở Dá hai được công chúng hâm mộ, phục vụ thành công nhiệm vụ sản xuất, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, động viên tuổi trẻ dân tộc lên đường chiến đấu, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cần bảo tồn và “truyền lửa” hát tuồng Dá hai cho thế hệ trẻ
Theo sự phát triển của xã hội, nghệ thuật Dá hai cũng dần có những sự biến đổi để thu hút người xem. Hiện nay, nội dung trong các tác phẩm tuồng Dá hai không chỉ dừng lại ở các tích truyện cũ mà có sự sáng tạo, gắn liền với cuộc sống hiện tại, mang ý nghĩa cao đẹp, đậm tính nhân văn sâu sắc như: Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương, đất nước, gương người tốt việc tốt.
Nghệ nhân Chung Văn Hần (ngoài cùng bên phải) và các diễn viên đang luyện tập trước khi ra sân khấu biểu diễn Dá hai. |
Người có công lao gìn giữ tinh hoa nghệ thuật tuồng Dá hai ở Cao Bằng hiện nay là nghệ nhân Chung Văn Hần ở phố Thông Huề (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng).Cụ Hần sinh ra trong một gia đình có cha là nghệ nhân, đạo diễn tuồng Dá hai, 3 người con trong gia đình đều theo nghiệp diễn viên, còn riêng cụ từ năm 14 tuổi đã bắt đầu đi hát. Năm 1956, Đội ca kịch nghiệp dư Trường Thông Huề mà cụ tham gia khi đó được đi biểu diễn các huyện trong tỉnh. Đến nay, khi tuổi cao sức yếu, cụ Hần vẫn miệt mài tâm huyết “truyền lửa” hát tuồng cho các thế hệ trẻ trên mảnh đất quê nhà. Cụ Hần tâm sự: “Vài năm gần đây, tôi đã đứng ra tổ chức truyền dạy tuồng Dá hai cho 5 lớp người Nùng ở địa phương, mỗi lớp có khoảng hơn chục người tham gia, trong đó có cả trẻ em và người lớn tuổi.Các diễn viên, biên kịch và đạo diễn phải ôn lại, tập luyện mất hai tuần trước khi mới có thể lên sân khấu biểu diễn một vở tuồng Dá hai”.
Tái hiện nghệ thuật tuồng cổ Dá hai. |
Cũng theo cụ Hần cho biết, hiện nay số người cao tuổi thành thục về tuồng Dá hai ở phố Thông Huề chỉ còn lại 3 người. Mặc dù loại hình nghệ thuật này được chính quyền tỉnh và địa phương quan tâm, khán giả ủng hộ, diễn viên tâm huyết với nghề, thế nhưng nếu không phát triển được đội ngũ kế cận thì việc bảo tồn, phát triển nghệ thuật tuồng sẽ nhanh chóng mai một.
Theo Langvietonline.vn