Tái hiện Lễ hội Katê của đồng bào dân tộc Chăm

Ngày 21/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Chăm đến từ tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức tái hiện Lễ hội Katê của dân tộc mình. Đây là hoạt động văn hóa đặc sắc trong Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2020.

Tai hien Le hoi Kate cua dong bao dan toc Cham hinh anh 1Đồng bào Chăm thực hiện nghi thức đón y phục từ đồng bào Raglai. Ảnh: Hoàng Hải

Lễ hội Katê là bức tranh phác họa đời sống sinh hoạt cộng đồng, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật.

Tai hien Le hoi Kate cua dong bao dan toc Cham hinh anh 2Đồng bào Raglai đem y phục trao cho đồng bào Chăm để tiến hành Lễ hội Katê. Ảnh: Hoàng Hải

Cứ vào đầu tháng 7 Chăm lịch hàng năm (khoảng cuối tháng 9 hoặc trong tháng 10 dương lịch), đồng bào dân tộc Chăm lại tưng bừng tổ chức lễ hội Katê.

Tai hien Le hoi Kate cua dong bao dan toc Cham hinh anh 3Đồng bào Chăm làm lễ đón nhận y phục từ đồng bào Raglai. Ảnh: Hoàng Hải

Trước tiên là lễ đón rước y phục của nữ thần Po Ina Nagar - Thần Mẹ xứ sở. Y phục của nữ thần Po Ina Nagar do dân tộc Raglai ở trên vùng núi cao cất giữ, khi đến ngày thì mang xuống để trao cho đồng bào Chăm theo nghi thức của lễ hội. Đồng bào Chăm quan niệm, trang phục của vua chúa Chăm được dâng lên ở tất cả các đền, tháp cổ đều do người Raglai bảo vệ.

Tai hien Le hoi Kate cua dong bao dan toc Cham hinh anh 4Y phục được bà con rước lên đền, tháp thiêng để làm lễ. Ảnh: Hoàng Hải

Trước khi rước y phục lên tháp, đoàn người Raglai tập trung đông đủ, ông Camanei (ông Từ giữ đền) dâng cúng lễ vật, gồm: trứng, rượu, trầu cau và xin phép thần được rước y phục về tháp.

Tai hien Le hoi Kate cua dong bao dan toc Cham hinh anh 5Y phục được bà con rước lên đền, tháp thiêng để làm lễ. Ảnh: Hoàng Hải

Lễ mở cửa tháp do một vị cả sư và ông Từ trông coi tháp điều hành. Lễ vật gồm có rượu, trứng, trầu cau, nước tắm thần có pha trầm hương… Trong không khí trang nghiêm, vị cả sư đọc kinh hành lễ. Ông Camanei (ông Từ) cầm lọ nước tắm thần tạt lên tượng phù điêu thần Siva trên vòm cửa chính của tháp. Tiếp đến, ông Kadhar (thầy kéo đàn Kanhi) và Muk Pajâu (bà Bóng) tiến đến trước cửa tháp chính để hát lễ xin mở cửa tháp. Sau đó, bà Bóng và ông Từ bắt đầu mở cửa tháp trong khói hương trầm nghi ngút. Tiếp theo là lễ tắm tượng thần. Lễ này được diễn ra bên trong đền, tháp. Phần nghi lễ này gồm có Cả sư, ông Kadhar - thầy kéo đàn Kanhi, hát những bài ca tụng công ơn của các vị vua, Muk Pajâu (bà Bóng), ông Camanei (ông Từ) và một số tín đồ nhiệt thành khác. Vị Cả sư cầm lọ nước thánh có pha trầm hương tưới lên tượng thần.

Tai hien Le hoi Kate cua dong bao dan toc Cham hinh anh 6Bà con chuẩn bị lễ mở cửa tháp. Ảnh: Hoàng Hải

Lễ tắm tượng thần kết thúc là đến phần nghi lễ mặc áo cho thần. Lễ được tiến hành nhịp nhàng theo các câu hát của thầy kéo đàn Kanhi và tiếng hát của ông Kadhar. Khi ông Kadhar đang hát thì ông Camanei và Muk Pajâu mặc váy, áo cho tượng thần. Cứ như thế cho đến khi mặc y phục cho vua xong.

Tai hien Le hoi Kate cua dong bao dan toc Cham hinh anh 7Xiêm y được rước vào tháp để thực hiện nghi lễ thay xiêm y cho tượng thần. Ảnh: Hoàng Hải
Tai hien Le hoi Kate cua dong bao dan toc Cham hinh anh 8Bà con ở bên ngoài trang nghiêm làm lễ. Ảnh: Hoàng Hải

Khi tượng thần đã mặc trên mình bộ xiêm bào lộng lẫy, các lễ vật dâng cúng được bày trước bệ thờ. Phía ngoài, mọi người cùng nhau dâng các sản vật quý được làm và thu hoạch trong năm cũ để dâng lên các vị thần. Chủ trì buổi lễ và ban cúng lễ cùng hát lời mời các vị thần về dự lễ. Thầy Cả sư đọc kinh cầu nguyện xin các thần về hưởng lễ và phù hộ độ trì cho con cháu làm ăn phát đạt trong năm mới.

Tai hien Le hoi Kate cua dong bao dan toc Cham hinh anh 9Bà con chuẩn bị sản vật để dâng các vị thần. Ảnh: Hoàng Hải
Tai hien Le hoi Kate cua dong bao dan toc Cham hinh anh 10Các nghi lễ trong tháp kết thúc, chủ lễ tuyên bố bà con bắt đầu vui hội. Ảnh: Hoàng Hải

Sau khi kết thúc nghi lễ, bên ngoài tháp bắt đầu rộn ràng những điệu múa truyền thống của thiếu nữ Chăm hòa nhịp cùng tiếng trống Ginăng, kèn Saranai…

Tai hien Le hoi Kate cua dong bao dan toc Cham hinh anh 11Các thiếu nữ Chăm với những điệu múa truyền thống. Ảnh: Hoàng Hải
Tai hien Le hoi Kate cua dong bao dan toc Cham hinh anh 12Trong tiếng trống, tiếng kèn rộn rã, bà con cùng vui hội Katê. Ảnh: Hoàng Hải
Tai hien Le hoi Kate cua dong bao dan toc Cham hinh anh 13Trong tiếng trống, tiếng kèn rộn rã, bà con cùng vui hội Katê. Ảnh: Hoàng Hải

Lễ hội Katê của đồng bào Chăm diễn ra hàng năm đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

Hoàng Tâm

Tin liên quan

Trình diễn Đờn ca tài tử và thưởng thức hương vị miền Tây tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Ngày 20/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Chương trình khai mạc giới thiệu Không gian văn hóa Đờn ca tài tử - di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và "Ẩm thực dân gian Nam Bộ - Hương vị miền Tây”.


Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2020 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 16 – 23/11/2020, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô,Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra Tuần “ Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2020. Đây là hoạt động thường niên do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện.


Các hoạt động tháng 11 với chủ đề “Đại đoàn kết - Cội nguồn dân tộc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 01- 31/11/2020 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 11 với chủ đề “Đại đoàn kết - Cội nguồn dân tộc” với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa, đề cao vai trò trách nhiệm với cộng đồng, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hàng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng 54 dân tộc anh em, tạo điểm đến, thu hút khách du lịch, góp phần phong phú các hoạt động Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2020.



Đề xuất