Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên, căn cứ đề nghị của UBND tỉnh, ngày 16/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất và quyết định dừng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh năm 2024.
Với cộng đồng dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, chị em phụ nữ luôn có vai trò, vị trí quan trọng. Họ không chỉ là những người "giữ lửa" gia đình, những nông dân giỏi, những thợ thủ công tài hoa…, mà còn là những doanh nhân năng động và nhiệt huyết, có nhiều đóng góp cho cộng đồng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin: Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI sẽ diễn ra từ ngày 27-29/9 tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Tối 17/4, tại huyện Châu Thành (An Giang) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang, lần thứ X năm 2024.
Những ngày này, về các làng Chăm ở huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang), đồng bào Chăm theo đạo Hồi Islam đang hân hoan đón mừng Tháng ăn chay Ramadan năm 2024 Dương lịch - 1445 Hồi lịch.
Trong 3 ngày (9 - 11/3), Tết Ramưwan 2024 của đồng bào Chăm theo Hồi giáo Bàni và Islam ở tỉnh Ninh Thuận sẽ chính thức diễn ra. Người dân theo đạo đang tất bật chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc (hay còn gọi là tháng Chay - niệm) với tinh thần lạc quan, vui tươi, phấn khởi.
Ngoài vai trò là nhân viên ở Trạm Y tế xã, chị Wa Hi Da Bi Vi (37 tuổi), người dân tộc Chăm, ngụ xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) còn được biết đến là người truyền cảm hứng góp phần bảo tồn nét văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Nhiều năm qua, chị Vi đã duy trì Đội múa dân tộc Chăm và đồng hành cùng các bạn trẻ, góp phần gìn giữ những điệu múa Chăm, đưa những điệu múa này đến với mọi người thông qua các lễ hội, sự kiện trên địa bàn.
Bình Thuận là địa phương có nền văn hóa đặc sắc với cộng đồng 35 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 34 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc nơi đây đều có sắc thái văn hóa riêng. Do nhiều lý do, không ít các di sản văn hóa truyền thống, nhất là di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số đang dần bị mai một. Chính vì vậy, Bình Thuận luôn chú trọng bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đến xóm dân tộc Chăm tại ấp Tân Phú (xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) cảm nhận đầu tiên là sự thay đổi rõ nét từ những căn nhà xây kiên cố, đến con đường bê tông xi măng khang trang. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, người dân vùng quê nghèo với tên gọi quen thuộc là “xóm Chàm” đã thêm nguồn lực đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống.
Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định đã được UBND tỉnh ban hành.
Lễ hội Ka-tê năm 2022 của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn tại các địa phương của tỉnh Ninh Thuận sẽ chính thức diễn ra trong các ngày 23, 24 và 25/10, tức đầu tháng 7 Chăm lịch hằng năm của đồng bào.
Tối 8/5, tại Công viên thị trấn An Phú (huyện An Phú), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp UBND huyện An Phú tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm tỉnh An Giang lần thứ IX năm 2022 với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm nét văn hóa của đồng bào Chăm An Giang, nơi đầu nguồn sông Hậu.
Đến với huyện miền núi Thuận Bắc (Ninh Thuận) vào dịp cuối năm, nơi có khoảng 70% là đồng bào dân tộc Chăm và Raglai, chúng tôi cảm nhận rõ một mùa xuân ấm no, hạnh phúc đang về rất gần với người dân nơi đây…
Trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Chăm Bà-ni, lễ Cắt tóc (lễ Karơh) dành cho nữ giới được chú trọng đặc biệt. Các bé gái Chăm Bà-ni khi đến 10 - 12 tuổi đều phải làm lễ Cắt tóc để được công nhận trưởng thành.
Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn ở tỉnh Ninh Thuận dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 4 - 7/10/2021. Tuy nhiên, trước tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu chính quyền các địa phương có đồng bào theo đạo Bàlamôn sinh sống không tổ chức các hoạt động lễ hội, văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí… tại các đền, tháp Chăm, cơ sở thờ tự, các tộc, họ, nơi công cộng trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hơn 35 năm gắn bó với trống ghinăng và trống paranưng, nghệ nhân Phú Văn Lương (sinh năm 1956) ở thôn Như Ngọc, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã và đang góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm.
Nhiều năm qua, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) luôn chú trọng thu hút đầu tư, thực hiện tốt các chính sách dân tộc. Từ chủ trương này, nhiều chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn huyện đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc. Đến nay, phần lớn người dân vùng đồng bào dân tộc có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống ngày một được nâng cao.
Lễ Pok Tapah (tôn chức Phó Cả sư) là nghi lễ quan trọng nhất, tái hiện quá trình hình thành một tu sĩ Bà-la-môn giáo, thu hút đông đảo chức sắc Bà-la-môn trong cộng đồng người Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tham dự.
Ngày 21/11, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Chăm đến từ tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức tái hiện Lễ hội Katê của dân tộc mình. Đây là hoạt động văn hóa đặc sắc trong Tuần " Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2020.
Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer, Chăm sinh sống, thời gian qua An Giang đã tập trung triển khai có hiệu quả việc dạy, học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục. Qua đó, đảm bảo tốt nhất nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh vùng dân tộc.
Những năm vừa qua, bên cạnh các chương trình, chính sách đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ phía tỉnh Ninh Thuận đã góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn miền núi nói riêng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung ở huyện Ninh Hải ngày càng khởi sắc.
Chỉ với đôi bàn tay trắng nhưng có quyết tâm làm giàu, ông Đạo Thanh Thích (người dân tộc Chăm), ở thôn Phước Nhơn 1, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đã biến vùng đất khó Xuân Hải thành “mỏ vàng” để khai thác, làm giàu chính đáng cho gia đình, góp phần tạo điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Ông vừa dự hội nghị “Tự hào nông dân Việt Nam” do Trung ương Hội Nông dân tổ chức ngày 13/10 tại Hà Nội và được tặng danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019.
Cùng với việc chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới 2019 - 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận đang tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, nhằm trang bị cho các em những kỹ năng cơ bản trong sử dụng tiếng Việt phục vụ học tập, giúp các em tự tin bước vào lớp 1.
Những ngày này, hơn 17.000 đồng bào Chăm theo đạo Hồi (Islam) ở An Giang lại hân hoan đón mừng ngày Roya Aidil Adha hay Tết Roya Haji - cách mà người Chăm An Giang vẫn gọi. Đây là một trong hai dịp lễ quan trọng nhất của người theo đạo Hồi ở An Giang và có ý nghĩa như ngày Tết cổ truyền.
Để đưa vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung đầu tư phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, từng bước làm thay đổi diện mạo, đời sống đồng bào trong vùng.
Dễ trồng, chịu hạn tốt, vốn đầu tư thấp, thời gian thu hoạch từ 7 - 8 năm, giá bán ổn định từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, măng tây xanh đang là cây “đổi đời” cho nhiều hộ đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận.
Trong khuôn khổ Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận năm 2019, đêm 28/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã diễn ra vòng chung kết Hội thi nét đẹp văn hóa các dân tộc tỉnh Ninh Thuận lần thứ I – 2019.
Từ những ruộng bùn sình lầy, Quảng Ngọc Nhiên (31 tuổi, người dân tộc Chăm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đã cải tạo thành những cánh đồng hoa sen bát ngát để làm du lịch sinh thái.
Nằm trong chuỗi các hoạt động Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa 2017, ngày 9/6, tại thành phố Nha Trang, Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa phối hợp với Trung tâm di tích Tháp Bà Ponagar tổ chức triển lãm hiện vật và biểu diễn nghề làm gốm, dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Chăm.
Tối 7/10, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã gặp gỡ, tiếp xúc với cán bộ nhân dân hai xã Phước Thái và Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc Chăm tại địa phương.