Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Huệ Khải, Sở đề nghị Phòng Giáo dục các huyện, thành phố, Ban Giám hiệu các trường tiểu học xây dựng chương trình dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số theo tài liệu “Em nói tiếng Việt” do Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát hành. Hiện tất cả các trường tiểu học trong vùng đồng bào ở các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Thuận đang thực hiện dạy tiếng Việt cho học sinh trước ngày tựu trường.
Các trường cũng đang tập trung xây dựng các mô hình hoạt động; phân công giáo viên đầu cấp có kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy để học sinh nắm bắt một cách nhanh nhất theo phương thức tổng hợp dưới dạng chủ đề bài học: Trường học của em; bản thân em; gia đình em; bản làng của em; thế giới xung quanh; em tham gia giao thông…
Bên cạnh đó, các trường xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh thông qua các hoạt động chính khóa, ngoại khóa, giúp các em có nhiều thời gian và không gian tham gia các hoạt động; đồng thời hướng đến duy trì mô hình trường học bán trú ở cấp tiểu học, đây là điều kiện để nhà trường dạy tiếng Việt cho các em một cách hiệu quả.
Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, những năm qua mặc dù nhiều trường đã tích cực triển khai công tác dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nhưng kết quả và chất lượng mang lại chưa cao, còn nhiều học sinh khi hoàn thành chương trình cấp tiểu học chưa thành thạo 4 kỹ năng tiếng Việt (nghe, nói, đọc và viết), còn nhiều học sinh bỏ học do học yếu, không theo kịp chương trình học.
Nguyên nhân và bất cập được xác định đó là nhiều trường không đủ số lượng giáo viên, phòng học; tài liệu giảng dạy và trang thiết bị còn thiếu. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương cho người dân và các bậc phụ huynh trong việc huy động, đưa trẻ đến trường chưa được chú trọng. Vì vậy, nhiều trường khi thực hiện dạy tiếng Việt trước thời gian tựu trường năm học mới vẫn còn vắng bóng học sinh.
Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, nhất là việc dạy tiếng Việt cho học sinh đầu cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận đang tham mưu UBND tỉnh bổ sung nguồn ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp, nhất là đối với các em sắp bước vào học lớp 1. Các trường cần đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng kế hoạch dạy học, thời gian biểu cụ thể; bố trí, phân công giáo viên là người dân tộc thiểu số trực tiếp dạy tiếng Việt cho học sinh trước khi bước vào học lớp 1. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá trực tiếp chất lượng học sinh trên lớp tối thiểu 2 lần/năm học đối với các trường tiểu học, để làm cơ sở cho việc điều chỉnh công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.
Các trường cũng đang tập trung xây dựng các mô hình hoạt động; phân công giáo viên đầu cấp có kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy để học sinh nắm bắt một cách nhanh nhất theo phương thức tổng hợp dưới dạng chủ đề bài học: Trường học của em; bản thân em; gia đình em; bản làng của em; thế giới xung quanh; em tham gia giao thông…
Học sinh dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam học tiếng Việt tại trường tiểu học Văn Lâm. Ảnh: Công Thử - TTXVN |
Bên cạnh đó, các trường xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh thông qua các hoạt động chính khóa, ngoại khóa, giúp các em có nhiều thời gian và không gian tham gia các hoạt động; đồng thời hướng đến duy trì mô hình trường học bán trú ở cấp tiểu học, đây là điều kiện để nhà trường dạy tiếng Việt cho các em một cách hiệu quả.
Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, những năm qua mặc dù nhiều trường đã tích cực triển khai công tác dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nhưng kết quả và chất lượng mang lại chưa cao, còn nhiều học sinh khi hoàn thành chương trình cấp tiểu học chưa thành thạo 4 kỹ năng tiếng Việt (nghe, nói, đọc và viết), còn nhiều học sinh bỏ học do học yếu, không theo kịp chương trình học.
Dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam. Ảnh: Công Thử - TTXVN |
Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, nhất là việc dạy tiếng Việt cho học sinh đầu cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận đang tham mưu UBND tỉnh bổ sung nguồn ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp, nhất là đối với các em sắp bước vào học lớp 1. Các trường cần đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng kế hoạch dạy học, thời gian biểu cụ thể; bố trí, phân công giáo viên là người dân tộc thiểu số trực tiếp dạy tiếng Việt cho học sinh trước khi bước vào học lớp 1. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá trực tiếp chất lượng học sinh trên lớp tối thiểu 2 lần/năm học đối với các trường tiểu học, để làm cơ sở cho việc điều chỉnh công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.
Công Thử