Phát huy vai trò phụ nữ Chăm trong gia đình và xã hội

Với cộng đồng dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, chị em phụ nữ luôn có vai trò, vị trí quan trọng. Họ không chỉ là những người "giữ lửa" gia đình, những nông dân giỏi, những thợ thủ công tài hoa…, mà còn là những doanh nhân năng động và nhiệt huyết, có nhiều đóng góp cho cộng đồng.

6.jpg
Chị Châu Thị Xéo (giữa), Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Châu Rế ở xã Phước Hải, huyện Ninh Phước giúp nhiều hộ đồng bào Chăm thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ trồng cây măng tây xanh trên vùng đất cát. Ảnh: Nguyễn Thành

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất cát nghèo khó, chị Châu Thị Xéo ở thôn Thành Tín, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước đã không ngừng nỗ lực, nghiên cứu xây dựng thành công mô hình trồng cây măng tây xanh trên đất cát cho lợi nhuận cao. Chị còn thành lập Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Châu Rế nhằm giúp đỡ nhiều phụ nữ địa phương tham gia liên kết sản xuất măng tây xanh. Chị Châu Thị Xéo chia sẻ: “HTX hiện có 83 thành viên cùng liên kết sản xuất măng tây xanh theo mô hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích 20 ha. Trồng măng tây xanh giúp thu nhập của mỗi thành viên thấp nhất là 10 triệu đồng/tháng”.

1-phụ nữ Chăm-Nguyễn Thành.JPG
Bà Kiều Thị Khuê, Bí thư Chi bộ và là người Chăm có uy tín ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước nêu gương sáng trong phát triển kinh tế ở địa phương. Ảnh: Nguyễn Thành

Là một trong số ít các nữ họa sĩ thành công với đề tài đưa văn hóa dân tộc Chăm vào tác phẩm, Thạc sĩ, họa sĩ người Chăm Chế Kim Trung ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm hiện có một “gia tài” mỹ thuật đồ sộ với hàng nghìn tác phẩm, trong đó có 33 tác phẩm đạt các giải thưởng cao ở cấp khu vực và toàn quốc, 6 giải thưởng về đề tài “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tạo sức lan tỏa lớn trong xã hội. Với những đóng góp tích cực, chị Chế Kim Trung đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.

3-phụ nữ Chăm-Nguyễn Thành.JPG
Thạc sĩ, họa sĩ Chế Kim Trung ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm say mê sáng tạo mỹ thuật. Ảnh: Nguyễn Thành

Không chỉ là nông dân giỏi, nghệ sĩ tài hoa, nhiều phụ nữ Chăm ở Ninh Thuận còn là những doanh nhân năng động, tích cực tham gia công tác xã hội. Đó là chị Đàng Thị Minh Trọng, chủ cơ sở gốm thủ công mỹ nghệ Hải Âu ở làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước; bà Kiều Thị Khuê, một giáo viên đã nghỉ hưu nhưng là "điểm tựa" tinh thần vững chắc cho cộng đồng thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước…

8-phụ nữ Chăm-Nguyễn Thành.jpeg
Thiếu nữ Chăm giới thiệu sản phẩm gốm Bàu Trúc tại một điểm du lịch ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Ảnh: Nguyễn Thành
9-phụ nữ Chăm-Nguyễn Thành.jpg
Nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước biểu diễn nghệ thuật làm gốm Chăm. Ảnh: Nguyễn Thành
10-phụ nữ Chăm-Nguyễn Thành.JPG
Phụ nữ Chăm với nghề dệt truyền thống tại Hợp tác xã dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Ảnh: Nguyễn Thành
5.jpg
Trồng măng tây xanh giúp nhiều nữ thành viên Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Phước) phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyễn Thành
16.jpg
Phụ nữ Chăm tham gia lễ hội Kate tổ chức tại tháp Po Klong Garai thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành

Đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận hiện có trên 85.000 người, trong đó có gần 22.000 phụ nữ từ 20 tuổi trở lên. Số hội viên phụ nữ Chăm tham gia Hội phụ nữ các cấp là 8.995 hội viên với 11 người đang là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội ở cấp cơ sở. Bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Thuận cho hay, với bản tính cần cù, chịu thương, chịu khó, phụ nữ Chăm luôn tích cực tham gia các phong trào ở địa phương. Họ không chỉ là những người giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là những hạt nhân trong các hoạt động xã hội, chung tay xây dựng quê hương Ninh Thuận ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Nguyễn Thành

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025

Năm 2025 là cột mốc đặc biệt khi những học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhiều điểm mới trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, giải đáp kịp thời những thắc mắc của các nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh.

Trao giải thưởng Lý Tự Trọng cho 100 cán bộ Đoàn xuất sắc

Trao giải thưởng Lý Tự Trọng cho 100 cán bộ Đoàn xuất sắc

Tối 18/3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức kỷ niệm 94 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1941– 26/3/2025), trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2025 cho 100 cán bộ đoàn xuất sắc toàn quốc.

Xe chở cột điện rơi xuống vực, 2 người tử vong

Xe chở cột điện rơi xuống vực, 2 người tử vong

Ngày 18/3, lãnh đạo UBND xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra 1 vụ xe chở cột điện rơi xuống vực. Vụ tai nạn làm 3 người trên xe thương vong, trong đó có 2 người tử vong tại chỗ.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 18/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn duy trì tình trạng rét, riêng Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét với nhiệt độ thấp nhất dao động từ 15-17 độ C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa dông.

Lạng Sơn phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30/9

Lạng Sơn phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30/9

Chiều 17/3, tỉnh Lạng Sơn tổ chức tôn vinh, khen thưởng các tập thể đóng góp trong Chương trình "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát". Tại buổi lễ, 29 tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có nhiều đóng góp trong phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu thiết bị dạy và học tại các trường miền núi Thanh Hóa

Nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu thiết bị dạy và học tại các trường miền núi Thanh Hóa

Dù ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 nhưng thực tế, tình trạng thiếu trang thiết bị giảng dạy, cơ sở vật chất vẫn xảy ra ở một số địa phương, nhất là ở các trường ở địa bàn miền núi. Hiện các nhà trường đang nỗ lực khắc phục tình trạng này, đảm bảo cho học sinh được học tập tốt.

Lâm Đồng: Giải tỏa hơn 9 ha rừng do doanh nghiệp để người dân lấn chiếm

Lâm Đồng: Giải tỏa hơn 9 ha rừng do doanh nghiệp để người dân lấn chiếm

Từ ngày 13 - 16/3, Công ty Trách nhiệm hữu hạn An Phú Nông (Công ty An Phú Nông) phối hợp với các lực lượng chức năng xã Lộc Phú và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) tiến hành giải tỏa 9,21 ha đất rừng bị người dân lấn chiếm, vị trí tại các khoảnh 7, 8 và 11 Tiểu khu 443 (xã Lộc Phú) để bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, bảo vệ theo quy định. Lực lượng chức năng đã chặt bỏ toàn bộ số cây cà phê người dân trồng trái phép trên diện tích đất rừng lấn chiếm. Cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm và xã Lộc Phú đã có mặt đảm bảo an ninh trật tự trong suốt quá trình công ty giải tỏa cây trồng.

Sáng tạo trong bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ

Sáng tạo trong bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ

Nhiệt tình, trách nhiệm, đặc biệt yêu rừng, say mê giới thiệu với du khách bằng giọng điệu pha chút hóm hỉnh, hài hước những đặc tính của từng loài thực vật, động vật trong rừng ngập mặn là cảm nhận của chúng tôi về Thạc sĩ Bùi Nguyễn Thế Kiệt, Trưởng phòng Quản lý Phát triển tài nguyên (Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh).

Trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư và tuyên truyền phòng, chống tin giả

Trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư và tuyên truyền phòng, chống tin giả

Ngày 15/3, Đoàn cơ sở Trung tâm Thông tin TTXVN khu vực Miền Trung - Tây Nguyên phối hợp với Cơ quan Thường trú TTXVN tại Phú Yên tổ chức Chương trình Trao tặng tủ sách Đinh Hữu Dư và tuyên truyền “Nói không với Fake news” (Fake news - tin giả) cho học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Gần 8 năm làm Bí thư chi bộ bản Háng Blaha, Vàng A Hồng giúp trên 40 hộ dân trong bản thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ trên 90% xuống còn khoảng 40%. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

Nhân lên “Hạt giống đỏ” vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Mù Cang Chải

Trong công cuộc xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn quan tâm chú trọng phát triển đảng viên. Huyện đã có nhiều đảng viên dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng Đảng và các phong trào thi đua; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, mở ra cơ hội để người dân tộc thiểu số tự tin, chủ động tham gia vào sự nghiệp chung.

Thời tiết ngày 16/3/2025: Ảnh hưởng không khí lạnh, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Thời tiết ngày 15/3/2025: Khu vực Tây Bắc có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/3, phía Đông Bắc Bộ, Hà Nội và khu vực Bắc Trung Bộ sáng sớm có mưa và sương mù vào sáng sớm. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C. Các khu vực đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sau 50 năm giải phóng (24/3/1975-24/3/2025), tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.