Say đắm điệu “Xường” dân tộc Mường

Say đắm điệu “Xường” dân tộc Mường
“Xường” – là một loại dân ca không thể thiếu được trong đời sống của người Mường. Nó thường sử dụng trong hát giao duyên trai gái, bộc lộ những tâm tình nỗi lòng trong cuộc sống tình cảm. Nguồn gốc của “Xường” được các già làng truyền lại rằng: Xưa có mụ Dạ Dần (nữ thần sáng tạo) gánh xường đi qua miền đất xứ Thanh. Không ai biết mụ sẽ trao xường ở đâu và cho ai. Bỗng nhiên gánh xường đứt quai, một sọt rơi xuống mường Ai, còn đầu kia rơi xuống mường Ống, gánh xường còn rơi vãi khắp nơi, dân mường Ống, mường Ai bèn rủ nhau ra nhặt. Vì vậy mà xường mường Ống và mường Ai được cho đó là xường gốc. Với sự kiện mang đậm tính huyền thoại này đến nay dân gian vẫn hằng nhắc nhớ: “đứt gánh mường Ai, đứt quai mường Ống”, địa danh đứt này thuộc đồi Lai Ly, Lai Láng, mường Ai nay thuộc xã Văn Nho, Kỳ Tân; mường Ống thuộc các xã Điền Trung, Điền Quang huyện Bá Thước, nơi có dãy Pù Luông quanh năm mây phủ và dòng Mã giang hùng vĩ, cuồn cuộn đổ về xuôi. Bởi vậy, người Mường Thanh Hoá từ bao đời nay rất trân trọng và tự hào với di sản văn hoá – xường của các thế hệ cha ông truyền lại: Đất thì xường, mường thì rang/ Kẻ Chợ, Mường Ngoài còn đang có tiếng, cả một vùng Mường quê Thanh nơi đâu cũng cất cao khúc hát tâm tình.
 
Thiếu nữ Mường. Ảnh: daidoanket.vn
Thiếu nữ Mường. Ảnh: daidoanket.vn

“Xường” của người Mường khi hát giao duyên chủ yếu là về đêm. Môi trường và không gian diễn ra trên ngôi nhà sàn. Nam ở gian ngoài, nữ ở buồng trong, có bếp lửa hồng và ngọn đèn dầu. Người ta còn gọi đó là áng Xường. Đến với áng Xường còn có nhiều trai gái người đứng tuổi ngồi nghe thưởng thức. Ở đó đôi trai gái lấy lời hay ý đẹp, giọng tốt để trao đổi tình cảm. Có nhiều “bạn đôi Xường” hát với nhau cả đêm còn chưa thấy mặt. Đó là các trường hợp trai, gái mường xa đến chơi, giữa chủ và khách cùng hát với nhau. Trong hát đối của các đôi nam nữ, tùy thuộc vào tài năng của chàng trai, cô gái mà lời hát là những câu hỏi ý tứ sẽ thể hiện được thái độ vui vẻ, giận hờn, trách móc hay nũng nịu, đằm thắm. Chính vì vậy, các chàng trai thường trổ hết tài năng của mình khi học hát xường.

Nhìn chung ở cái ngày xưa ấy, con trai, con gái lớn lên cùng với công việc đồng áng, nương rẫy, cày cấy, chăn tằm, con trai phải lo học thổi sáo, đàn môi, học Xường, con gái lo thêu dệt và học Xường. Không hát Xường được, không dám đi chơi xa và cũng không có bạn bè. Hát Xường trở thành một sinh hoạt, một nhu cầu và một đam mê tất yếu của người Mường, nhất là ở lớp trẻ.

Trong các loại dân ca Mường, hát “Xường” không dễ, nhất là loại Xường gốc “Xường cân” (trừ loại Xường tự do). Bởi vì loại Xường gốc, Xường cân bản thân nó đã có cấu tứ riêng biệt chặt chẽ. Nó đòi hỏi người hát phải tuân theo các bước, các cung và các bậc nhất định. Trong các bậc của Xường lại có “dắt hoa” (cái Wa), “theo tiếng chim” (pẳt siềng chim) đôi khi trong một bậc lại có “rẽ ngang, dán cách” (T,reẻ Zán) hoặc giam bậc, chài ra (xán xa) nghĩa là một bên muốn nhanh lên bậc trên, nhưng một bên lại muốn giữ lại, ghìm lại, đòi hỏi “đôi bạn Xường” phải gỡ, gỡ ra được mới là tay cao Xường. Tương tự như vậy ở cung đầu, mặc dù bên khách đã có thể bằng lòng cùng nhau hát Xường đêm nay “cho vui áng” hát “cùng nhau cho rạng đêm”. Nhưng khi vào cuộc là “đối tác” (nhất là bên nữ) không phải đã dễ hát ngay. Muốn bên nữ (khách) hát thì bên nam phải có Xường chào, hỏi, mời hát. Mời chưa hát thì nài, nài không được thì dỗ, dỗ không được thì khích:
    Em có cồng vui sao em không gióng

    Em không gióng nhiều cũng nên

                                        gióng ít

    Dẫu em tiếc, em kẹt cũng gióng vài dùi

    Thử xem âm thanh còn vui hay đã

                                       mất tiếng!?

Kết thúc cuộc Xường có thể là một đêm có thể là ba đêm. Buổi kết thúc có khi họ đã mê nhau thì họ hát Xường thề, nhưng phổ biến là Xường tiễn biệt với lời thương nhớ quyến luyến, nhắn gửi:

“Xường” của người Mường, nhất là Xường bậc có vị trí lớn trong văn hóa dân gian Mường. Nó làm cho tiếng Mường trở nên trong sáng, làm cho tâm hồn Mường trở nên phong phú và nâng cao giá trị nhân văn trong văn học dân gian Mường. Nó có giá trị đóng góp vào nền văn học dân gian của các dân tộc Việt Nam.

“Xường” Thanh Hóa có thể phân làm các loại sau:

Xường tự do và Xường cân, còn gọi là Xường bậc. Xường tự do thường là thể hiện sự cảm xúc tản mạn về nhiều mặt của cuộc đời, thân phận con người. Xường tự do là hình thức “độc” diễn phản ánh mọi sắc thái tình cảm của cư dân Mường trong cuộc sống, người hát tự do sáng tác hoặc hát theo lời ca có sẵn được trao truyền trong cộng đồng

Xường bậc là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ, có thể thức, cung cách riêng, người hát có tài ứng đáp và giọng hát truyền cảm, có sức lan toả và lay động tâm hồn. Xường là làn điệu hát dân gian, được dùng để ca ngợi, phản ánh tâm tư tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, để trai gái tỏ tình, làm quen với nhiều hình thức đa dạng. Xường có nhiều loại: xường chúc, xường kể, xường Đang, xường trai gái – giao duyên.

Xường bậc có quy mô lớn, dài hơi hơn, có quy củ, căn cốt hơn. Ở đó có các bước, các cung bậc. Có thể thấy ở loại Xường này có hai cung rõ rệt. Cung đầu có thể gọi đó là cung mở đầu để đi vào Xường bậc. Người Mường gọi đó là cung “lượn áng”. Cung này thường thấy có các bước: Xường chào hỏi, Xường mời, nài, Bước chân ra đi, Ngoái trông, Khen đất khen mường, Khen giàu có, Đánh thức Xường, Sự tích Xường, Trồng bông trồng hoa, Trồng Kè, Mở đường. Như vậy ở cung đầu này cũng đã ít nhất có 11 bước, từ Chào hỏi cho đến Mở đường. Mở đường (Phảt Khà) được biểu tượng như là mở đường cho đường vào đêm hát, đường tình, đường nghĩa. Khi đã phát được đường, bắc được cầu: “Nên lối em đi nên đường anh lại” thì Xường chuyển sang cung thứ hai là “lên bậc”.

Xường có cung có bậc thì đã rõ, nhưng có bao nhiêu bậc? Dân gian bảo rằng có 12? Cũng cần làm quen trong FolKlore con số ít khi là con số số học, phần lớn đều là con số ước lệ. Đừng vội tin rằng con số 3, số 9, số 12, 18 và 36 là con số chính xác. “Mười hai bà mụ”, “mười hai bến nước”, “ba mươi sáu chước”… đó chẳng qua là để nói số nhiều mà thôi. Cho nên nói Xường có 12 bậc cũng theo kiểu cách đó. Nhưng nhiều bậc trong đó thì đã rõ. Tên của các bậc đều là tiếng Mường cổ mang tính tượng hình theo một chiều cao dần phù hợp với cung bậc tình yêu hoặc gợi lên một cái gì cụ thể. Bậc 1 có tên “góp nhặt” (cu nhu cỏp nhỏp), ở đây là sự tìm tòi, gom góp, nhặt nhạnh những ý hay lời đẹp để hát Xường với nhau. Các bậc có tên tiếng Mường mang tính gợi hình: Lêu lao lên lồm, poong soong poót soót, Zờm Zờm, Zằng Zắng… Cách hát, còn có thể gọi là trình diễn ở mỗi bậc đều có gài hoa (cái Wa) theo tiếng chim (pẳt siềng chim) khác nhau. Đôi trai gái hát với nhau đều phải theo “căn cốt” của Xường có đối có đáp nhưng lại phải có vận dụng, sáng tạo “theo nó mà vượt lên nó”. Đó mới là người giỏi Xường. Cung bậc, căn cốt không làm hạn chế sự sáng tạo của người hát Xường.

Xường chúc thường được sử dụng trong những ngày vui như vào dịp năm mới, cầu chúc cho: Dưới sân lắm trâu nhiều bò/Trên nhà nhiều lúa chăm, lúa nếp… Có nhiều con trai/Có nhiều con gái/Con trai đan lưới gian ngoài/Con gái dệt vải gian trong… cuộc sống sung túc, an lành, mạnh khỏe, chúc về nhà mới, chúc mừng đám cưới, đứa trẻ chào đời… Xường kể (mo) thường hát khi có chuyện buồn trong tang ma. Xường kể về sự ra đời của vũ trụ, con người, muôn vật, lời dặn của người mất đối với gia đình, làng nước, niềm thương xót, nhớ nhung không quên đối với người đã khuất khi từ biệt cõi đời…

Trong số các loại xường thì xường trai gái là hình thức phong phú và có nhiều bài hát nhất. Xường trai gái là các bài ca trao duyên, trao tình giữa một bên là trai thanh và một bên là gái lịch, thông qua lời hát để bén duyên nhau mà nên chồng vợ. Xường trai gái là lời hát cất lên từ trái tim rạo rực thương yêu, không phân biệt địa vị cao thấp trong xã hội hay hát xường vì vật chất.

Xường giao duyên chủ yếu là hát về đêm: Đêm nay anh lắng em xường/Nghe chưa liền anh đường cố chấp/Em xường chưa liền khúc anh chớ có cười/Hát “cho vui áng” hát “cho rạng đêm”. Môi trường và không gian diễn ra trên ngôi nhà sàn, còn gọi đó là áng xường. Trong những cuộc hát xường thường có đầy đủ trà nước, trầu, thuốc lào… mọi người dùng chung và đèn đuốc cũng được thắp sáng để tiện cho việc trai gái có thể nhìn mặt chọn bạn tìm hiểu lẫn nhau… nam ở gian ngoài, nữ ở buồng trong. Đến với áng xường còn có người già và trẻ nhỏ ngồi nghe thưởng thức. Hát xường diễn ra giữa trai gái trong làng hay từ mường xa đến chơi, giữa chủ và khách cùng hát với nhau.

Với xường giao duyên, thường trong cuộc hát có hai bước chính là “lượn áng” và vào bậc. Bước thứ nhất có các chặng đó là xường chào và xường mời. Xường chào là lời chào khách của chủ, thăm hỏi, thể hiện sự kính trọng lịch sự và lễ độ giữa chủ và khách. Xường chào thường mở đầu bằng những lời hỏi thăm quê quán:“Em từ cửa nhà đi ra chơi áng/Em đi đến nơi Cun Khang bán đất/ Em đi khuất chỗ Cun Khang bán đạo/ Em ở đất mường nào lắm cun nhiều quan?… Xường mời thông thường bên chủ mời bên khách hát xường, nếu chủ mời không được thì chủ nài nỉ khách. Chủ đã hát xường nài rồi mà khách vẫn chưa chịu hát thì phải dỗ, tiếp tục nài và dỗ bằng được cho đến khi khách lên tiếng để rồi cả hai bên cùng nhau đối đáp với lời hát vừa thăm dò vừa khiêm nhường, ý nhị:
 
Nữ: Em xường chưa liền anh

                                 đừng cố chấp

Em xường chưa liền khúc anh

                                 chớ có cười

Nam:   Lắng xường em nói chưa liền

                             anh đâu dám chấp

Xường em chưa liền khúc

                            anh đâu dám chê…

Xường “lượn áng” là khúc dạo đầu của cuộc hát xường, chưa gửi lời thương trao lời nhớ, nhiều khi tuy chỉ mới là lời hát chào mời mà đã thâu đêm suốt sáng.

Bước hai của xường giao duyên là xường lên bậc: Xường đã có căn có cốt/Tìm đặt câu đẹp lời hay/ Để đêm nay ta lên chơi xường bậc… Xường có nhiều bậc và thường cho là 12 bậc ứng với mười hai tháng của một năm và phải hát tuần tự: Bậc một gọi là “cu nhu cọp nhọp” thể hiện sự tìm tòi, thu lượm những lời hay ý đẹp để trao duyên trao tình với nhau. Các bậc tiếp theo là: Zờm Zờm, poong soong poót soót, Zằng Zắng, lêu lao, lên lồm,… Cách hát ở mỗi bậc đều có gài hoa (cái wa) để lên bậc, trong mỗi bậc lại có phần phát triển “trẻ zán” khác nhau làn cho cuộc hát thêm sinh động và hấp dẫn. Trai gái hát đối đáp với nhau đều phải tuân thủ theo quy tắc của xường vừa phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với chủ đề, cách thức mà người hát đối với mình đưa ra.

Thông thường, cuộc xường có thể là một đêm, cũng có khi là ba đêm. Khi kết thúc có xường thề, xường dặn, và xường tạm biệt. Xường thề, xường dặn thường kết hợp với nhau, còn xường tạm biệt hát sau cùng với lời hát gửi thương, gửi nhớ, thiết tha sâu nặng: Ước chi ta đi củi chung một vác/Đi nác chung một giếng/Náu nướng chung một bóng râm/ Trời mưa lam thâm đội chung nón kín…, đến lúc chia xa thì: Em về chốn xa đất xa mường/Anh gửi em nón trắng đi đàng/ Gửi em trầu nang ăn sá… và cùng hẹn nguyền kết tóc, xe tơ: Muốn cho tiện nẻo đi về/Anh sang làm rể em về làm dâu…

Như vậy ta thấy ở các cuộc hát “Xường” nổi lên ở hai điểm, đó là cuộc sinh hoạt văn hóa: thi hát lời hay giọng tốt, đối đáp thông minh và quan trọng là đôi bạn tình tìm đến nhau bởi cảm mến vì tình.

Khác dân tộc Thái, dân tộc Mông có tục bắt vợ, hay tục ngủ thăm của một số dân tộc phía Bắc thì tục tìm bạn đời của người Mường, Thanh Hóa trước đây lại mang một màu sắc khác. Hát “Xường” phải luôn được sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh, tình cảm của người hát.
Theo baohoabinh.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu tại Quảng Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến, phối hợp các thực phẩm. Một trong những món ăn đặc sắc đó là bánh bạc đầu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Thưởng thức các món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người Sán Dìu ở vùng cao Quảng Ninh là trải nghiệm đáng nhớ.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán hay nếp sinh hoạt hằng ngày và đặc sắc trong đó có bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội làng mừng Gươl mới của đồng bào Cơ-tu thôn Aró. Ảnh: Khánh Nguyên

Người Cơ-tu vui hội mừng Gươl mới

Với đồng bào Cơ-tu ở thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam), Gươl là không gian sinh hoạt chung, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Để chào mừng công trình trọng đại này, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức lễ mừng Gươl mới, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng.

Lễ sum họp của người M’nông

Lễ sum họp của người M’nông

Cứ từ 3 đến 5 năm, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, khi mùa màng thu hoạch xong, đồng bào M’nông ở tỉnh Đắk Nông lại tổ chức lễ sum họp nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Tại chân núi Yên Tử, cộng đồng người Dao Thanh Y tuy không quá đông nhưng bà con nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt và phát huy được nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc, trở thành một phần không thể thiếu khi nói về những giá trị văn hóa phi vật thể của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Là dân tộc sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của phụ nữ với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng, tạo nên nét độc đáo riêng.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Ẩm thực của người Ê-đê

Ẩm thực của người Ê-đê

Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt.