Vị ngọt thanh long ruột đỏ trên đất gò đồi

Thanh Long ruột đỏ cây trồng cho giá trị kinh tế cao, giúp nhiều người dân Lập Thạch thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Ảnh:baovinhphuc.com.vn
Thanh Long ruột đỏ cây trồng cho giá trị kinh tế cao, giúp nhiều người dân Lập Thạch thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Ảnh:baovinhphuc.com.vn

Đến huyện lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vào cuối tháng 8/2020 với thời điểm mưa lớn liên tiếp đã khiến cho các loại trái nơi đây tươi mới, xanh mướt bao phủ các thôn, xã. Đặc biệt, cây thanh long ruột đỏ là loại cây được nông dân huyện đưa vào một số xã của huyện Lập Thạch trồng tập trung trên dưới 10 năm đã khẳng định hợp với thổ nhưỡng, khí hậu.

Vị ngọt thanh long ruột đỏ trên đất gò đồi ảnh 1Thanh Long ruột đỏ cây trồng cho giá trị kinh tế cao, giúp nhiều người dân Lập Thạch thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Ảnh:baovinhphuc.com.vn

Cây trồng này đang được nhân rộng và bao phủ một màu xanh rộng lớn với hoa thơm, quả ngọt đầy các vườn đồi của huyện Lập Thạch. Từ đó, góp phần cải thiện cuộc sống và đem lại nguồn kinh tế mới bền vững cho nông dân.

Khác với những năm trước, giờ đây, các con đường vào các xã của huyện Lập Thạch được đổ bê tông rộng rãi. Những ngôi nhà cũ, nhà tạm hiện đã được thay thế bằng nhà cao tầng khang trang... đã nói lên sự khởi sắc của một vùng quê nghèo khó trong quá khứ. Bộ mặt nông thôn đã thực sự thay da đổi thịt chính nhờ nghề trồng thanh long ruột đỏ.

"Đến với nhiều làng, xã trồng thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch, niềm vui của người dân trồng cây trái này giờ đây như được nhân đôi, nhân ba bởi thanh long vừa bao phủ xanh vùng đất gò đồi khô cằn xua tan những cái nắng nóng khắc nghiệt của những trưa hè. Chính cây này đã giúp nhiều hộ dân làm giàu thực sự, chứ không dừng lại ở câu chuyện thoát nghèo như mọi người người vẫn nói trước đây", một người trồng thanh long ruột đỏ ở xã Vận Trục thổ lộ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lập Tạch cho hay, cây thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch trước đây chưa phải là cây chủ lực do trồng thiếu tập trung, trồng phân tán ở các vườn tạp, gò đồi cùng các cây thân gỗ khác. Khoảng 10 năm trở lại đây, khi người dân theo dõi cây này phù hợp với đất đai, chất lượng sản phẩm ngày càng được nhiều khách hàng biết tới và đánh giá cao, do đó diện tích cây thanh long ruột đỏ ngày càng được nhân rộng. Đặc biết là người dân đã chuyển đổi vườn tạp, chuyển đổi diện tích gò đồi ở khu có đìa hình cao, canh tác khó khăn sang trồng thanh long ruột đỏ...

Đến năm 2020, huyện Lập Thạch đã có hơn 300 ha thanh long ruột đỏ, tập trung ở các xã như Vân Trục, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ... Cho đến nay, cây thanh long ruột đỏ đã trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực, mang thương hiệu của Huyện Lập Thạch và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Thanh long ruột đỏ Lập Thạch là sản phẩm nông nghiệp đã được bảo hộ thương hiệu và trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện. Xác định lấy cây thanh long ruột đỏ là cây trồng chủ lực, nên các địa phương đã tập trung khuyến khích các hộ dân tiếp tục cải tạo đất đồi để mở rộng diện tích trồng cây thanh long, cũng như áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong trồng và chăm sóc nhằm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hiện quả thanh long ruột đỏ Lập Thạch không chỉ được cung ứng cho thị trường trong nước, mà còn được xuất khẩu sang thị trương một số nước, bước đầu mở ra hướng đi mới để phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ theo chuỗi giá trị liên kết...

Anh Nguyễn Trung Kiên ở thôn Đồng Núi, xã Vân Trục (Lập Thạch) cho biết, gia đình anh Kiên trồng 2,5 ha thanh long. Cây từ khi trồng đến khi bói quả khoảng 10 tháng và thu hoạch đại trà khi cây trổng đạt 2 đến 3 năm tuổi. 

Theo anh Kiên, thanh long ruột đỏ là cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng để cây đạt năng suất cao, mẫu sản phẩm thanh long quả đẹp, chất lượng tốt... phải quan tâm, chăm sóc, chăm bón, nhất là thời kỳ từ khi cây ra hoa, kết trái đến lúc cây thu hoạch. Thông thường giá thanh long quả giá cả khá ổn định với mức 25.000 đến 27.000 đồng/kg.

Cây thanh long cho quả nhiều đợt trong năm chứ không thu hoạch đồng loạt và năm chỉ có một vụ như cây trồng khác. Việc thu hoạch và bảo quản dễ nên khâu vận chuyển, tiêu thụ cũng dễ dàng. Mỗi ha thanh long chăm sóc tốt, giá cả mức bình thưỡng cũng giúp nông dân thu lời tới trên dưới 300 triệu đồng/ha/năm.
Anh Lê văn Yên,ở thôn Tam Phú, xã Vân trục có 2 ha trồng thanh long ruột đỏ với 2.000 trụ (cây), nhờ vị trí vườn gần hồ nước nên thanh long vườn nhà được chăm sóc, tưới đều đặn, cây trồng sinh trưởng tốt. Những năm gần đây, vườn thanh long ruột đỏ của gia đình anh Yên có thu hoạch khá cao, hiệu quả đạt tới 350- 400 triệu đồng/ha/năm.

Tháng 7/2015, UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể Thanh Long ruột đỏ huyện Lập Thạch. Đây là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đạt được thương hiệu này. Cây thanh long ruột đỏ được trồng ở Lập Thạch có vị ngọt đậm, thơm hơn một số loại thanh long trồng nơi khác.

Đây là cây thuộc họ xương rồng, có khả năng chịu hạn tốt và phát triển trên các vùng đồi khô cằn; quy trình trồng, chăm sóc tương đối đơn giản. Việc đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng tập trung theo hướng hàng hóa, chất lượng sản phẩm đã và đang được nhiều người tiêu dùng biết đến góp phần giúp các địa phương huyện Lập Thạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hiệu quả, tạo dựng, giữ gìn uy tín, mở rộng thị trường cho sản phẩm này, giúp người dân yên tâm sản xuất.

Hiện, các cơ quan chức năng huyện Lập Thạch tiếp tục tuyên truyền vận động, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, được hướng dẫn khoa học kỹ thuật chăm sóc cây thanh long, bảo quản sản phẩm quả sau thu hoạch, việc quảng bá sản phẩm...Điều này nhằm tiếp tục mở rộng quy mô diện tích và trở thành cây trồng chủ lực, giúp nông dân huyện miền núi Lập Thạch làm giàu chính đáng từ cây trồng này...

Nguyễn Trọng Lịch

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

"Tám điều Bác dặn" là mạch nguồn sức mạnh vượt khó cho địa đầu Tổ quốc

"Tám điều Bác dặn" là mạch nguồn sức mạnh vượt khó cho địa đầu Tổ quốc

Hà Giang - miền đất địa đầu Tổ quốc, nơi hội tụ những con người kiên cường, trung hậu, luôn khắc ghi sâu sắc lời dạy của Bác Hồ trong chuyến thăm lịch sử vào năm 1961. “Tám điều Bác dặn” khi ấy không chỉ là kim chỉ nam cho sự phát triển của tỉnh mà còn trở thành mạch nguồn sức mạnh, hun đúc ý chí vượt khó vươn lên của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc nơi đây.

Làng gốm Gia Thủy giữ lửa xuyên Tết

Làng gốm Gia Thủy giữ lửa xuyên Tết

Từ những cục đất vô tri, qua bàn tay của các nghệ nhân làng nghề gốm Gia Thủy, đã biến thành những chiếc chum, vại, ấm, chén, lọ hoa... là những sản phẩm thủ công đặc sắc đi đến mọi miền của đất nước. Hơn 60 năm qua, làng nghề gốm Gia Thủy, xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình luôn đỏ lửa để cho ra đời những sản phẩm gốm đặc trưng, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng.

Giữ gìn hương vị bánh, mứt Tết cổ truyền

Giữ gìn hương vị bánh, mứt Tết cổ truyền

Bánh tét và mứt là món ăn ngon, không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân miền Tây. Mùi thơm lừng của mứt, của đòn bánh tét nóng hổi như nhắc nhở mọi người về một cái Tết đoàn viên, gia đình cùng thưởng thức món ngon mà ông bà đã lưu truyền qua nhiều đời. Ngày nay, xã hội phát triển, nhiều loại bánh, mứt được sản xuất công nghiệp với mẫu mã đa dạng, nhưng với nhiều gia đình, mứt Tết được làm thủ công vẫn có một hương vị riêng.

Lẩu mắm - món ngon mà bất kỳ du khách nào khi ghé thăm U Minh đều không thể bỏ qua. Ảnh: Huỳnh Anh - TTXVN

Ẩm thực nơi Đất Mũi

Cà Mau, mảnh đất tận cùng của Tổ quốc, nơi vươn ra biển cả bao la, nơi có những cánh đồng, khu rừng đước xanh bạt ngàn. Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, Cà Mau còn khiến bất cứ du khách ghé thăm phải mê mẩn bởi ẩm thực độc đáo, đậm đà hương vị của đất trời và con người nơi đây.

Gìn giữ danh thơm cho làng hương xạ

Gìn giữ danh thơm cho làng hương xạ

Trên cả nước có nhiều nơi làm hương, nhưng ở thôn Cao, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên (Hưng Yên) được xem là nơi phát tích của nghề làm hương với truyền thuyết vào thế kỷ XVIII, người con gái tài, sắc họ Đào đi buôn bán và học được nghề làm hương, khi trở về đã truyền dạy lại cho người dân trong làng. Trước sự biến đổi của xã hội, nghề làm hương không bị mai một mà ngày càng được mở rộng phát triển. Điều làm nên tên tuổi thương hiệu chính ở việc người dân biết giữ danh thơm cho nghề làm hương, không vì lợi nhuận mà đánh đổi chất lượng.

Hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ

Hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ

Mứt dừa vốn là một đặc sản mang đậm hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ. Tận dụng nguyên liệu sẵn có, qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị, làm nên món mứt dừa đầy ắp ngọt ngào.

Làng hoa Sa Đéc những ngày áp Tết

Làng hoa Sa Đéc những ngày áp Tết

Làng hoa, kiểng Sa Đéc, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) có tên gọi ban đầu là làng hoa Tân Quy Đông, một làng hoa truyền thống hơn 100 năm tuổi, nằm bên bờ sông Tiền và được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa, kiểng.

Hoa đào kép xứ Lạng giá tăng vẫn đắt hàng

Hoa đào kép xứ Lạng giá tăng vẫn đắt hàng

Xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn được xem vừa "vựa" đào lớn nhất địa phương bởi hoa đẹp, cánh kép, sắc thắm, lâu tàn nên thu hút dân chơi đào trong và ngoài tỉnh. Giá đào năm nay tăng cao hơn so với mọi năm song các chủ vườn đào tại đây đã bán hết hàng...

Nông dân Bạc Liêu được mùa, được giá dưa hấu Tết

Nông dân Bạc Liêu được mùa, được giá dưa hấu Tết

Những ngày này, trên các cánh đồng dưa hấu ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu tràn ngập không khí rộn ràng thu hoạch dưa phục vụ Tết Nguyên đán. Nhờ thời tiết thuận lợi cộng với kỹ thuật của nông dân ngày càng được nâng lên nên vụ dưa năm nay có năng suất cao hơn so với năm trước, giá bán cũng cao hơn, nông dân rất phấn khởi.

Quất Nam Phong đắt hàng, được giá

Quất Nam Phong đắt hàng, được giá

Còn 1 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng nhiều vườn quất ở phường Nam Phong, thủ phủ quất của thành phố Nam Định đã hết cây hoặc còn lại rất ít. Quất đắt hàng, giá cao hơn mọi năm khiến người trồng quất phấn khởi, tươi vui.

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh hút khách dịp cận Tết

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh hút khách dịp cận Tết

Quảng Ninh là một trong những tỉnh triển khai Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) sớm và hiệu quả trong cả nước. Các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Dịp cận Tết, các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh cũng như các tỉnh thành khác thu hút đông người dân mua sắm.

Nghề thủ công truyền thống góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum

Nghề thủ công truyền thống góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum

Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum, đan lát được xem như một trong những nét văn hóa truyền thống, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước tình trạng nghề đan lát đang dần mất “chỗ đứng” trong quá trình phát triển, cộng đồng các dân tộc tại Kon Tum đang ra sức truyền nghề cho thế hệ trẻ và đưa sản phẩm đan lát thành hàng hóa nhằm tăng thêm thu nhập, hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị ngành nghề truyền thống này.

 Thủ phủ bánh chưng vào vụ cao điểm sản xuất lớn nhất năm

Thủ phủ bánh chưng vào vụ cao điểm sản xuất lớn nhất năm

Thủ phủ bánh chưng Hà Nội - Làng nghề bánh chưng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì) đang vào vụ cao điểm sản xuất bánh chưng lớn nhất năm. Mỗi ngày, làng nghề xuất xưởng hàng vạn chiếc bánh để phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán 2025.

Âm vang tiếng trống Hoàng Hà

Âm vang tiếng trống Hoàng Hà

Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng bằng tình yêu nghề của nghệ nhân, việc tuân thủ những quy định khắt khe khi làm nghề nên nghề làm trống có tuổi đời hàng trăm năm ở làng Hoàng Hà, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vẫn được giữ gìn, phát huy. Những ngày cuối năm, không khí làng trống sôi động, bận rộn hơn, nhiều hộ làm ngày, làm đêm để đáp ứng nhu cầu tăng cao dịp Tết Nguyên đán, phục vụ mùa lễ hội đầu năm mới.

Sản phẩm OCOP của Nghệ An tưng bừng chào Tết

Sản phẩm OCOP của Nghệ An tưng bừng chào Tết

Với tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã đẹp nên nhiều sản phẩm OCOP của các địa phương trong tỉnh Nghệ An đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để làm quà biếu, tặng trong dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là mùa vụ quan trọng nhất trong năm đối với nhiều chủ thể OCOP.

“Vương quốc hoa kiểng” Chợ Lách nhộn nhịp ngày cận Tết

“Vương quốc hoa kiểng” Chợ Lách nhộn nhịp ngày cận Tết

Những ngày cuối tháng chạp, vùng trồng hoa kiểng tại huyện Chợ Lách (Bến Tre), nơi được ví như "Vương quốc" hoa kiểng của cả nước, không khí trở nên nhộn nhịp, sôi động; khắp các con đường, thửa ruộng đều tràn ngập sắc hoa. Người trồng hoa đang tất bật chuẩn bị cho công đoạn cuối cùng và chuyển hoa, cây cảnh đi khắp nơi phục vụ người dân khi Tết đến.

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Ngày 21/1 (ngày 22 tháng Chạp), không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập khắp các nẻo đường, cánh đồng hoa Tân Ba ở thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tại đây, những người nông dân tất bật thu hoạch hoa để kịp cung cấp cho người dân trong dịp tiễn ông Công ông Táo, và các chuyến hoa xuôi ngược càng làm cho không khí Tết thêm phần nhộn nhịp.

Mỹ Lồng - Làng nghề bánh tráng hơn 100 năm tuổi vào Xuân

Mỹ Lồng - Làng nghề bánh tráng hơn 100 năm tuổi vào Xuân

Mỗi độ Tết đến, Xuân về, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng hơn 100 năm tuổi ở ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre lại nhộn nhịp bước vào vụ sản xuất Tết. Trải qua nhiều thăng trầm, người dân nơi đây vẫn miệt mài “giữ lửa’’cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa này, góp phần tô thắm cho mùa Xuân, mang lại cái Tết cổ truyền ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Độc đáo thương hiệu hoa giấy bonsai

Độc đáo thương hiệu hoa giấy bonsai

Bằng kinh nghiệm và tay nghề lâu năm trong lĩnh vực trồng cây cảnh, những nghệ nhân trồng hoa giấy ở làng nghề hoa giấy Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) đã làm chủ kỹ thuật sản xuất loại hoa giấy bonsai. Từ việc trồng nhỏ lẻ, đến nay đã có nhà vườn cung cấp hơn 1.200 cây hoa giấy bonsai các loại cho thị trường Tết 2025.

Thanh Hóa có thêm một sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia

Thanh Hóa có thêm một sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết, trải qua nhiều vòng đánh giá nghiêm ngặt, khách quan, công tâm từ phân loại, thẩm định hồ sơ, khảo sảt thực tế, chấm điểm… sản phẩm nước mắm Lê Gia - cốt đặc biệt 40N của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia (mắm Lê Gia) vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đánh giá, chấm điểm và công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao. Đây cũng là sản phẩm thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhân OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Làng nghề bánh tráng Hậu Thành nhộn nhịp sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề bánh tráng Hậu Thành nhộn nhịp sản xuất phục vụ Tết

Đến với xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang những ngày cuối năm, không khí của làng nghề bánh tráng đang vô cùng nhộn nhịp, người dân tất bật vào vụ Tết. Đây là một trong những làng nghề đã tồn tại lâu đời, nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tôn vinh những nghề truyền thống ở huyện Lai Vung

Tôn vinh những nghề truyền thống ở huyện Lai Vung

Tối 16/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, UBND huyện tổ chức Khai mạc Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống năm 2025 với chủ đề “Bản sắc bền lâu, khắc sâu giá trị”.

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội “Hương bưởi Tân Triều

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội “Hương bưởi Tân Triều

Tối 16/1, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ hội “Hương bưởi Tân Triều” với chủ đề Vĩnh Cửu - tình đất, tình người. Đây là lần đầu tiên Đồng Nai tổ chức lễ hội về loại quả nổi tiếng của tỉnh nhằm quảng bá rộng rãi đến du khách trong nước và quốc tế.

Nhộn nhịp nghề trồng nấm Tết ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Nhộn nhịp nghề trồng nấm Tết ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Cận những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các hộ trồng nấm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tất bật chăm sóc. Năm nay, giá các loại nấm đang ở mức cao, bà con nông dân hy vọng sẽ có một vụ thu hoạch nấm “được mùa, được giá” để đón cái Tết sung túc.

Làng nghề miến dong Đồi Ao chạy đua làm hàng Tết

Làng nghề miến dong Đồi Ao chạy đua làm hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, các hộ làm miến dong Đồi Ao thuộc xã Cẩm Bình, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đang chạy đua với thời gian để gấp rút cho ra những sản phẩm miến chất lượng nhất.

Cam giòn Thượng Lộc hút khách dịp Tết

Cam giòn Thượng Lộc hút khách dịp Tết

Với hương vị thơm ngon đặc trưng và chất lượng vượt trội, cam giòn Thượng Lộc - đặc sản của vùng trà sơn huyện Can Lộc, Hà Tĩnh đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Dù giá thành cao, nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu loại quả đặc sản này. Thời điểm Tết Nguyên Đán 2025 cũng là lúc cam Thượng Lộc vào độ ngọt đậm, các nhà vườn tất bật thu hoạch cam phục vụ thị trường Tết.

Điện Biên: Đặc sản truyền thống địa phương hút khách dịp Tết

Điện Biên: Đặc sản truyền thống địa phương hút khách dịp Tết

Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm đặc sản Điện Biên như thịt gác bếp, miến dong tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, những ngày này, khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các hợp tác xã, hộ gia đình làm miến dong, thịt gác bếp tại Điện Biên đang tất bật sản xuất để kịp đơn hàng phục vụ nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh.