Vị ngọt thanh long ruột đỏ trên đất gò đồi

Thanh Long ruột đỏ cây trồng cho giá trị kinh tế cao, giúp nhiều người dân Lập Thạch thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Ảnh:baovinhphuc.com.vn
Thanh Long ruột đỏ cây trồng cho giá trị kinh tế cao, giúp nhiều người dân Lập Thạch thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Ảnh:baovinhphuc.com.vn

Đến huyện lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vào cuối tháng 8/2020 với thời điểm mưa lớn liên tiếp đã khiến cho các loại trái nơi đây tươi mới, xanh mướt bao phủ các thôn, xã. Đặc biệt, cây thanh long ruột đỏ là loại cây được nông dân huyện đưa vào một số xã của huyện Lập Thạch trồng tập trung trên dưới 10 năm đã khẳng định hợp với thổ nhưỡng, khí hậu.

Vị ngọt thanh long ruột đỏ trên đất gò đồi ảnh 1Thanh Long ruột đỏ cây trồng cho giá trị kinh tế cao, giúp nhiều người dân Lập Thạch thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Ảnh:baovinhphuc.com.vn

Cây trồng này đang được nhân rộng và bao phủ một màu xanh rộng lớn với hoa thơm, quả ngọt đầy các vườn đồi của huyện Lập Thạch. Từ đó, góp phần cải thiện cuộc sống và đem lại nguồn kinh tế mới bền vững cho nông dân.

Khác với những năm trước, giờ đây, các con đường vào các xã của huyện Lập Thạch được đổ bê tông rộng rãi. Những ngôi nhà cũ, nhà tạm hiện đã được thay thế bằng nhà cao tầng khang trang... đã nói lên sự khởi sắc của một vùng quê nghèo khó trong quá khứ. Bộ mặt nông thôn đã thực sự thay da đổi thịt chính nhờ nghề trồng thanh long ruột đỏ.

"Đến với nhiều làng, xã trồng thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch, niềm vui của người dân trồng cây trái này giờ đây như được nhân đôi, nhân ba bởi thanh long vừa bao phủ xanh vùng đất gò đồi khô cằn xua tan những cái nắng nóng khắc nghiệt của những trưa hè. Chính cây này đã giúp nhiều hộ dân làm giàu thực sự, chứ không dừng lại ở câu chuyện thoát nghèo như mọi người người vẫn nói trước đây", một người trồng thanh long ruột đỏ ở xã Vận Trục thổ lộ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lập Tạch cho hay, cây thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch trước đây chưa phải là cây chủ lực do trồng thiếu tập trung, trồng phân tán ở các vườn tạp, gò đồi cùng các cây thân gỗ khác. Khoảng 10 năm trở lại đây, khi người dân theo dõi cây này phù hợp với đất đai, chất lượng sản phẩm ngày càng được nhiều khách hàng biết tới và đánh giá cao, do đó diện tích cây thanh long ruột đỏ ngày càng được nhân rộng. Đặc biết là người dân đã chuyển đổi vườn tạp, chuyển đổi diện tích gò đồi ở khu có đìa hình cao, canh tác khó khăn sang trồng thanh long ruột đỏ...

Đến năm 2020, huyện Lập Thạch đã có hơn 300 ha thanh long ruột đỏ, tập trung ở các xã như Vân Trục, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ... Cho đến nay, cây thanh long ruột đỏ đã trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực, mang thương hiệu của Huyện Lập Thạch và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Thanh long ruột đỏ Lập Thạch là sản phẩm nông nghiệp đã được bảo hộ thương hiệu và trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện. Xác định lấy cây thanh long ruột đỏ là cây trồng chủ lực, nên các địa phương đã tập trung khuyến khích các hộ dân tiếp tục cải tạo đất đồi để mở rộng diện tích trồng cây thanh long, cũng như áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong trồng và chăm sóc nhằm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hiện quả thanh long ruột đỏ Lập Thạch không chỉ được cung ứng cho thị trường trong nước, mà còn được xuất khẩu sang thị trương một số nước, bước đầu mở ra hướng đi mới để phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ theo chuỗi giá trị liên kết...

Anh Nguyễn Trung Kiên ở thôn Đồng Núi, xã Vân Trục (Lập Thạch) cho biết, gia đình anh Kiên trồng 2,5 ha thanh long. Cây từ khi trồng đến khi bói quả khoảng 10 tháng và thu hoạch đại trà khi cây trổng đạt 2 đến 3 năm tuổi. 

Theo anh Kiên, thanh long ruột đỏ là cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng để cây đạt năng suất cao, mẫu sản phẩm thanh long quả đẹp, chất lượng tốt... phải quan tâm, chăm sóc, chăm bón, nhất là thời kỳ từ khi cây ra hoa, kết trái đến lúc cây thu hoạch. Thông thường giá thanh long quả giá cả khá ổn định với mức 25.000 đến 27.000 đồng/kg.

Cây thanh long cho quả nhiều đợt trong năm chứ không thu hoạch đồng loạt và năm chỉ có một vụ như cây trồng khác. Việc thu hoạch và bảo quản dễ nên khâu vận chuyển, tiêu thụ cũng dễ dàng. Mỗi ha thanh long chăm sóc tốt, giá cả mức bình thưỡng cũng giúp nông dân thu lời tới trên dưới 300 triệu đồng/ha/năm.
Anh Lê văn Yên,ở thôn Tam Phú, xã Vân trục có 2 ha trồng thanh long ruột đỏ với 2.000 trụ (cây), nhờ vị trí vườn gần hồ nước nên thanh long vườn nhà được chăm sóc, tưới đều đặn, cây trồng sinh trưởng tốt. Những năm gần đây, vườn thanh long ruột đỏ của gia đình anh Yên có thu hoạch khá cao, hiệu quả đạt tới 350- 400 triệu đồng/ha/năm.

Tháng 7/2015, UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể Thanh Long ruột đỏ huyện Lập Thạch. Đây là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đạt được thương hiệu này. Cây thanh long ruột đỏ được trồng ở Lập Thạch có vị ngọt đậm, thơm hơn một số loại thanh long trồng nơi khác.

Đây là cây thuộc họ xương rồng, có khả năng chịu hạn tốt và phát triển trên các vùng đồi khô cằn; quy trình trồng, chăm sóc tương đối đơn giản. Việc đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng tập trung theo hướng hàng hóa, chất lượng sản phẩm đã và đang được nhiều người tiêu dùng biết đến góp phần giúp các địa phương huyện Lập Thạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hiệu quả, tạo dựng, giữ gìn uy tín, mở rộng thị trường cho sản phẩm này, giúp người dân yên tâm sản xuất.

Hiện, các cơ quan chức năng huyện Lập Thạch tiếp tục tuyên truyền vận động, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, được hướng dẫn khoa học kỹ thuật chăm sóc cây thanh long, bảo quản sản phẩm quả sau thu hoạch, việc quảng bá sản phẩm...Điều này nhằm tiếp tục mở rộng quy mô diện tích và trở thành cây trồng chủ lực, giúp nông dân huyện miền núi Lập Thạch làm giàu chính đáng từ cây trồng này...

Nguyễn Trọng Lịch

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm