Âm vang tiếng trống Hoàng Hà

Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng bằng tình yêu nghề của nghệ nhân, việc tuân thủ những quy định khắt khe khi làm nghề nên nghề làm trống có tuổi đời hàng trăm năm ở làng Hoàng Hà, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vẫn được giữ gìn, phát huy. Những ngày cuối năm, không khí làng trống sôi động, bận rộn hơn, nhiều hộ làm ngày, làm đêm để đáp ứng nhu cầu tăng cao dịp Tết Nguyên đán, phục vụ mùa lễ hội đầu năm mới.

Trăn trở giữ nghề

Năm nay 75 tuổi, nhưng ông Nguyễn Xuân Kỷ, xóm Thanh Nam, xã Diễn Hoàng đã có “thâm niên” làm trống gần 60 năm. Theo nghề đã hơn nửa đời người, nên mỗi khi được hỏi, ông lại say sưa kể về từng công đoạn, chia sẻ cách làm và một vài bí quyết. Để làm ra cái trống đẹp và âm vang, rền, gỗ làm trống phải là gỗ mít già từ 40 năm tuổi trở đi và chỉ sử dụng gỗ lõi để trống làm ra không bị rút gỗ, cong vênh, giữ được tiếng; cũng có nhà tận dụng gỗ giác (phần trắng bên ngoài tiếp giáp với vỏ cây) để làm nhưng giá bán rất rẻ.

potal-am-vang-tieng-trong-hoang-ha-7821375.jpg
Để làm ra một chiếc trống hoàn chỉnh, các nghệ nhân trong làng trống Hoàng Hà rất dày công, tỉ mỉ chau chuốt cả 3 khâu quan trọng: làm da, làm tang và bưng trống. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

“Ngày xưa gỗ mít nhiều dễ mua, còn giờ phải đặt gom rồi lấy từng đợt vì rất hiếm kể cả lên các huyện miền núi. Để tạo được âm thanh vang rền khi đánh, da làm mặt trống bắt buộc phải dùng da trâu bò già, ít ra cũng đã được nuôi 3- 4 năm trở lên, chủ yếu dùng da bò của các vùng miền núi cao”, ông Kỷ kể.

potal-am-vang-tieng-trong-hoang-ha-7821382.jpg
Đo kích thước làm trống, nhiều công đoạn làm trống vẫn phải làm bằng thủ công. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Để làm ra một chiếc trống hoàn chỉnh, các nghệ nhân rất dày công, tỉ mỉ trau chuốt cả 3 khâu quan trọng: làm da, làm tang và bưng trống. Da bò mua về được rửa sạch, hoàn toàn không dùng hóa chất mà được xử lý thủ công, bào mỏng căng ra trên khung tre phơi nắng từ 2 - 3 ngày rồi đưa vào bóng mát để 2 - 3 tiếng đồng hồ cho nhuần lại rồi mới căng, bào da, đo cắt theo kích thước và hình mặt trống. Những công đoạn này được thợ trống làm rất cẩn thận để không ảnh hưởng đến độ rền của tiếng trống. Việc căng, chỉnh, lấy tiếng, miệng tang đều phải đúng kỹ thuật, nếu không trống sẽ bị cắt âm, không kêu. Trong đó, công đoạn bào da mặt trống là khó nhất, quyết định âm thanh tốt và phù hợp cho từng loại trống, đòi hỏi người thợ phải kinh nghiệm để cảm nhận được độ mỏng, dày của da trống.

potal-am-vang-tieng-trong-hoang-ha-7821381.jpg
Da bò mua về được rửa sạch, hoàn toàn không dùng hoá chất mà được xử lý thủ công rồi mới căng, bào da, đo cắt theo kích thước và hình mặt trống. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Ông Kỷ chia sẻ: “Nghề đã được lưu truyền trong gia đình tôi 4 đời. Trong gia đình bây giờ hai vợ chồng tôi và con trai chỉ chuyên làm trống”.

Nghề làm trống ở Diễn Hoàng đã có từ hàng trăm năm nay. Thời trước, mọi công đoạn đều làm thủ công, thợ ròng rã nửa tháng trời mới làm xong một cái trống to, trống nhỏ hơn cũng phải 5 - 7 ngày. Từ những năm 2005 - 2006 bắt đầu có máy cưa vanh và máy bào, thời gian làm giảm xuống 4 - 5 ngày mà nhẹ nhàng hơn hẳn. Hiện các hộ cơ bản đều trang bị đầy đủ máy cưa, máy ghép, tuy nhiên một số công đoạn vẫn phải làm thủ công để có thể cho ra những chiếc trống có âm thanh tốt.

Đặt chân đến làng Thanh Nam những ngày cuối năm có thể thấy ai nấy đều tất bật hơn. Theo thông lệ, từ tháng 11 âm lịch năm trước đến hết tháng Giêng năm sau là mùa cao điểm làm trống để phục vụ dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu năm. Nhà anh Nguyễn Đình Cát cũng đang tất bật ngày đêm hoàn thiện trống để trả hàng cho khách đã đặt. Anh Cát cho hay, nếu bình thường bán 7 - 8 cái trống/tháng thì dịp cuối năm, mỗi tháng tiêu thụ 14 - 15 cái, từ tháng 12 âm lịch đến Rằm tháng Giêng bán được 20 - 30 cái.

potal-am-vang-tieng-trong-hoang-ha-7821377.jpg
Da bò mua về được rửa sạch, hoàn toàn không dùng hoá chất mà được xử lý thủ công, bào mỏng căng ra trên khung tre phơi nắng từ 2 - 3 ngày rồi đưa vào bóng mát để 2 - 3 tiếng đồng hồ cho nhuần lại rồi mới căng, bào da, đo cắt theo kích thước và hình mặt trống. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Có lịch sử hàng trăm năm, làng trống Hoàng Hà giữ nét độc đáo khi bí quyết làm nghề chỉ được truyền bá trong dòng họ Nguyễn. Quy định bất thành văn từ xa xưa khiến cho nghề làm trống ngày càng thu hẹp, mai một dần. Đây cũng là trăn trở của các gia đình làm nghề, nhất là khi lớp trẻ hiện nay đều đi học, đi làm ăn xa hay làm những ngành nghề khác có thu nhập cao hơn, rất hiếm người theo nghề truyền thống của cha ông.

Quyết tâm gìn giữ nét đẹp văn hóa

Trong văn hóa dân gian của người Việt, tiếng trống trở thành một phần không thể thiếu, vừa hào hùng lại vô cùng thiêng liêng. Sản phẩm trống ở làng Hoàng Hà phong phú, đa dạng với trên 10 loại trống, từ trống đại, trống trung đến trống tiểu, trong đó cũng chia ra nhiều loại, phục vụ đa dạng nhu cầu từ các trường học, đền chùa, trống họ, trống dùng trong các sự kiện văn hóa, với các loại trống chèo, trống múa, trống âm nhạc…

potal-am-vang-tieng-trong-hoang-ha-7821374.jpg
Để làm ra một chiếc trống hoàn chỉnh, các nghệ nhân trong làng trống Hoàng Hà rất dày công, tỉ mỉ chau chuốt cả 3 khâu quan trọng: làm da, làm tang và bưng trống. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Theo thợ làm nghề, tang trống bền, có thể để hàng trăm năm không hỏng, nhưng mặt trống thường chỉ chịu được 6 - 7 năm sử dụng là thủng, nên ngoài mua mới, khách hàng thường gửi trống để sửa lại. Hiện trống trung có giá 3 triệu đồng/cái, trống đại được chạm trổ cầu kỳ với rồng, phượng và hoa văn sơn son thếp vàng 7 triệu đồng/cái, trống nhỏ chỉ mấy trăm nghìn đồng/cái. Bên cạnh đó, thợ làng trống Hoàng Hà cũng từng làm những cái trống to cao hơn 2m có giá hàng trăm triệu đồng theo nhu cầu của khách đặt.

potal-am-vang-tieng-trong-hoang-ha-7821380.jpg
Trống Hoàng Hà có lịch sử hàng trăm năm nay. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Trống Hoàng Hà còn được tiêu thụ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa, các tỉnh miền Nam hay bán sang Lào. Thời kỳ thịnh vượng, làng có trên 40 hộ làm nghề nhưng hiện chỉ còn 14 hộ.

Ông Hồ Hoàng, Phó chủ tịch UBND xã Diễn Hoàng cho biết: Mặc dù vật liệu làm trống ngày càng hiếm và đắt, như gỗ mít phải tìm mua tận các huyện miền núi Tân Kỳ, Nghĩa Ðàn, Quế Phong, da bò phải đến các lò giết mổ để lựa chọn kỳ công, nhưng các gia đình làm trống Hoàng Hà vẫn quyết tâm gìn giữ, duy trì, phát triển nghề truyền thống. Ngoài một số hộ chỉ làm theo “mùa vụ”, một ít hộ không phát triển được nên bỏ, thì những hộ đã làm nghề lâu đời vẫn giữ nghề, quyết tâm duy trì, phát triển nghề truyền thống.

potal-am-vang-tieng-trong-hoang-ha-7821379.jpg
Sản phẩm trống ở làng Hoàng Hà phong phú, đa dạng với trên 10 loại trống. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Ngày nay, những người thợ làng nghề trống Hoàng Hà luôn luôn tìm tòi và sáng tạo các sản phẩm để đáp ứng được thị hiếu, thẩm mỹ của người sử dụng. Đó là sự đa dạng hóa các sản phẩm, sáng tạo nhiều chủng loại, kiểu dáng trống mới. Từ đó, nghề làm trống đã mang lại lợi ích về kinh tế, nhiều người thợ đã làm giàu trên chính mảnh đất quê hương chiêm trũng bằng chính bàn tay khối óc của mình.

potal-am-vang-tieng-trong-hoang-ha-7821390.jpg
Dịp cuối năm, ông Cát tiêu thụ 14 - 15 cái trống/tháng, từ tháng 12 âm lịch đến rằm tháng giêng bán được 20 - 30 cái. Ảnh: Bích Huệ - TTVXN

“Cùng với việc lưu giữ nghề truyền thống, việc nắm bắt kịp thời nhu cầu xã hội và áp dụng vào từng sản phẩm đã giúp đời sống nhân dân ngày càng phát triển. Huyện cũng hướng người dân đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng kỹ năng làm nghề trống để chuyển đổi sang làm các sản phẩm liên quan đến trống như bom rượu, bồn tắm sinh học, thùng đựng gạo phong thủy,… Từ đó giúp người dân làng trống Hoàng Hà phát huy nghề truyền thống và “giữ lửa” nghề, truyền tiếp cho các thế hệ sau”, ông Phạm Xuân Sánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cho biết.

Bích Huệ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

 Thủ phủ bánh chưng vào vụ cao điểm sản xuất lớn nhất năm

Thủ phủ bánh chưng vào vụ cao điểm sản xuất lớn nhất năm

Thủ phủ bánh chưng Hà Nội - Làng nghề bánh chưng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì) đang vào vụ cao điểm sản xuất bánh chưng lớn nhất năm. Mỗi ngày, làng nghề xuất xưởng hàng vạn chiếc bánh để phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán 2025.

“Vương quốc hoa kiểng” Chợ Lách nhộn nhịp ngày cận Tết

“Vương quốc hoa kiểng” Chợ Lách nhộn nhịp ngày cận Tết

Những ngày cuối tháng chạp, vùng trồng hoa kiểng tại huyện Chợ Lách (Bến Tre), nơi được ví như "Vương quốc" hoa kiểng của cả nước, không khí trở nên nhộn nhịp, sôi động; khắp các con đường, thửa ruộng đều tràn ngập sắc hoa. Người trồng hoa đang tất bật chuẩn bị cho công đoạn cuối cùng và chuyển hoa, cây cảnh đi khắp nơi phục vụ người dân khi Tết đến.

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Ngày 21/1 (ngày 22 tháng Chạp), không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập khắp các nẻo đường, cánh đồng hoa Tân Ba ở thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tại đây, những người nông dân tất bật thu hoạch hoa để kịp cung cấp cho người dân trong dịp tiễn ông Công ông Táo, và các chuyến hoa xuôi ngược càng làm cho không khí Tết thêm phần nhộn nhịp.

Mỹ Lồng - Làng nghề bánh tráng hơn 100 năm tuổi vào Xuân

Mỹ Lồng - Làng nghề bánh tráng hơn 100 năm tuổi vào Xuân

Mỗi độ Tết đến, Xuân về, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng hơn 100 năm tuổi ở ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre lại nhộn nhịp bước vào vụ sản xuất Tết. Trải qua nhiều thăng trầm, người dân nơi đây vẫn miệt mài “giữ lửa’’cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa này, góp phần tô thắm cho mùa Xuân, mang lại cái Tết cổ truyền ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Độc đáo thương hiệu hoa giấy bonsai

Độc đáo thương hiệu hoa giấy bonsai

Bằng kinh nghiệm và tay nghề lâu năm trong lĩnh vực trồng cây cảnh, những nghệ nhân trồng hoa giấy ở làng nghề hoa giấy Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) đã làm chủ kỹ thuật sản xuất loại hoa giấy bonsai. Từ việc trồng nhỏ lẻ, đến nay đã có nhà vườn cung cấp hơn 1.200 cây hoa giấy bonsai các loại cho thị trường Tết 2025.

Thanh Hóa có thêm một sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia

Thanh Hóa có thêm một sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết, trải qua nhiều vòng đánh giá nghiêm ngặt, khách quan, công tâm từ phân loại, thẩm định hồ sơ, khảo sảt thực tế, chấm điểm… sản phẩm nước mắm Lê Gia - cốt đặc biệt 40N của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia (mắm Lê Gia) vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đánh giá, chấm điểm và công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao. Đây cũng là sản phẩm thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhân OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Làng nghề bánh tráng Hậu Thành nhộn nhịp sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề bánh tráng Hậu Thành nhộn nhịp sản xuất phục vụ Tết

Đến với xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang những ngày cuối năm, không khí của làng nghề bánh tráng đang vô cùng nhộn nhịp, người dân tất bật vào vụ Tết. Đây là một trong những làng nghề đã tồn tại lâu đời, nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tôn vinh những nghề truyền thống ở huyện Lai Vung

Tôn vinh những nghề truyền thống ở huyện Lai Vung

Tối 16/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, UBND huyện tổ chức Khai mạc Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống năm 2025 với chủ đề “Bản sắc bền lâu, khắc sâu giá trị”.

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội “Hương bưởi Tân Triều

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội “Hương bưởi Tân Triều

Tối 16/1, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ hội “Hương bưởi Tân Triều” với chủ đề Vĩnh Cửu - tình đất, tình người. Đây là lần đầu tiên Đồng Nai tổ chức lễ hội về loại quả nổi tiếng của tỉnh nhằm quảng bá rộng rãi đến du khách trong nước và quốc tế.

Nhộn nhịp nghề trồng nấm Tết ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Nhộn nhịp nghề trồng nấm Tết ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Cận những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các hộ trồng nấm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tất bật chăm sóc. Năm nay, giá các loại nấm đang ở mức cao, bà con nông dân hy vọng sẽ có một vụ thu hoạch nấm “được mùa, được giá” để đón cái Tết sung túc.

Làng nghề miến dong Đồi Ao chạy đua làm hàng Tết

Làng nghề miến dong Đồi Ao chạy đua làm hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, các hộ làm miến dong Đồi Ao thuộc xã Cẩm Bình, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đang chạy đua với thời gian để gấp rút cho ra những sản phẩm miến chất lượng nhất.

Cam giòn Thượng Lộc hút khách dịp Tết

Cam giòn Thượng Lộc hút khách dịp Tết

Với hương vị thơm ngon đặc trưng và chất lượng vượt trội, cam giòn Thượng Lộc - đặc sản của vùng trà sơn huyện Can Lộc, Hà Tĩnh đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Dù giá thành cao, nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu loại quả đặc sản này. Thời điểm Tết Nguyên Đán 2025 cũng là lúc cam Thượng Lộc vào độ ngọt đậm, các nhà vườn tất bật thu hoạch cam phục vụ thị trường Tết.

Điện Biên: Đặc sản truyền thống địa phương hút khách dịp Tết

Điện Biên: Đặc sản truyền thống địa phương hút khách dịp Tết

Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm đặc sản Điện Biên như thịt gác bếp, miến dong tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, những ngày này, khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các hợp tác xã, hộ gia đình làm miến dong, thịt gác bếp tại Điện Biên đang tất bật sản xuất để kịp đơn hàng phục vụ nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Bạc Liêu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chế biến từ muối

Bạc Liêu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chế biến từ muối

Bạc Liêu sẽ tiếp tục duy trì nghề sản xuất muối và nâng tầm giá trị của hạt muối thông qua việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng muối và giảm giá thành sản phẩm; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm muối Bạc Liêu trên thị trường; tăng lợi nhuận và góp phần cải thiện cuộc sống cho diêm dân.

Nghệ An: Trải nghiệm không khí chợ hải sản lúc rạng sáng nơi miền chân sóng

Nghệ An: Trải nghiệm không khí chợ hải sản lúc rạng sáng nơi miền chân sóng

Huyện ven biển Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 20 km đường bờ biển với hơn 500 phương tiện tàu, thuyền chuyên khai thác hải sản. Chợ Lạch Vạn (xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu) nằm cạnh cảng cá Lạch Vạn, là chợ đầu mối lớn nhất trên địa bàn huyện Diễn Châu, nơi tập trung nguồn hải sản lớn nhất của ngư dân các xã, thị trấn ven biển, bãi ngang của địa phương. Chợ bán buôn sôi nổi nhất vào thời điểm rạng sáng với vô số loài cá, tôm, cua, ghẹ, ốc, mực... Vào dịp gần Tết, ngư dân tăng tần suất, gối chuyến vươn khơi nên không khí chợ Lạch Vạn càng nhộn nhịp, tất bật.

Làng biển Ngư Lộc “đỏ lửa” vụ cá nướng

Làng biển Ngư Lộc “đỏ lửa” vụ cá nướng

Cận Tết Nguyên đán, bà con làng biển Ngư Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hóa) lại tất bật từ sáng sớm đến tận đêm khuya để kịp làm những mẻ cá nướng thơm ngon phục vụ khách hàng. Mùi cá nướng thơm nức quyện với cái rét ngọt những ngày cuối năm khiến mọi người có cảm giác Tết đã cận kề.

Xây dựng thương hiệu bánh chưng, bánh giầy tại các làng nghề Phú Thọ

Xây dựng thương hiệu bánh chưng, bánh giầy tại các làng nghề Phú Thọ

Những ngày áp Tết Nguyên đán, tại khắp các làng nghề làm bánh chưng, bánh giầy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ liên tục đỏ lửa, mỗi ngày cho ra thị trường hàng nghìn chiếc bánh, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Các làng nghề như Cát Trù (xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê); làng Xốm (xã Hùng Lô), làng Mộ Chu Hạ (phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì); làng Trúc Phê (thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông) từ lâu đã xây dựng được thương hiệu riêng, tạo danh tiếng cho sản phẩm bánh chưng, bánh giầy của làng.

Nâng tầm thương hiệu đặc sản cam Vinh

Nâng tầm thương hiệu đặc sản cam Vinh

Với ý tưởng nâng tầm thương hiệu đặc sản cam Vinh, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn ở Nghệ An đã bắt đầu chuyển mình, phát triển diện tích, nâng chất lượng sản phẩm và nghiên cứu đầu tư sâu sản phẩm chế biến từ loại cây có múi này. Cam Vinh cũng chính là sản phẩm đặc trưng phục vụ khách du lịch, làm quà tặng, quà biếu mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Xuân sớm nơi thủ phủ đào phai Xuân Du

Xuân sớm nơi thủ phủ đào phai Xuân Du

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang cận kề cũng là khoảng thời gian vựa đào phai nổi tiếng xứ Thanh ở xã miền núi Xuân Du (huyện Như Thanh) đồng loạt bung nở. Với đặc điểm nụ hoa mập, khi nở bung ra màu phớt hồng, nụ mập, hoa to, cánh đẹp, chồi lá biếc xanh nên hoa đào Xuân Du có nét đặc trưng không lẫn với hoa đào các vùng khác và là loài hoa được nhiều người chơi đào ưa chuộng. Người dân ở vựa đào Xuân Du đang tích cực chăm sóc để hoa đào "khoe sắc" vào dịp Tết này.

Nhà vườn Đắk Lắk tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết

Nhà vườn Đắk Lắk tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến gần cũng là thời điểm các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh… trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tập trung chăm sóc các loại cây để nở hoa đúng dịp Tết, phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Năm nay, thời tiết có phần bất lợi nên các hộ trồng hoa cũng lo lắng, tốn nhiều công sức để chăm sóc và chuẩn bị cung ứng cho thị trường.

Sản phẩm OCOP Bà Rịa-Vũng Tàu vào cao điểm vụ Tết

Sản phẩm OCOP Bà Rịa-Vũng Tàu vào cao điểm vụ Tết

Bước vào tháng cuối năm âm lịch, hàng loạt các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lại rộn ràng vào mùa sản xuất để bán phục vụ thị trường Tết. Sản phẩm đặc trưng của địa phương có sức tiêu thụ tăng so với ngày thường. Để đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường, các đơn vị, chủ thể có sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đang tích cực sản xuất, đáp ứng nhu cầu khách hàng…

Trồng cây mắc ca - Hướng đi mới cho nông nghiệp Điện Biên

Trồng cây mắc ca - Hướng đi mới cho nông nghiệp Điện Biên

Cây mắc ca bắt đầu bén rễ tại Điện Biên từ năm 2013. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu, Điện Biên là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030. Đến nay, Điện Biên đã trở thành vùng trọng điểm trồng mắc ca lớn nhất nhì khu vực Tây Bắc với gần 7.200 ha. Cây mắc ca giờ đây không chỉ giúp người dân ổn định sinh kế mà còn mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương.

Vựa rau Tuy Lộc tất bật vào vụ Tết

Vựa rau Tuy Lộc tất bật vào vụ Tết

Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tất bật chăm sóc rau xanh để đảm bảo cung ứng cho thị trường Tết.

Chế biến lươn không chỉ giúp bảo quản lươn tươi lâu hơn khi cấp đông mà còn giúp cho hương vị món ăn được ngon hơn. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Làng nghề truyền thống ở Nghệ An chạy đua sản xuất hàng Tết

Chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, không khí tại các làng nghề truyền thống ở Nghệ An đang sôi động và khẩn trương hơn bao giờ hết. Hàng loạt làng nghề như bánh đa, làm hương, làm miến... đang huy động tối đa nhân lực và thiết bị để đáp ứng kịp thời các đơn hàng đã đặt trước. Đặc biệt, sự kết hợp giữa việc tích cực xây dựng, quảng bá thương hiệu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã giúp các sản phẩm truyền thống dần khẳng định vị thế trên thị trường cả trong và ngoài tỉnh.

Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết ở Ninh Thuận

Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết ở Ninh Thuận

Để kịp xuất bán vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các nhà vườn, hợp tác xã trồng nho cảnh ở tỉnh Ninh Thuận đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng cho hàng ngàn chậu nho cảnh với nhiều giống nho và kiểu dáng độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu chơi cây cảnh vào ngày Tết của người dân.

Làng hương Báo Ân rộn ràng vào vụ Tết

Làng hương Báo Ân rộn ràng vào vụ Tết

Những ngày này, tại làng nghề làm hương truyền thống thôn Báo Ân (xã Thạch Mỹ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đang nhộn nhịp sản xuất để kịp cho ra những nén hương thơm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.