Độc đáo phong tục treo vỏ sam của ngư dân miền biển

Huyện Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 20km đường bờ biển với 6 xã, thị trấn, ven biển, bãi ngang. Gắn bó với môi trường biển gần 100 năm qua, người dân ở nhiều xã vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ, tín ngưỡng thể hiện đậm nét văn hóa của cư dân miền biển như: tục nhúng giã, nghi thức mở cửa biển, tín ngưỡng thờ cá ông, lễ cầu ngư…

Trong đó, phong tục treo vỏ sam biển ở cổng ngõ, trước nhà mang nét độc đáo, tính nhận diện văn hóa khá đặc trưng của cư dân vùng biển.

potal-phong-tuc-treo-vo-sam-bien-truoc-cong-ngo-cua-nguoi-dan-mien-bien-dien-chau-7791307.jpg
Vỏ Sam biển có ý nghĩa như “bùa may mắn” cho mỗi gia đình nên được gia chủ treo lên ở vị trí cao, thoáng, dễ nhận biết nhất trước cổng ngõ. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Lan tỏa nét đẹp được trao truyền từ nhiều thế hệ

Tới xã ven biển Ngọc Bích (huyện Diễn Châu) thời điểm này, du khách dễ dàng bắt gặp cảnh nhiều gia đình tất bật sửa sang, dọn dẹp, trang trí nhà cửa, đường làng, ngõ xóm chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ. Trong tất bật, bộn bề và lo toan công việc những ngày cận Tết, mọi người không quên tìm kiếm vỏ sam biển mới thay thế vỏ sam biển cũ để treo lên cổng ngõ trước nhà.

Dọc tuyến đường qua 8 xóm của xã Bích Ngọc như, Hải Bắc, Hải Trung, Quyết Thành, Chiến Thắng… dễ dàng bắt gặp những vỏ sam biển được người dân treo lên trước cổng ngõ bên cạnh những chiếc đèn lồng tô điểm cho không gian ngôi nhà.

Nhiều người dân đang lau chùi vỏ sam biển sạch sẽ, chuẩn bị vật dụng để treo vỏ sam lên trước nhà. Trong tâm thức của cư dân miền biển, treo vỏ sam biển trước cổng ngõ là việc quan trọng, ngoài ý nghĩa xua đuổi đen đủi, không may vào nhà trong năm mới còn cầu mong những điều an lành, tốt đẹp đến mọi thành viên trong gia đình. Vỏ sam biển khi treo lên trước cổng ngõ còn là tín hiệu chứa đựng những ý nghĩa quan trọng mà gia chủ muốn gửi gắm tới khách chơi nhà khi đi qua cánh cổng ngõ.

potal-phong-tuc-treo-vo-sam-bien-truoc-cong-ngo-cua-nguoi-dan-mien-bien-dien-chau-7791306.jpg
Khi gia chủ kết hợp treo vỏ sam biển với cây chổi và lá dứa gai trước cổng ngõ thì đây là tín hiệu thông báo trong nhà có trẻ sơ sinh. Gia chủ mong muốn những điều bình yên đến với gia đình, sức khỏe và sự mau lớn, trưởng thành đối với cháu bé sơ sinh. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Chị Lê Thị Thân, xóm Chiến Thắng, xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu cho biết, hơn 2 tuần qua, gia đình chị đã mua về được một vỏ sam biển có kích thước lớn để treo lên trên cánh cửa đầu ngõ, thay thế vỏ sam biển cũ dùng cách đây hơn 2 năm.

Trước khi treo vỏ sam mới lên cổng ngõ, gia đình lau chùi sạch sẽ bằng nước lạnh và phơi nắng nhiều ngày. Không riêng gia đình chị mà nhiều hộ dân khác trong xóm tìm kiếm vỏ sam biển về để treo, thay thế vỏ sam cũ đã qua nhiều năm sử dụng.

Theo chị Lê Thị Thân và nhiều người dân khác, vỏ của con sam đực hay cái đều có thể sử dụng để treo lên trước ngõ. Tuy nhiên, vỏ sam phải được lựa chọn kỹ, hội tụ các đặc điểm, yếu tố như: kích thước vỏ to, càng to càng tốt, các bộ phận đuôi, gai phải đầy đủ.

Đặc biệt, mai sam phải cứng, có hình khum tròn, không cong vênh, nứt toác và mang màu đồng đậm. Việc treo vỏ sam lên cổng ngõ thường thực hiện vào dịp cuối năm và không nhất thiết phải chọn ngày lành, tháng tốt, giờ đẹp. Nếu vỏ sam đã treo mà không may bị rơi rụng các bộ phận hoặc bị vỡ, nứt do bị rơi khi gặp gió to thì gia chủ sẽ thay vỏ mới trong một vài ngày sau.

potal-phong-tuc-treo-vo-sam-bien-truoc-cong-ngo-cua-nguoi-dan-mien-bien-dien-chau-7791302.jpg
Vỏ con Sam biển trưởng thành có kích thước to, không phân biệt con đực, cái, đầy đủ các bộ phận mai, đuôi, gai là tiêu chí để người dân lựa chọn treo trước cổng ngõ của gia đình. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Không chỉ xã Ngọc Bích, người dân ở nhiều làng biển thuộc các xã Diễn Kim, Hùng Hải, Diễn Thịnh, Diễn Trung, thị trấn Diễn Thành (huyện Diễn Châu) cũng có phong tục treo vỏ sam trước ngõ.

Để có vỏ sam, người dân mua hoặc xin con sam biển của ngư dân ở các cảng cá, bến giã, khu neo đậu tàu thuyền. Sau đó, mang về nhà tự tay mổ sam biển, lấy phần vỏ rồi rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời từ 2 - 4 ngày để vỏ sam được khô, không có mùi. Hoặc có thể mua vỏ sam ở những cơ sở trên địa bàn chuyên bán mặt hàng này.

Nhiều năm qua, trên địa bàn xã Ngọc Bích có nhiều gia đình bán vỏ sam biển khô với giá từ 50 đến 90.000 đồng/vỏ (tùy kích thước vỏ sam). Nguồn vỏ sam biển này các cơ sở thu mua từ ngư dân trên địa bàn huyện Diễn Châu và đi mua ở các làng biển ở huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai…*Mang ý nghĩa trừ tà, cầu may

Ông Nguyễn Văn Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu cho biết, toàn xã có gần 470 phương tiện tàu, thuyền có công suất máy từ 90CV trở lên chuyên khai thác hải sản vùng khơi nhưng chưa có phương tiện nào chuyên đi đánh bắt, khai thác sam biển. Phần lớn vỏ sam biển hiện treo trên các cổng ngõ của người dân là từ quá trình khác thác hải sản ở vùng khơi, nhiều con sam đã vào lưới giã và được ngư dân mang vào đất liền. Lịch sử phát triển nghề biển ở xã Ngọc Bích đã có tuổi đời gần 100 năm, do đó con sam biển đã quen thuộc, gắn liền với người dân địa phương và các xã ven biển huyện Diễn Châu từ rất lâu.

Theo ngư dân Lê Văn Dũng, chủ thuyền và là người có thâm niên trong nghề biển ở xóm Quyết Thắng, xã Ngọc Bích, sam biển là động vật giáp xác thân mềm, có thân mình tròn dẹt, đường kính khoảng 20cm, mai sam cứng như vỏ cua, dưới bụng có 10 chân nhỏ, đuôi dài và nhiều gai nhọn. Sam cái trưởng thành có trọng lượng từ 1,5 đến hơn 3kg, sam đực nhỏ hơn với trọng lượng vào khoảng từ 1 đến 2kg. Môi trường sinh sống của sam ở vùng ven biển, gắn liền với các dải cát tại khu vực có thủy triều cao. Sam trưởng thành thường đi theo từng cặp, con đực bám lên lưng con cái.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Bích Nguyễn Văn Liên, ngư dân dùng vỏ sam biển treo trang trọng lên cổng ngõ mang ý nghĩa trừ tà và cầu may. Việc treo vỏ sam biển thường gắn với những dịp, sự kiện quan trọng của gia đình hoặc thành viên trong gia đình.

Dịp cận Tết, người dân treo vỏ sam biển để xua đuổi, ngăn cản những điều đen đủi vào nhà trong năm mới và cầu mong những điều may mắn, bình yên, vui tươi, an lành đến gia chủ, các thành viên trong gia đình. Vỏ sam biển như “bùa hộ mệnh” mang lại may mắn cho mỗi gia đình nên được gia chủ treo lên ở vị trí cao, thoáng, dễ nhận biết nhất trước cổng ngõ. Đối với những gia đình có 2 lối đi vào nhà thì vỏ sam được chọn treo ở cửa chính.

Cụ Nguyễn Hữu Hà, xóm Đông Lộc, xã Ngọc Bích chia sẻ thêm, nhìn một cách tổng thể từ phía lưng, vỏ sam biển trông giống như một mặt nạ màu nâu đồng rất cân xứng nhưng có hình thù lạ mắt, kỳ dị với vô số gai sắc nhọn bám xung quanh bộ phận mai và đuôi, cuối đuôi sam khá nhọn. Các đặc điểm này đều mang đến cảm giác sợ hãi đối với người lần đầu nhìn thấy. Người dân miền biển cho rằng, đặc điểm hình thù như vậy nên vỏ sam sẽ dọa nạt và cấm cản được ma quỷ không vào nhà quấy nhiễu.

Cũng theo cụ Nguyễn Hữu Hà, không chỉ mỗi người dân miền biển mà nhiều gia đình bán buôn, dịch vụ trên địa bàn các xã ven biển cũng treo vỏ sam trước cổng ngõ với ý nghĩa, mong muốn cầu may trước dịp Tết đến, Xuân về. Ngoài ra, vỏ sam còn được người dân treo trước ngõ một cách phổ biến khi gia đình có người vừa sinh nở, nhà mới xây dựng xong chuẩn bị vào ở…

Ngoài ý nghĩa trừ tà, cầu may mắn, bình an, đối với những gia đình có người vừa sinh nở, vỏ sam treo trước ngõ còn có chức năng thông tin để mọi người biết những điều kiêng kị khi vào nhà gặp gia chủ. Điều dễ nhận biết ở gia đình có người vừa sinh nở là gia chủ kết hợp treo vỏ sam biển cùng cây chổi hoặc vài thân dứa gai trước cổng ngõ.

Hải An - Xuân Tiến

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Triển lãm mỹ thuật Xuân biên cương mang dấu ấn cá tính nghệ sĩ

Triển lãm mỹ thuật Xuân biên cương mang dấu ấn cá tính nghệ sĩ

Ngày 17/1, Lễ khai mạc Triển lãm mỹ thuật Xuân biên cương đã diễn ra tại Hải Dương. Sự kiện do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai và Trung tâm nghệ thuật Thành Đông Babeeni (Tập đoàn Babeeni) phối hợp tổ chức.

Gìn giữ văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch Đắk Lắk

Gìn giữ văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch Đắk Lắk

Ngày 16/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã trao 16 bộ chiêng và các loại nhạc cụ (T’rưng, Đing Pah, chiêng tre, đàn bầu, sáo trúc, đàn nhị, sáo lỗ…), 69 đàn tính cùng 358 bộ trang phục truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M’nông, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, Gia Rai… cho 33 câu lạc bộ, đội văn nghệ của 14 huyện, thị xã, thành phố.

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, năm 2025, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các dự án bảo tồn, trùng tu, phục hồi các công trình thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế góp phần từng bước lấy lại diện mạo của Kinh đô xưa. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch di sản của thành phố.

Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn 2024

Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn 2024

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2025, trao Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 và Lễ kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn Năm 2024.

 Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Mỗi khi năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, từ khoảng giữa tháng Chạp, người Dao đỏ ở huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) lại tất bật vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu…

Hòa Bình: Lễ hội Gầu Tào, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của người Mông

Hòa Bình: Lễ hội Gầu Tào, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của người Mông

Ngày 11/1, tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, UBND huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã tổ chức Lễ hội Gầu Tào, đây là hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, đặc sắc với nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của người Mông Hòa Bình. Lễ hội đã thu hút được hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, nhà rông được xem như “trái tim” của cả ngôi làng. Với yếu tố quan trọng trong tín ngưỡng, đời sống, nhà rông luôn được đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn nhằm phát huy các giá trị truyền thống, tạo nên không gian văn hóa mang nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc.

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Ngày 8/1, UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong. Dự án được phê duyệt theo Nghị quyết số 455/NQ-HĐND ngày 11/5/2021 của HĐND tỉnh Hòa Bình, có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An từ lâu được biết đến là một trong những làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái. Trong quá trình phát triển, sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp giá rẻ và sự thờ ơ của thế hệ trẻ khiến nghề dệt truyền thống này đứng trước nguy cơ mai một. Nhận thức rõ ràng về nguy cơ này, người dân và chính quyền địa phương cùng nhau thực hiện nhiều biện pháp cụ thể bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Qua đó không chỉ giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Ngày 19/1, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình "Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo" năm 2025. Đây là hoạt động thường niên do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức, thể hiện sự đoàn kết, tương thân, tương ái, chung tay góp phần tiếp nối và phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, chia sẻ tinh thần đón Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 ấm áp nghĩa tình, hướng tới một năm mới bình an, tốt đẹp.

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Ngày 5/1, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, Viện nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Việt Nam”, với sự tham gia của 58 nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đông đảo đại biểu Trung ương, địa phương.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Tối 4/1, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Công an phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Người truyền lửa” với chủ đề “Lửa ấm cao nguyên”. Chương trình được tổ chức nhân dịp Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo của họ, ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đã diễn ra chương trình đặc biệt Quà tặng của nhân gian, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước. Chương trình kéo dài đến hết ngày 5/1.

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 31/12/2024 đến ngày 1/1/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Phiên chợ vùng cao đặc sắc với chủ đề “Chào năm mới 2025”, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc và thu hút đông đảo khách du lịch tham quan và trải nghiệm văn hoá.

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1 đến 31/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền đặc trưng của các dân tộc.