Ngư dân Bình Định liên tiếp thả đồi mồi dứa quý hiếm về biển

Ngư dân Bình Định liên tiếp thả đồi mồi dứa quý hiếm về biển

Ngày 12/3, ngư dân Lê Văn Hội (sinh năm 1991, trú phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) cho biết, trong lúc hành nghề khai thác hải sản trên biển, anh và các thuyền viên khác đã phát hiện, giải cứu và thả cá thể đồi mồi dứa quý hiếm về lại đại dương an toàn.

Bộ đội Biên phòng Nghệ An - Điểm tựa để ngư dân vươn khơi bám biển

Bộ đội Biên phòng Nghệ An - Điểm tựa để ngư dân vươn khơi bám biển

Bộ đội Biên phòng Nghệ An có nhiệm vụ bảo vệ 82km bờ biển, quản lý 34 xã, phường, hơn 76.700 hộ với hơn 327.500 nhân khẩu thuộc địa bàn 5 huyện, thành phố. Những năm qua, tại các địa phương ven biển, các đơn vị đóng chân trên địa bàn đã thực hiện đồng bộ công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới biển, chủ quyền biên giới biển đảo. Đặc biệt, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong giúp dân phát triển kinh tế, lực lượng Biên phòng Nghệ An đã tạo lập được lòng tin đối với nhân dân, trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ấm no, giàu mạnh.

Đồn Biên phòng Trà Cổ đồng hành cùng nhân dân nơi biên giới

Đồn Biên phòng Trà Cổ đồng hành cùng nhân dân nơi biên giới

Đồn Biên phòng Trà Cổ đóng chân trên địa bàn phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ đoạn biên giới cả trên đất liền và trên biển, bao gồm khu vực hai phường Trà Cổ và Bình Ngọc.

Những thầy thuốc ở Trường Sa

Những thầy thuốc ở Trường Sa

Những năm qua, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và ngư dân trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, triển khai hiệu quả. Dù ở nơi trùng khơi, cách trở về mặt địa lý, nhưng những thầy thuốc ở đây đã nỗ lực hết mình để đảm bảo sức khỏe cho người dân, kể cả trong những trường hợp cấp cứu khẩn cấp.

Thời tiết ngày 14/2/2025: Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành một vùng áp thấp

Thời tiết ngày 14/2/2025: Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành một vùng áp thấp

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 14/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49 km/h), giật cấp 8. Dự báo đến 13 giờ ngày 14/2, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 5 km/h và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Cấp độ rủi ro thiên tai được đánh giá ở mức 3 đối với khu vực phía Tây giữa Biển Đông và vùng biển ngoài khơi từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa.

Trong tâm thức của ngư dân, tàu thuyền là ngôi nhà thứ 2 nên dịp Tết đến xuân về, các phương tiện tàu, thuyền đều được trang trí mang không khí ấm áp của mùa xuân. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Về miền biển Ngọc Bích xem ngư dân thực hiện phong tục “nhúng giã” đầu năm

Nghề biển là nghề truyền thống có từ gần 100 năm qua của ngư dân xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Từ trong lao động sản xuất, ngư dân tạo lập nên nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng mang đậm nét đặc trưng của cư dân miền biển như: Phong tục cúng thuyền đêm giao thừa, tín ngưỡng thờ cá ông, lễ cầu ngư..., trong đó tục "nhúng giã" là một nghi thức độc đáo, được thực hiện đầu năm, mang ý nghĩa xuất hành, khai mở cửa biển, cầu mong năm mới với những chuyến vươn khơi gặp may mắn, biển lặng, an yên, thuận lợi và cho nhiều hải sản.

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Ngày 18/1, tại Cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Lễ ra quân khai thác hải sản năm 2025; trong đó, có nhiều tàu ra khơi đánh bắt hải sản xuyên Tết Ất Tỵ.

Độc đáo phong tục treo vỏ sam của ngư dân miền biển

Độc đáo phong tục treo vỏ sam của ngư dân miền biển

Huyện Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 20km đường bờ biển với 6 xã, thị trấn, ven biển, bãi ngang. Gắn bó với môi trường biển gần 100 năm qua, người dân ở nhiều xã vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ, tín ngưỡng thể hiện đậm nét văn hóa của cư dân miền biển như: tục nhúng giã, nghi thức mở cửa biển, tín ngưỡng thờ cá ông, lễ cầu ngư…

Nghệ An: Trải nghiệm không khí chợ hải sản lúc rạng sáng nơi miền chân sóng

Nghệ An: Trải nghiệm không khí chợ hải sản lúc rạng sáng nơi miền chân sóng

Huyện ven biển Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 20 km đường bờ biển với hơn 500 phương tiện tàu, thuyền chuyên khai thác hải sản. Chợ Lạch Vạn (xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu) nằm cạnh cảng cá Lạch Vạn, là chợ đầu mối lớn nhất trên địa bàn huyện Diễn Châu, nơi tập trung nguồn hải sản lớn nhất của ngư dân các xã, thị trấn ven biển, bãi ngang của địa phương. Chợ bán buôn sôi nổi nhất vào thời điểm rạng sáng với vô số loài cá, tôm, cua, ghẹ, ốc, mực... Vào dịp gần Tết, ngư dân tăng tần suất, gối chuyến vươn khơi nên không khí chợ Lạch Vạn càng nhộn nhịp, tất bật.

Ngư dân đưa rác về bờ - mô hình thiết thực bảo vệ môi trường biển

Ngư dân đưa rác về bờ - mô hình thiết thực bảo vệ môi trường biển

Tại tỉnh Phú Yên, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện mô hình “Ngư dân đưa rác về bờ”. Mô hình nhận được sự hưởng ứng tích cực của ngư dân, góp phần thay đổi nhận thức bảo vệ môi trường biển. Theo đó, sau mỗi chuyến đi biển, ngư dân không chỉ mang về cá, tôm mà còn chở theo rác thải về bờ để tập trung xử lý.

Vận chuyển cá lên bờ bán cho thương lái tại cảng Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận). Ảnh: Công Thử - TTXVN

Ngư dân trúng lớn vụ cá Nam

Những ngày qua, ngư dân các địa phương tỉnh Ninh Thuận phấn khởi vì trúng đậm những mẻ cá cơm, cá nục thu về hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến vươn khơi đánh bắt. Vụ cá Nam tuy đến muộn, thế nhưng lượng cá xuất hiện dày đặc hơn so với vụ trước. Một chuyến biển từ 1 - 2 ngày, mỗi tàu đều đánh bắt được từ 7 - 10 tấn cá các loại; trong đó nhiều nhất là cá cơm.

Lực lượng quân y đang kiểm tra sức khỏe của ngư dân Sáu khi vừa tiếp nhận. Ảnh: TTXVN phát

Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa cấp cứu ngư dân gặp nạn

Ngày 12/6, Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận và cấp cứu ngư dân Phạm Khắc Sáu, 54 tuổi, phường Hoài Hảo, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông Sáu là lao động trên tàu cá BĐ 99005 TS, bị tai nạn lao động trên biển.

Nhiều giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Kiên Giang

Nhiều giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Kiên Giang

Nghề nuôi cá lồng bè ven biển ở Kiên Giang được ngư dân áp dụng từ những năm 2000, phát triển mạnh trong khoảng 5 năm trở lại đây và được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Đặc biệt, từ năm 2022 đến nay, khi đưa lồng nhựa HDPE thay thế lồng bè gỗ truyền thống cho thấy hiệu quả sản xuất cao hơn, được ngành chuyên môn và người nuôi đánh giá cao.

Ngư dân vươn khơi khai thác vụ cá Nam

Ngư dân vươn khơi khai thác vụ cá Nam

Vụ cá Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch, đối với ngư dân ở các địa phương ven biển ở tỉnh Ninh Thuận, đây là vụ khai thác hải sản chính trong năm. Để giúp ngư dân khai thác hiệu quả, ngành thủy sản thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về ngư trường, nguồn lợi thủy sản; đồng thời hướng dẫn bà con ngư dân tuân thủ các quy định Luật Thủy sản khi tham gia khai thác trên biển.

Ngư dân Bạc Liêu gặp khó vụ khai thác hải sản cuối năm

Ngư dân Bạc Liêu gặp khó vụ khai thác hải sản cuối năm

Thời điểm này, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đang bước vào vụ chính đánh bắt hải sản. Sản lượng khai thác thấp, cùng với đó, giá các mặt hàng giảm trong khi giá nhiên liệu và các chi phí đầu vào khác lại tăng dẫn đến hoạt động khai thác gặp nhiều khó khăn. Một số chủ phương tiện phải neo đậu tàu cá vì sợ thua lỗ.
Quảng Nam: Mở rộng thực địa tìm kiếm ngư dân mất tích

Quảng Nam: Mở rộng thực địa tìm kiếm ngư dân mất tích

Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm cứu hộ của các lực lượng chức năng và ngư dân, chiều 20/10, 83 ngư dân được cứu sống và hai thi thể người gặp nạn trong vụ chìm tàu đánh cá trên biển đã được tàu KN 467 Quân chủng Hải quân đưa về cập cảng tại Chi đội Kiểm ngư số 3 (xã Tam Giang, huyện Núi Thành). Trong 83 người này, có 5 ngư dân lao động trên các tàu đánh cá khác, không gặp nạn nhưng xin được về nhà.
Người dân địa phương hỗ trợ lai dắt và trục vớt thuyền bị chìm của ngư dân đưa vào bờ. Ảnh: TTXVN phát

Chìm thuyền trên biển, hai ngư dân tự bơi vào bờ

Ngày 19/10, đại diện UBND xã Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) cho biết, hai ngư dân địa phương dùng thuyền đi đánh cá trên biển gần bờ và đã bị chìm thuyền. Rất may, các ngư dân đã bơi được vào bờ, sức khỏe ổn định.
Lực lượng phối hợp tuyên truyền, trao cờ cho ngư dân. Ảnh: TTXVN phát

Phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân

Ngày 19/10, Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Đoàn Trinh sát số 2, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân thành phố Vũng Tàu.
Cán bộ Vùng 4 Hải quân làm thủ tục bàn giao bệnh nhân Mười cho thân nhân. Ảnh: TTXVN phát

Vùng 4 Hải quân đưa ngư dân bị bệnh từ huyện đảo Trường Sa vào đất liền để điều trị

Chiều 7/10, tại Quân cảng Cam Ranh, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân Lê Văn Mười là thuyền viên trên tàu cá QNg 95579 TS, bị bệnh trong quá trình khai thác hải sản ở vùng biển Trường Sa cho gia đình và đại diện chính quyền địa phương, để tiếp tục việc điều trị.
Tàu thuyền có công suất lớn của xã đảo Tam Hải (Núi Thành, Quảng Nam) được bố trí chỗ neo đậu an toàn trong mùa mưa bão. Ảnh: Đoàn Hữu Trung - TTXVN

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới: Ngư dân Quảng Nam khẩn trương tìm nơi trú ẩn an toàn

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của áp thấp nhiệt đới, gây mưa to trên đất liền và gió lớn trên biển; chiều 25/9, lãnh đạo tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Nam đã đến Khu neo đậu tàu thuyền An Hòa, địa điểm neo đậu tàu thuyền lớn nhất tỉnh và các địa phương ven biển để chỉ đạo công tác kêu gọi tàu thuyền còn trên biển khẩn trương tìm nơi trú ẩn an toàn, chỉ đạo công tác neo đậu tàu thuyền để tránh va đập gây hư hại nặng.
Ăn cá nóc, một người tử vong, hai người nhập viện cấp cứu

Ăn cá nóc, một người tử vong, hai người nhập viện cấp cứu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang cho biết, ngày 20/8, bệnh viện tiếp nhận điều trị, cấp cứu hai ngư dân ăn trứng cá nóc bị ngộ độc là ông Trần Phương Bình (46 tuổi, ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) và ông Bùi Đình Lĩnh (41 tuổi, ở phường Bình San, thành phố Hà Tiên).
Ngư dân vẫn thua lỗ dù đang chính vụ cá Nam

Ngư dân vẫn thua lỗ dù đang chính vụ cá Nam

Mặc dù đang chính vụ cá Nam, nhưng nhiều ngư dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sau khi đánh bắt ngoài khơi trở về vẫn rơi vào cảnh thua lỗ nặng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chế biến hải sản cũng rơi vào tình cảnh thiếu nguyên liệu chế biến trầm trọng.
Lễ hội Cầu ngư của ngư dân Bình Thuận

Lễ hội Cầu ngư của ngư dân Bình Thuận

Lễ hội Cầu ngư của ngư dân Bình Thuận diễn ra tại thành phố Phan Thiết với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc. Đây là hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh” do Ủy ban Nhân dân thành phố Phan Thiết tổ chức. Phần lễ diễn từ ngày 5 - 8/8 với các nghi lễ truyền thống như: Lễ rước Lệnh Ông Sanh, lễ phóng đăng tại sông Cà Ty…
Kịp thời đưa ngư dân gặp nạn trên biển về Trường Sa điều trị

Kịp thời đưa ngư dân gặp nạn trên biển về Trường Sa điều trị

Trưa 9/8, thông tin từ Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân cho biết, Tàu 464 của đơn vị đã tiếp nhận và đưa một ngư dân trên tàu cá QNa 91577 TS từ đảo Phan Vinh về Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa để điều trị do bị thiếu máu, xuất huyết đường tiêu hóa trong lúc đang làm việc trên biển.