Nghệ An: Ngư dân "trắng tay" sau hỏa hoạn ở cảng cá Lạch Quèn

Nghệ An: Ngư dân "trắng tay" sau hỏa hoạn ở cảng cá Lạch Quèn

Vụ hỏa hoạn xảy ra đêm 28/7 tại cảng cá Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã khiến 5 tàu cá của ngư dân bị thiêu rụi hoàn toàn, một số tàu khác bị hư hại nhẹ.

Nghệ An: Ngư dân "trắng tay" sau hỏa hoạn ở cảng cá Lạch Quèn ảnh 1Vụ cháy khiến 5 tàu cá của ngư dân ở Lạch Quèn, Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị thiêu rụi. Ảnh: Văn Tý-TTXVN

Dù may mắn không gây thiệt hại về người nhưng vụ cháy gây thiệt hại ban đầu ước tính hơn 45 tỷ đồng, nhiều ngư dân đã "trắng tay" sau một đêm.

Để giúp ngư dân giảm bớt khó khăn trước mắt, huyện Quỳnh Lưu đã thống nhất trích kinh phí hỗ trợ mỗi gia đình chủ tàu 20 triệu đồng.

Khoảng 20 giờ ngày 28/7, tàu cá do ông Bùi Xuân Xin (trú xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) làm chủ đang neo đậu tại cảng cá Lạch Quèn bất ngờ bốc cháy dữ dội.

Ngay lập tức người dân địa phương cùng lực lượng chức năng tại chỗ nỗ lực dập lửa, đưa các tàu cá khác đến nơi an toàn. Tuy nhiên, do gió to, ngọn lửa lan nhanh sang các tàu bên cạnh khiến 5 tàu cá bị thiêu rụi hoàn toàn, nhiều chiếc khác bị hư hại nhẹ.

Anh Nguyễn Huy Dương, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu chủ tàu cá NA 91300-TS cho biết, tàu cá của anh neo đậu tiếp giáp với các tàu cá bị cháy. Vào thời điểm vụ cháy xảy ra, trời gió rất to nên đám cháy lan nhanh.

Để đám cháy không lây lan sang các tàu cá khác, bà con đã chủ động chặt đứt dây neo, đưa tàu rời các vị trị nguy hiểm. Tuy nhiên, tàu anh vẫn bị lửa lan sang, may mắn lúc đó được nhiều người dân địa phương cùng hỗ trợ dập lửa nên ngọn lửa được khống chế, tàu chỉ hư hại nhẹ.

Ngồi thất thần bên chiếc tàu cá bị cháy còn trơ khung, chị Trần Thị Hồng, trú xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu cho biết, gia đình chị gom góp hơn 2 tỉ đồng hùn vốn với anh, em đóng tàu từ năm 2017. Khi nhận được tin, chị vội chạy lên thì thấy tàu cá chìm trong biển lửa, chỉ biết đứng nhìn tài sản bị nhấn chìm. Để có tiền đóng tàu, anh em đều phải đi vay ngân hàng, nhà cửa đã thế chấp ngân hàng để vay vốn, nay tiền vay ngân hàng chưa trả hết thì tàu cháy.

"Giờ gia đình “trắng tay”, không biết rồi đây cuộc sống sẽ thế nào, bởi tàu cá cũng không mua bảo hiểm!”, chị Hồng nghẹn ngào nói.

Cùng chung hoàn cảnh với chị Hồng là anh Trần Văn Toàn, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu. Tàu cá có giá trị hơn 9 tỷ đồng của anh cùng với 10 người khác chung vốn đóng từ năm 2016, chỉ sau một đêm đã trở thành đóng phế liệu.

Anh Toàn cho biết, những năm qua tàu anh cũng ra khơi đánh bắt cá thường xuyên, nhưng điều kiện khó khăn, nhiều thời điểm thậm chí còn phải bù lỗ xăng dầu nên đến nay vẫn chưa trả hết tiền vay ngân hàng. Mới chiều hôm trước, anh vừa cho bơm 10.000 lít dầu lên tàu để chuẩn bị ra khơi thì không may gặp hỏa hoạn. Giờ tàu cháy rụi, chẳng còn gì nữa. Mong muốn của anh là Nhà nước, công ty bảo hiểm có chính sách phù hợp để hỗ trợ người dân.

Mỗi chiếc tàu cá thường có nhiều người góp vốn, chung nhau để tạo phương tiện, công ăn việc làm cho người thân trong nhà. Vì thế, vụ hỏa hoạn kinh hoàng không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho các chủ tàu mà còn khiến nhiều người khác trắng tay, mất công ăn việc làm.

Dù không góp vốn đóng tàu, nhưng chị Hồ Thị Thủy, một doanh nghiệp cung cấp đá lạnh, dầu cho các chủ tàu cá ở cảng Lạch Quèn cũng rơi vào tình trạng điêu đứng.

Chị Thủy phân trần, lâu nay chị thường bán nợ dầu, đá lạnh cho các tàu cá ra khơi, khi tàu về bán được hàng sẽ trả dần. Trong số 5 tàu cá bị cháy rụi thì có 2 tàu đang nợ chị hơn 1 tỉ đồng tiền dầu và tiền đá. Nhưng giờ tàu cháy, ngư dân trắng tay rồi, mình cũng không biết phải lấy tiền đâu để tiếp tục kinh doanh nữa.

Ngay sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã tập trung công tác chỉ đạo khắc phục vụ cháy. Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng khẩn trương điều tra làm rõ. Bước đầu, huyện Quỳnh Lưu thống nhất trích kinh phí hỗ trợ mỗi gia đình chủ tàu 20 triệu đồng để khắc phục thiệt hại.

Công trình xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá tại cảng cá Lạch Quèn vừa mới được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An bàn giao cho Ban quản lý cảng cá Nghệ An. Dự kiến đến 1/8/2023, công trình sẽ được đưa vào vận hành.

Văn Tý

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.

Điện về thắp sáng Vàng On

Điện về thắp sáng Vàng On

Những ngày gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, niềm vui của 105 hộ đồng bào dân tộc Mông và Dao, thôn Vàng On, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) được nhân lên gấp bội bởi sau 30 năm bà con nơi đây mới được sử dụng điện lưới quốc gia.

Băng giá xuất hiện ở xã vùng cao Bát Mọt (Thanh Hóa)

Băng giá xuất hiện ở xã vùng cao Bát Mọt (Thanh Hóa)

Ngày 13/1, ông Vi Thành Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Bát Mọt, huyện biên giới Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, trong đêm 12/1 và rạng sáng 13/1 trên địa bàn các thôn Vịn, Đục có nền nhiệt độ xuống khoảng 2 độ C, làm xuất hiện băng trên thảm thực vật.

Xuất hiện băng giá ở miền núi phía Tây Nghệ An

Xuất hiện băng giá ở miền núi phía Tây Nghệ An

Trong đêm 12, rạng sáng 13/1, nền nhiệt ở nhiều khu vực miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An xuống thấp dưới 10 độ C, cá biệt có nơi chạm ngưỡng -2 độ C khiến nhiều bản làng xuất hiện băng giá bao phủ.

Thời tiết ngày 13/1/2025: Thủ đô Hà Nội rét đậm, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày 13/1/2025: Thủ đô Hà Nội rét đậm, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, một số vùng biển đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9. Cụ thể, tại trạm Phú Quý đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 9; trạm Trường Sa có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8-9; trạm Huyền Trân có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9; trạm Song Tử Tây có gió giật mạnh cấp 8.

Ngày hội Tết ấm ở Trà Cú - huyện vùng sâu đông đồng bào Khmer

Ngày hội Tết ấm ở Trà Cú - huyện vùng sâu đông đồng bào Khmer

Đây là hoạt động thiết thực, nhân văn thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền với người dân, qua đó lan tỏa tinh thần sẻ chia, tinh thần "lá lành đùm lá rách"; kêu gọi toàn xã hội tích cực hỗ trợ người yếu thế, giúp họ có thêm niềm vui bước vào năm mới.

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Sáng 12/1, không khí Tết đến sớm với bà con khó khăn huyện thấp trũng Quảng Điền trong chương trình Tết nhân ái Xuân Ất Tỵ năm 2025 do Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế phối hợp Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tổ chức.

Hàng trăm người xuyên đêm dập tắt vụ cháy trên đồi tại Lạng Sơn

Hàng trăm người xuyên đêm dập tắt vụ cháy trên đồi tại Lạng Sơn

Ngày 12/1, lãnh đạo UBND huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn thông tin, lực lượng chức năng địa phương cùng nhân dân đã triển khai đồng bộ các biện pháp chữa cháy và dập tắt hoàn toàn vụ cháy xảy ra trên diện tích được quy hoạch để trồng rừng sản xuất, thuộc địa bàn xã Tân Thanh và xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng.

Khánh thành điểm trường ở xã vùng cao biên giới Hà Giang

Khánh thành điểm trường ở xã vùng cao biên giới Hà Giang

Ngày 12/1, tại xã biên giới Lao Chải, UBND huyện Vị Xuyên và Quỹ Next-G Vì tương lai, Công ty Ngọc trai và Trang sức An Phú phối hợp khánh thành điểm trường biên giới xã Lao Chải (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) và trao trên 300 suất quà Tết cho học sinh biên giới. Không khí nhộn nhịp và ấm áp bao phủ khắp điểm trường Bản Phố, bất chấp cái lạnh buốt giá ở xã biên giới Lao Chải. Các giáo viên, học sinh cùng người dân nơi đây rất phấn khởi khi công trình điểm trường được đưa vào sử dụng.

Thời tiết ngày 12/1/2025: Bắc Bộ khả năng tiếp tục có băng giá

Thời tiết ngày 12/1/2025: Bắc Bộ khả năng tiếp tục có băng giá

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong ngày 12/1, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An tiếp tục rét đậm, riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An phổ biến từ 9-12 độ C, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; khu vực Hà Tĩnh-Quảng Bình phổ biến 13-16 độ C; khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 15-18 độ C.

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Tối 10/1, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị đang phối hợp các lực lượng chức năng liên quan triển khai giải pháp khắc phục hậu quả vụ tai nạn trên Quốc lộ 15D lên Cửa khẩu quốc tế La Lay nhằm giải phóng hàng trăm phương tiện đang bị mắc kẹt tại đây.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên

Ngày 10/1, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức Chương trình "Tết ấm tình thân - Xuân thêm hạnh phúc và Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên, tín đồ tôn giáo năm 2025" tại xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai).

Xét tuyển lớp 6: Giao các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển minh bạch, công bằng

Xét tuyển lớp 6: Giao các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển minh bạch, công bằng

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 30/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2024 quy định Quy chế tuyển sinh Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, áp dụng từ năm 2025 để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều phụ huynh, nhà trường tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ băn khoăn, lo lắng về quy định tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển.

Lạng Sơn kiểm dịch chặt chẽ, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập ngay tại cửa khẩu

Lạng Sơn kiểm dịch chặt chẽ, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập ngay tại cửa khẩu

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn là Cửa khẩu đường bộ có lưu lượng lớn người và hàng hóa lưu thông, ra vào khu vực thực hiện hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu mỗi ngày. Vì vậy, nơi đây luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập. Lực lượng kiểm dịch y tế tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chủ động triển khai biện pháp phòng ngừa các loại dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ hành khách xuất nhập cảnh cũng như hàng hóa và phương tiện lưu thông qua đây.

Nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh)

Nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh)

Ngày 10/1, lực lượng chức năng thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra đám cháy rừng, tuy nhiên, do trời hanh khô kèm gió lớn nên gây khó khăn cho việc khống chế đám cháy. Các lực lượng chức năng tích cực phối hợp để dập tắt đám cháy.

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" tại Bình Phước

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" tại Bình Phước

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" năm 2025 được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước, Hội Nông dân thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) và các đơn vị, tổ chức, cá nhân tổ chức tại xã Bù Gia Mập, nhằm chăm lo cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trong dịp Tết, mang lại cái Tết đầy đủ và ấm áp.

Tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho thiếu nhi xã Chiềng Ngàm (Sơn La)

Tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho thiếu nhi xã Chiềng Ngàm (Sơn La)

Ngày 9/1, tại Trường Tiểu học Chiềng Ngàm, xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Hội đồng đội tỉnh Sơn La phối hợp với một số đơn vị, nhà tài trợ tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho thiếu nhi nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Mang Tết sớm về vùng biên Đắk Lắk

Mang Tết sớm về vùng biên Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk có 4 xã biên giới, thuộc 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm 39,3%. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa nhằm giúp nhân dân vùng biên đón Tết đầm ấm, đủ đầy. Đồng thời, thắt chặt tình quân dân trên tuyến biên giới, góp phần xây dựng và củng cố thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia.