Nhiều ngày qua, một lượng lớn rác thải gồm bèo tây (lục bình) cùng vô số vỏ chai nhựa, vật dụng sinh hoạt, quần áo và cả xác chết vật nuôi như chó, mèo, gà, vịt... đã bủa vây bãi biển các xã Diễn Kim, Diễn Thành (huyện Diễn Châu, Nghệ An). Thực trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường bờ biển, đặc biệt trực tiếp tác động đến sức khỏe của người dân thuộc các làng biển, sinh sống trong đê, rất gần bờ biển.
Huyện Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 20km đường bờ biển với 6 xã, thị trấn, ven biển, bãi ngang. Gắn bó với môi trường biển gần 100 năm qua, người dân ở nhiều xã vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ, tín ngưỡng thể hiện đậm nét văn hóa của cư dân miền biển như: tục nhúng giã, nghi thức mở cửa biển, tín ngưỡng thờ cá ông, lễ cầu ngư…
Diễn Bích (huyện Diễn Châu, Nghệ An) là xã bãi ngang, thuần ngư. Với người dân ở các làng biển xã Diễn Bích (huyện Diễn Châu, Nghệ An), món cá biển kho là món bắt buộc không thể thiếu trong mâm cúng gia tiên ở mỗi gia đình dịp Tết đến, Xuân về.
Với hơn 20km đường bờ biển, huyện Diễn Châu (Nghệ An) có 8 xã giáp biển, bãi ngang. Hàng trăm năm qua, nghề đánh bắt, khai thác hải sản đã gắn liền với ngư dân và là thế mạnh trong phát triển kinh tế nơi đây. Trong tâm thức của ngư dân ở những “miền chân sóng” họ đã coi thuyền là ngôi nhà thứ 2. Khi các chuyến đi khơi cuối cùng trong năm khép lại, ngư dân lại tất bật, hối hả giặt sạch ngư lưới cụ, vệ sinh tàu thuyền; trang trí, điểm tô lại phương tiện và mang phẩm vật thực hiện nghi thức “cúng thuyền” trước khi nghỉ Tết dài ngày.
Nghệ An là địa phương có hơn 400 km đường biên giới đất liền, hơn 80 km bờ biển. Với đặc thù địa bàn biên giới rộng, trong khi đời sống và nhận thức về pháp luật của đồng bào còn hạn chế, nhiều nơi bà con vẫn còn thói quen sử dụng các loại súng tự chế, chất nổ để săn bắn, đánh bắt hải sản khiến công tác vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ gặp nhiều khó khăn.
Được trồng năm 1997, đến nay, toàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã có gần 500 ha rừng ngập mặn, tập trung nhiều tại các xã vùng ven biển, bãi ngang. Đây là kết quả từ Dự án “Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa” do Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ và Dự án "Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển - FMCR” triển khai năm 2018 do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Hàng chục năm qua, rừng ngập mặn đã giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, xâm thực; ngăn sóng, chống bão bảo vệ hành lang đê biển; phát triển môi trường, hệ sinh thái vùng ven biển.
Với tâm huyết mong muốn bảo vệ và giữ gìn sức khỏe của người Việt từ những thực phẩm sử dụng hằng ngày, chị Đặng Thị Tâm sinh năm 1983, Giám đốc Công ty Cổ phần An An Agri (An An Agri), xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã dày công nghiên cứu và sản xuất ra loại mì dinh dưỡng từ nguyên liệu Organic. Thành phần chính của mì này là từ bột lúa mì và chiết xuất rau củ hữu cơ, giúp bổ sung một lượng lớn dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất từ rau củ cho người sử dụng. Sau 2 năm ra đời, đến nay sản phẩm mì rau củ Organic Anpaso đã vươn xa đến nhiều nước trên thế giới.
Đến khoảng 1 giờ 30 phút sáng 30/6, vụ cháy rừng tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An, đã cơ bản được khống chế, tuy nhiên nguy cơ cháy trở lại vẫn đang rất cao.
Ông Lê Thiện Cường ở xóm 4 , xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) thành công với mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ năm.