Cũng xuất phát từ quan niệm đó, người Thái làm lễ buộc cổ tay để giữ vía cầu an. Để làm lễ, phải mời Thầy cúng có uy tín trong bản chủ trì. Lễ buộc chỉ cổ tay thường chọn ngày, giờ để làm nghi thức cầu an rồi buộc cổ tay cho cả nhà.
Trước khi làm lễ buộc cổ tay, cụ ông, cụ bà đặt cuộn chỉ lên bàn thờ làm lễ xin ban cho quyền năng của thế lực siêu nhiên nhập vào cuộn chỉ để phù trợ cho con người giữ được vía, được hồn luôn khỏe mạnh, tránh được tai ương; ma tà.
Trước khi làm lễ buộc cổ tay, cụ ông, cụ bà đặt cuộn chỉ lên bàn thờ làm lễ xin ban cho quyền năng của thế lực siêu nhiên nhập vào cuộn chỉ để phù trợ cho con người giữ được vía, được hồn luôn khỏe mạnh, tránh được tai ương; ma tà.
Thầy cúng làm lễ cầu an. |
Lễ cúng có xôi, trứng gà, một bát gạo và hương để thầy mo bẩm báo tổ tiên, thần linh, thổ địa, gia trạch cùng hợp sức, hộ mệnh cho người được làm lễ thêm sức khỏe. Chỉ buộc cổ tay có hai màu đỏ và xanh. Chỉ đỏ dùng buộc cổ tay cho khách lữ hành, cầu chúc cho khách chân cứng đá mềm.
Nghi thức buộc chỉ cổ tay cầu an. |
Buộc chỉ đỏ cổ tay vợ chồng mới cưới nhau để cột chặt hồn vía đôi trai gái có cuộc sống vợ chồng bền chặt, công việc làm ăn trôi chảy. Chỉ đỏ còn dùng buộc cổ tay những người sau cơn hoạn nạn, tai ương, đau ốm, bệnh tật lâu ngày, cầu cho họ gặp may mắn, chóng hồi phục sức khỏe, sống bình yên cùng gia đình, vợ con.
Đông đảo du khách tới dự lễ buộc chỉ cổ tay của đồng bào Thái. |
Lễ buộc chỉ cổ tay không chỉ cho thấy rõ nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái mà bên cạnh đó còn thể hiện sự thân thiện, hiếu khách khi đến thăm bản. Có thể đó cũng là một phần lí do vì sao du khách đến với các bản cộng đồng người Thái thường lưu luyến khi rời đi và quay lại ghé thăm khi có dịp.
langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam)