Giản dị mà tinh tế là những gì chúng tôi cảm nhận được khi đến thăm các bản người Lự tại huyện Tam Đường và Sìn Hồ thuộc tỉnh Lai Châu. Cuộc sống vật chất ở đây tuy không cầu kỳ nhưng có bản sắc thật riêng, đặc biệt ở những bộ quần áo chàm đen thấp thoáng trong sương sớm.
Mỗi hộ gia đình người Lự đều có khung dệt và các dụng cụ xe sợi, quay sợi dệt vải. Phụ nữ nơi đây hầu hết thành thạo quy trình sản xuất “khép kín” từ trồng cây bông, xe sợi, dệt, nhuộm, thêu đến cắt may. Người Lự còn lấy tiêu chuẩn đánh giá vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong bản bằng chất lượng từ những sản phẩm dệt may do người phụ nữ đó làm ra.
Khăn đội đầu phụ nữ dân tộc Lự thường có chiều dài khoảng 40 cm, rộng 30 cm, trên nền đen của hai đầu khăn dệt xen kẽ 18 đường chỉ trắng to nhỏ khác nhau và hai đầu khăn có tua tạo điểm nhấn.
Họ thường gấp khăn thành bốn theo chiều dọc, quấn thành nhiều vòng quanh búi tóc được búi nghiêng về phía bên trái đầu. Việc quấn khăn trên đầu không chỉ làm đẹp mà còn giúp giữ mái tóc dài gọn gàng và tiện lợi trong công việc hàng ngày.
Mỗi hộ gia đình người Lự đều có khung dệt và các dụng cụ xe sợi, quay sợi dệt vải. Phụ nữ nơi đây hầu hết thành thạo quy trình sản xuất “khép kín” từ trồng cây bông, xe sợi, dệt, nhuộm, thêu đến cắt may. Người Lự còn lấy tiêu chuẩn đánh giá vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong bản bằng chất lượng từ những sản phẩm dệt may do người phụ nữ đó làm ra.
Khăn đội đầu phụ nữ dân tộc Lự thường có chiều dài khoảng 40 cm, rộng 30 cm, trên nền đen của hai đầu khăn dệt xen kẽ 18 đường chỉ trắng to nhỏ khác nhau và hai đầu khăn có tua tạo điểm nhấn.
Họ thường gấp khăn thành bốn theo chiều dọc, quấn thành nhiều vòng quanh búi tóc được búi nghiêng về phía bên trái đầu. Việc quấn khăn trên đầu không chỉ làm đẹp mà còn giúp giữ mái tóc dài gọn gàng và tiện lợi trong công việc hàng ngày.
Đa số các gia đình người Lự đều có khung dệt và phụ nữ ai cũng biết công việc may vá.
Dệt may là một trong những tiêu chuẩn đánh giá phụ nữ Lự Hai thế hệ phụ nữ Lự trong bộ trang phục tuy truyền thống Khăn đội đầu có những đường dệt màu trắng trên nền vải chàm hòa hợp với áo, váy. ... được vấn lệch sang bên trái, bao bọc mái tóc dài của người con gái Lự. Cườm tạo nên những dải màu sắc lấp lánh cho trang phục. Dải tua rua trên chiếc khăn đội đầu vừa có tác dụng chốt chặt cho khăn Hoa tai có màu sắc đồng điệu với dải tua rua trên khăn đội đầu. Trong những dịp quan trọng, phụ nữ Lự đeo thêm những chiếc xà tích rất cầu kỳ. Cô dâu, chú rể trong bộ trang phục truyền thống của người Lự. Phụ nữ người Lự trong trang phục truyền thống |
Điểm nhấn trên trang phục của người phụ nữ Lự chính là chiếc áo được may theo kiểu hình rẻ quạt với 6 miếng vải ghép lại với nhau tạo vạt xòe rộng so với eo với mục đích tạo sự thoải mái khi mặc.
Cổ áo được may liền với nẹp ngực có họa tiết hình quả trám màu xanh đỏ nối tiếp nhau. Trong khi tay áo dài thon dần về phía cổ tay viền một vòng vải hoa nhỏ, phần sát nách được thêu hoa văn chạy vòng quanh ống tay.
Nét độc đáo trong trang phục của người phụ nữ dân tộc Lự còn thể hiện trong chiếc váy được tạo bởi ba miếng vải khác nhau ghép lại thành hình ống và chia làm ba phần gồm cạp, thân và chân váy.
Thân váy được gắn với cạp váy cùng hoa văn được thêu nổi bật hình quả trám bản to. Chân váy bằng vải bông nhuộm đen, ở khoảng giữa có khâu nối 9 ô vải hoa các màu theo chiều dọc từ thân váy xuống gấu.
Để tạo sự duyên dáng và mềm mại giữa phần áo và váy, phụ nữ Lự dùng miếng vải thô trắng làm thắt lưng với hai đầu thêu hoa văn chạy ngang, phần đuôi để nhiều tua sợi. Ngoài ra, họ thường đeo vòng cổ như một phụ kiện trang sức tạo điểm nhấn tổng thể.
Trang phục của đàn ông dân tộc Lự thì đơn giản hơn với quần được thêu hoa vắn, áo ngắn xẻ ngực và đầu đội khăn đen.
Theo vietnam.vnanet.vn