|
Khi tiếng chiêng báo hiệu cất lên, mọi người trong buôn từ già, trẻ, gái, trai đều tập trung về khu vực nhà Rông để chuẩn bị làm lễ. Ảnh: Đức Thụy |
|
Ngoài trâu, lợn, gà, mỗi gia đình còn đóng góp 1 ché rượu, 1 cột gơng; tham gia dựng nêu, đánh chiêng trống…. Ảnh: Đức Thụy |
Chính vì vậy, lễ cúng nhà Rông mới của
người Bahnar được xem là một trong những lễ quan trọng nhất; là dịp để cảm tạ thần linh đã ủng hộ, giúp đỡ buôn làng, cầu bình an và thịnh vượng.
|
Già làng đọc lời khấn xin Yàng chứng kiến buổi lễ. Ảnh: Đức Thụy |
Theo quan niệm của người Bahnar, sau 3 năm kể từ ngày nhà Rông mới được dựng lên, vào thời điểm nông nhàn, nếu trong buôn không có sự việc nào đáng tiếc xảy ra, các già làng sẽ làm lễ cúng nhà Rông mới. Lễ cúng nhà Rông mới diễn ra trong 3 ngày, lễ vật chính gồm: 1 con trâu đực, 1 con heo (lợn) lớn, 7 con gà trống, 1 con gà mái và các loại rau, gạo… Sau khi các nghi lễ kết thúc, mọi người cùng nhau giao lưu múa hát, diễn tấu cồng chiêng và múa xoang.
|
Kết thúc buổi lễ, mọi người cùng nhau múa hát trước nhà Rông. Ảnh: Đức Thụy |
Ngày nay, dù cuộc sống có nhiều đổi thay nhưng lễ cúng nhà Rông mới của người Bahnar ở
Tây Nguyên vẫn được tổ chức, góp phần bảo tồn, gìn giữ, quảng bá một nét đẹp trong đời sống văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
Đức Thụy