Nghề dệt lanh trên cao nguyên đá Hà Giang

Nghệ nhân vẽ sáp ong lên vải lanh. Ảnh:Nam Thái
Nghệ nhân vẽ sáp ong lên vải lanh. Ảnh:Nam Thái

Đối với người Mông trên Cao nguyên đá Hà Giang, vải lanh là một biểu tượng văn hóa, giúp gắn kết con cháu với tổ tiên. Con gái Mông khi đến tuổi trưởng thành đều phải biết trồng lanh và dệt lanh.

Nghề dệt lanh trên cao nguyên đá Hà Giang ảnh 1Nghệ nhân vẽ sáp ong lên vải lanh. Ảnh: Nam Thái

Nguyên liệu chính để dệt lanh là cây lanh. Cây lanh trồng khoảng 2 tháng sẽ cho thu hoạch. Sau khi tách, vỏ lanh được cho vào cối giã đến khi xoăn lại, sau đó nối sợi, đem ngâm nước lạnh từ 15 - 20 phút rồi đưa lên khung se sợi. Theo bà Vàng Thị Mai, Chủ nhiệm Hợp tác xã lanh Lùng Tám: “Để tạo ra sản phẩm lanh hoàn thiện phải đi qua 41 công đoạn, từ trồng lanh, thu hoạch, bóc tách sợi, giã sợi, quay sợi, nấu sợi, dựng khung dệt… nhưng khó nhất là vẽ sáp ong”. Để vẽ sáp ong lên vải lanh, nghệ nhân phải ngồi nhiều giờ, nhiều ngày bên bếp đun sáp. Khi vẽ, nghệ nhân phải chấm đầu bút vào chảo sáp ong đang nghi ngút khói, khéo léo kẻ từng đường thẳng trên vải.

Nghề dệt lanh trên cao nguyên đá Hà Giang ảnh 2Các sợi lanh sau khi thu hoạch sẽ được tước ra thành các sợi nhỏ. Ảnh: Nam Thái
Nghề dệt lanh trên cao nguyên đá Hà Giang ảnh 3Khách du lịch tham quan, mua sắm các sản phẩm được dệt từ lanh. Ảnh: Nam Thái

Với đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Mông đã làm ra nhiều sản phẩm từ vải lanh như áo, váy, khăn quàng, túi xách, ví, vỏ chăn, khăn trải bàn, đồ lưu niệm…, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa.

Nam Thái

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm