Trên vùng đất Cao nguyên đá Hà Giang khắc nghiệt, việc chăn nuôi không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, sáng tạo và mô hình liên kết bền vững, Hợp tác xã Cát Lý đã và đang phát triển mạnh mô hình nuôi bò vàng Hà Giang, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Những ngày đầu Xuân, Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ khi được tô điểm thêm đủ sắc màu của các loại hoa đào, mận, cải. Cùng với đa dạng văn hoá của đồng bào các dân tộc, nơi đây luôn là điểm đặc biệt thu hút du khách trong vào ngoài nước đến Hà Giang du lịch và khám phá.
Khuất sau dãy núi lổn nhổn đá tai mèo, ngôi nhà cổ của dòng họ Vừ thuộc thôn Há Súng (xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) như một tuyệt tác nổi bật trên nền xám của Cao nguyên đá.
Khi mặt trời khuất sau núi đá, tiếng tập đọc chưa rõ chữ lại vang lên ở vùng núi đá Sà Phìn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang). Lớp học xóa mù chữ lặng lẽ diễn ra trong đêm vắng. Các học viên tuổi đời từ 15 đến 50, với những bàn tay thô ráp vốn quen với việc canh tác trồng lúa, trồng ngô thì nay đang cố gắng nắn nót từng con chữ, con số. Với mong muốn biết đọc, biết viết, tính toán thành thạo, từ đó dễ dàng tiếp cận các kiến thức, tăng thêm hiểu biết, vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình, các học viên đi học không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình họ.
Là tỉnh nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, cũng là nơi đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, giải quyết việc làm và giảm nghèo luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Thời gian qua, Hà Giang đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống của bà con dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Không kể ngày hay đêm, dù trong hoàn cảnh nào khi các sản phụ cần, cô đỡ thôn bản Vừ Thị Mỷ (thôn Cẳng Tằng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang) đều có mặt. Trải qua hơn 13 năm, không lương, không có tiền hỗ trợ nhưng cô đỡ Mỷ vẫn miệt mài cống hiến sức trẻ cho công việc đỡ đẻ, hỗ trợ chăm sóc thai nhi, vận động các bà mẹ mang thai và đang nuôi con nhỏ đi tiêm chủng. Bên cạnh đó, chị Mỷ còn trực tiếp tuyên truyền giúp người dân bỏ dần các hủ tục, tiếp cận với điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người mẹ và trẻ trong cả quá trình mang thai và sinh đẻ.
Đối với người Mông trên Cao nguyên đá Hà Giang, vải lanh là một biểu tượng văn hóa, giúp gắn kết con cháu với tổ tiên. Con gái Mông khi đến tuổi trưởng thành đều phải biết trồng lanh và dệt lanh.
Với nhiều vùng khí hậu, ở các độ cao khác nhau nên Hà Giang có nhiều mùa hoa, vùng hoa hấp dẫn. Du khách tới với vùng cao nguyên đá thời điểm này sẽ đắm chìm trong sắc vàng rực của mùa hoa cải trên khắp sườn đồi.
Trong các ngày từ 18 đến 22/2, không khí lạnh có cường độ mạnh đã ảnh hưởng đến nhiều địa phương miền núi của tỉnh Hà Giang. Nền nhiệt độ vẫn đang rất thấp khiến băng tuyết xuất hiện trên các đỉnh núi cao. Nhiều nơi tình trạng đóng băng kèm mưa phùn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Huyện Quản Bạ (Hà Giang) ngày nay không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ mà còn được biết đến với những vườn rau xanh mướt, những vườn hoa tỏa ngát hương thơm. Phát triển theo hướng hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ là đích đến của nông nghiệp Quản Bạ trong những năm tới đây…
Tính đến cuối tháng 11/2020, lượng du khách đến Hà Giang đạt hơn 1,1 triệu lượt người, tính cả năm 2020 ước đạt 1,4 triệu lượt người, doanh thu từ du lịch ước đạt trên 2.000 tỷ đồng.
Nhắc đến vùng Lục khu, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là nhắc đến vùng đất có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đường sá đi lại khó khăn, thường xuyên thiếu nước sinh hoạt và kinh tế chậm phát triển. Thế nhưng, trên vùng cao nguyên đá, những thầy, cô giáo vẫn đang bám trường, bám lớp để gieo chữ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trên vùng đất biên cương này.
Chào mừng ngày Quốc khánh 2/9, từ ngày 30/8 - 2/9, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra các hoạt động với chủ đề "Vui Tết Độc Lập", điểm nhấn là tái hiện không gian phiên chợ vùng cao “Về miền cao nguyên đá” với sự tham gia của đông đảo nghệ nhân, đồng bào dân tộc đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc.
Các dân tộc ở miền cao nguyên đá Hà Giang luôn có nét bí ẩn, hấp dẫn với người từ phương xa. Bí ẩn đến từ trong những phong tục tập quán, nghi lễ linh thiêng của đồng bào “sống bám đá, chết hóa đá”. Nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến những nghi lễ, lễ hội của đồng bào được lưu truyền qua bao thế hệ, cho thấy một nền văn hóa còn tiềm ẩn nhiều nét huyền bí.
Nuôi ong lấy mật từ phấn hoa bạc hà là một nghề có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số tại 4 huyện vùng cao nguyên đá của Hà Giang (gồm huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ).
Tối 21/2, tại huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) đã diễn ra Lễ hội hoa đào - 2019 với nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới trải nghiệm.
Khi đến Hà Giang vào mùa hoa tam giác mạch nở chắc chắn bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị, nhất là được thưởng thức loại bánh đặc biệt từ loài hoa yêu thích bạt ngàn cao nguyên đá.
Bước vào mùa Lễ hội Hoa Tam giác mạch năm nay, rút kinh nghiệm từ các năm trước, huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã có sự chuẩn bị chu đáo từ việc trồng hoa, trình bày, sắp đặt hoa trên đường phố, quản lý các nhà hàng, khách sạn... để du khách cảm nhận được một mùa hoa thân thiện và thoải mái nhất.
Đến với Hà Giang - mảnh đất địa đầu Tổ quốc, không khó để bắt gặp những khuôn mặt rạng rỡ, tươi vui của trẻ em các dân tộc. Trong những bộ trang phục rực rỡ sắc màu, các em đẹp tựa sắc hoa cải vàng đang bung tỏa trên cao nguyên đá.
Dù đã bước sang cuối tháng ba, nhưng ở xứ “sống trong đá chết vùi trong đá” này, những cành hoa đào, hoa mai vẫn bung những nụ cuối cùng trước khi “ngủ yên” chờ mùa nở mới. Vẻ đẹp “kiêu sa” của hoa đào, hoa mận nở muộn trong sương mù lạnh giá giữa cao nguyên đá khiến khách du lịch gọi là “những bông hoa kiêu hãnh”.
Tối 4/2/2017, tại Sân vận động trung tâm huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa dân tộc Mông. Đây là sự kiện nổi bật đầu tiên trong năm 2017 của tỉnh Hà Giang nhằm bảo tồn, khai thác, tái hiện các giá trị văn hóa và tạo sân chơi rộng lớn cho dân tộc Mông ở Cao nguyên đá Đồng Văn.
Ai đã từng đặt chân qua những bản làng cheo neo trên cao nguyên đá Đồng Văn, hẳn khó có thể quên được tiếng khèn da diết, mãnh liệt của người Mông. Tiếng khèn hòa vào cuộc sống của người Mông, len lỏi chảy cùng suối, đượm trong mây cùng cỏ cây núi rừng, theo gió dội vào vách đá tạo thành giai điệu hòa tấu say sưa, diệu vợi của bài ca cao nguyên đá Đồng Văn.
Từ lâu, mật ong ở Hà Giang đã nổi tiếng do có chất lượng rất tốt, nhiều công dụng. Để làm ra những giọt mật vàng óng, sóng sánh ấy là sự chăm chỉ, cần cù của những người theo nghề nuôi ong trên vùng Cao nguyên đá.
Ngày 22/10, tuyến Quốc lộ 4C từ thành phố Hà Giang đi 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn đã xảy ra tình trạng tắc đường cục bộ khi lượng người và phương tiện của khách du lịch đến thăm quan Cao nguyên đá Đồng Văn quá đông. Đến tối nay, các phương tiện giao thông qua các điểm tắc cục bộ này vẫn gặp khó khăn.
Tỉnh Hà Giang đang khẩn trương lắp đặt 45 bộ phát sóng wifi miễn phí tại 21 khu vực công cộng, điểm du lịch chính ở thành phố Hà Giang và 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn để phục vụ du khách trong, ngoài nước và nhân dân ngay trong những ngày đầu tháng 10.
Ngày 3/10/2016, tại huyện Đồng Văn, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án “Nghiên cứu triển khai thực hiện công nghệ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước ở vùng núi đá vôi Việt Nam, áp dụng thử nghiệm ở khu vực thuộc Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” (gọi tắt là KaWaTech).
Tháng 10, với bất kỳ ai đam mê du lịch trải nghiệm và khám phá, không thể không ước được một lần lên với miền cực Bắc của Tổ quốc, nơi những cánh hoa Tam giác mạch (TGM) tím, hồng nhẹ nhàng lay động trong làn gió thu giữa Cao nguyên đá hùng vĩ.
Tháng Ba, khi đất trời bắt đầu chuyển mình chuẩn bị chào đón mùa Hè cũng là lúc hoa Gạo trên Cao nguyên đá bung mình khoe sắc. Dọc cung đường từ Quản Bạ đến Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), đâu đâu cũng thấy sắc đỏ của hoa Gạo. Ở giữa miền đá xám, màu đỏ rực ấy đã điểm tô cho “bức tranh” tuyệt mỹ của vùng Cao nguyên đá, mà bất cứ du khách nào cũng không muốn bỏ qua.
Từ ngày 11 - 15/12, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với Tập đoàn Bảo Việt tổ chức chương trình an sinh xã hội, đồng thời khởi công xây dựng nhà văn hóa dân tộc Lô Lô tại Cao nguyên đá Đồng Văn.