Nghề nuôi ong trên cao nguyên đá Hà Giang

Nghề nuôi ong trên cao nguyên đá Hà Giang
Có thể gọi đây là một trong những nghề truyền thống của vùng vì trước đây người dân trong vùng đã có thói quen nuôi khoảng 5 - 10 tổ ong trong nhà để lấy mật. Khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, nghề nuôi ong lấy mật phát triển nhộn nhịp nhờ đường xá nối giữa miền xuôi với miền ngược thuận tiện hơn.

Mật ong bạc hà là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, song ít ai biết những người dân bản địa làm nghề chắt mật phải làm lụng vất vả, cần cù chịu khó, để duy trì nghề từ năm này sang năm khác.

Mỗi tổ ong có 5 cầu ong, một phần là nơi nuôi nhộng, một phần là nơi sản xuất mật
Mỗi tổ ong có 5 cầu ong, một phần là nơi nuôi nhộng, một phần là nơi sản xuất mật

Trên vùng cao nguyên đá, cây bạc hà thường nở hoa từ tháng 9 năm trước đến tháng 1 (dương lịch) của năm sau. Đây chính là nguồn phấn hoa quý để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Tuy nhiên, vào những năm trước, nghề nuôi ong lấy mật của đồng bào các dân tộc nơi đây chỉ mang tính tự phát nhỏ lẻ, chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình trong những ngày hội và những dịp lễ tết.

Hoa bạc hà là loài hoa dại mọc khắp vùng cao nguyên đá. Hoa bắt đầu nở từ tháng 9 năm trước đến tháng 1 (dương lịch) của năm sau
Hoa bạc hà là loài hoa dại mọc khắp vùng cao nguyên đá. Hoa bắt đầu nở từ tháng 9 năm trước đến tháng 1 (dương lịch) của năm sau

Nuôi ong khai thác mật là một nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Nuôi ong khai thác mật là một nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Những năm gần đây, khi người tiêu dùng và du khách lên du lịch cao nguyên đá đã phát hiện ra mật ong bạc hà quý hiếm (trong mật ong có hương vị của mùi hoa bạc hà và có tác dụng dược lý trong phòng trừ một số bệnh). Phong trào nuôi ong lấy mật mới thực sự được ưu tiên phát triển.

Người nuôi đưa từng cầu ong ra ngoài kiểm tra lượng mật rồi mới khai thác
Người nuôi đưa từng cầu ong ra ngoài kiểm tra lượng mật rồi mới khai thác

Hằng năm, cứ đến mùa xuân từ khoảng tháng 3 - 4 là mùa tách đàn ong, tầm tháng 5, 6, 7, 8 là mùa thu mật. Đến tháng 8 hằng năm là mùa mật ong bạc hà, cho đến tháng 1 là vụ bạc hà cuối cùng cũng là lúc dồn đàn ong lại, giảm số lượng ong để tránh mùa đông lạnh chờ mùa xuân đến.

Mật ong bạc hà là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng
Mật ong bạc hà là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng

Nhìn vào sự phát triển của nghề nuôi ong hiện nay đang dần nâng cao về chất lượng và số lượng theo hướng hàng hóa. Giá mỗi lít mật ong thường vào khoảng 300 - 400 nghìn đồng/lít, mật ong bạc hà tùy thời điểm có thể cao hơn gấp đôi, đã mang lại cuộc sống ấm no cho nhiều hộ nuôi ong trong vùng. Nhờ nuôi ong lấy mật đã mang lại nguồn thu nhập lớn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn của tỉnh.

Theo langvietonline.vn

TTXVN

Có thể bạn quan tâm