Lưu giữ nét đẹp văn hóa của người Thái trắng

Trong hai ngày 23 - 24/3 (tức 14 - 15 tháng 2 Âm lịch), Lễ hội Nàng Han được tổ chức tại thôn Tây An, xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Lễ hội Nàng Han được tổ chức nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân mạnh khỏe, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 vna_potal_dac_sac_le_hoi_nang_han_o_huyen_bien_gioi_phong_tho_lai_chau_7286824.jpg
Biểu diễn văn nghệ của người Thái trắng chào mừng lễ hội Nàng Han. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
vna_potal_dac_sac_le_hoi_nang_han_o_huyen_bien_gioi_phong_tho_lai_chau_7286827.jpg
Lãnh đạo tỉnh Lai Châu cùng du khách dâng hương tại đền thờ Nàng Han. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Lễ hội ngoài giá trị văn hóa, lịch sử còn mang ý nghĩa giáo dục các thế hệ con, cháu về lòng yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, đạo lý uống nước nhớ nguồn và bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa của địa phương. Lễ hội là nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống của người Thái trắng ở xã Mường So nói riêng và của cả vùng Tây Bắc nói chung.

vna_potal_dac_sac_le_hoi_nang_han_o_huyen_bien_gioi_phong_tho_lai_chau_7286834.jpg
Các thiếu nữ Thái trắng lấy nước tại mó nước. Theo truyền thuyết, đây là nơi Nàng Han sau khi thắng trận về tắm gội trước khi bay về trời. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
vna_potal_van_hoa_soi_duong_dac_sac_le_hoi_nang_han_cua_nguoi_thai_trang_o_lai_chau_7286836.jpg
Người dân cùng du khách thập phương rửa tay bằng nước được lấy lên từ mó nước, nơi Nàng Han sau khi thắng trận trở về cởi xiêm y tắm gội cùng ngựa bay về trời để cầu may. Ảnh: Quý Trung - TTXVN

Đối với người Thái trắng ở Phong Thổ, hình tượng Nàng Han có vai trò vô cùng đặc biệt trong đời sống tâm linh. Nàng Han như một vị thần che chở, bảo vệ cho muôn dân, bản mường. Lễ hội năm nay diễn ra với phần lễ và phần hội. Trong phần lễ sẽ tiến hành nghi lễ cúng Nàng Han; nghi thức cúng sơn thần thổ địa và mó nước Nàng Han. Phần hội tổ chức thi văn hóa, văn nghệ và một số môn thể thao truyền thống, trò chơi dân gian như: đẩy gậy, én cáy, tó má lẹ, cờ tướng; thi văn nghệ; thi người đẹp Mường So; thi ẩm thực; trình diễn nghệ thuật múa xòe; trình diễn trò chơi kéo co truyền thống dân tộc Thái...

vna_potal_van_hoa_soi_duong_dac_sac_le_hoi_nang_han_cua_nguoi_thai_trang_o_lai_chau_7286835.jpg
Trò chơi kéo co trong nghi lễ người Thái trắng ở Tây Bắc. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
vna_potal_van_hoa_soi_duong_dac_sac_le_hoi_nang_han_cua_nguoi_thai_trang_o_lai_chau_7286838.jpg
Điệu múa uyển chuyển, mềm mại của người Thái trắng Tây Bắc. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Truyền thuyết về Nàng Han là bản anh hùng ca lịch sử hào hùng của dân tộc Thái ở Tây Bắc. Tương truyền, Nàng Han xuất thân trong một gia đình người Thái ở Chiềng Sa (nay là xã Mường So, huyện Phong Thổ). Nàng đứng đầu cuộc khởi nghĩa của đồng bào 16 xứ Thái, quật cường đánh giặc xâm lược phương Bắc. Sau khi dẫn đoàn quân thắng trận trở về, Nàng Han gội đầu tại mó nước của thôn Tây An (xã Mường So) rồi bay về trời. Từ đó, tưởng nhớ công ơn của nàng, nhân dân đã lập miếu thờ và tổ chức lễ hội ngay tại mó nước vào ngày 15/2 âm lịch hằng năm.

vna_potal_dac_sac_le_hoi_nang_han_o_huyen_bien_gioi_phong_tho_lai_chau_7286831.jpg
Người dân cùng du khách tay trong tay múa điệu xòe của dân tộc Thái, thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
vna_potal_dac_sac_le_hoi_nang_han_o_huyen_bien_gioi_phong_tho_lai_chau_7286832.jpg
Người dân cùng du khách tay trong tay múa điệu xòe của dân tộc Thái, thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phong Thổ Mai Thị Hồng Sim, lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Đây cũng là dịp để giới thiệu, tôn vinh và quảng bá bản du lịch cộng đồng Vàng Pheo và các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của dân tộc Thái trắng với đồng bào cả nước, bạn bè trong, ngoài tỉnh và quốc tế. Thông qua đó, góp phần phát huy tiềm năng du lịch, thu hút du khách thập phương và các nhà đầu tư đến quê hương Mường So tươi đẹp.

Việt Dũng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm