Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Một mùa Xuân mới đã về mang theo lộc biếc trên cành, các loài hoa đua nhau bừng nở, khoe sắc xuân. Trong hơi thở mùa xuân ấy, người dân nô nức trẩy hội, gửi gắm ước vọng về một năm mới bình an, mọi việc hanh thông.

Các thiếu nữ Thái trắng lấy nước tại mó nước. Theo truyền thuyết, đây là nơi Nàng Han sau khi thắng trận về tắm gội trước khi bay về trời. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Lưu giữ nét đẹp văn hóa của người Thái trắng

Trong hai ngày 23 - 24/3 (tức 14 - 15 tháng 2 Âm lịch), Lễ hội Nàng Han được tổ chức tại thôn Tây An, xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Lễ hội Nàng Han được tổ chức nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân mạnh khỏe, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ chùa đầu năm, nét đẹp văn hóa của người Việt

Lễ chùa đầu năm, nét đẹp văn hóa của người Việt

Trong tâm thức của người Việt, Tết cũng là cơ hội để lắng tụ, kết tinh, lưu giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngàn đời mà ông cha đã truyền lại. Một trong những nét đẹp văn hóa đẹp của người Việt đó là đi lễ chùa vào đầu năm mới.

Nét đẹp văn hóa trong lễ tục “cúng thuyền” của ngư dân làng biển

Nét đẹp văn hóa trong lễ tục “cúng thuyền” của ngư dân làng biển

Với hơn 20km đường bờ biển, huyện Diễn Châu (Nghệ An) có 8 xã giáp biển, bãi ngang. Hàng trăm năm qua, nghề đánh bắt, khai thác hải sản đã gắn liền với ngư dân và là thế mạnh trong phát triển kinh tế nơi đây. Trong tâm thức của ngư dân ở những “miền chân sóng” họ đã coi thuyền là ngôi nhà thứ 2. Khi các chuyến đi khơi cuối cùng trong năm khép lại, ngư dân lại tất bật, hối hả giặt sạch ngư lưới cụ, vệ sinh tàu thuyền; trang trí, điểm tô lại phương tiện và mang phẩm vật thực hiện nghi thức “cúng thuyền” trước khi nghỉ Tết dài ngày.

Huyện Hoàng Su Phì: Gửi gắm vào thế hệ tương lai bảo tồn, lưu giữ nét đẹp văn hóa vùng cao

Huyện Hoàng Su Phì: Gửi gắm vào thế hệ tương lai bảo tồn, lưu giữ nét đẹp văn hóa vùng cao

Hoàng Su Phì là huyện vùng cao biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang, địa bàn cư trú lâu đời của hơn 10 dân tộc, trong đó, các dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng chiếm đa số. Do yếu tố về địa lý, địa hình, hiện trong nhân dân còn bảo tồn, lưu giữ nhiều vốn văn hóa truyền thống độc đáo và đa dạng, mang đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, vùng miền, đóng góp to lớn vào kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Cô gái bị nam sinh kéo đi theo tục "bắt vợ" của người Mông tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được công an kịp thời giải cứu. Ảnh cắt từ clip: laodong.vn

Ngăn chặn sự biến tướng tục “kéo vợ”

“Kéo vợ” theo tiếng đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang gọi là “Chắt Pò Nỉa”, trước kia vốn dĩ là nét đẹp văn hóa, thể hiện tự do hôn nhân, mưu cầu hạnh phúc của những đôi trai gái yêu nhau nhưng bị ngăn cản, ràng buộc bởi sính lễ. Tuy nhiên, tập tục hiện nay đang bị biến tướng, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự xã hội.
Mỗi người đến chùa đều xin chữ An, chữ Tâm, chữ Đức, chữ Phúc; các em học sinh thì xin chữ Đạt, chữ Trí mong muốn mình đạt kết quả cao và có trí tuệ để học tập; các doanh nhân, doanh nghiệp thì xin chữ Phúc, chữ Lộc, chữ Thành Công... Ảnh: Bích Huệ - TTXV

Gìn giữ nét đẹp văn hóa xin chữ đầu năm ở Nghệ An

Trong những ngày đầu năm mới, cùng với nhiều phong tục cổ truyền, tục xin, cho chữ, cũng là dịp khai bút đầu Xuân là nét đẹp văn hóa vẫn đang được gìn giữ với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp các ông đồ thể hiện sự uyên thâm của mình qua việc cho chữ, tặng chữ.