Luật tục bắt chồng qua tư tưởng mẫu hệ của người K'Ho

Luật tục bắt chồng qua tư tưởng mẫu hệ của người K'Ho
Núi rừng Tây Nguyên vốn mang trong mình nhiều bí ẩn. Xen giữa núi đồi điệp trùng là những nếp nhà sàn, những cổng trời cao vút. Lưng đèo gió núi, những loài hoa dại chen nhau khoe sắc, những thác nước hùng vĩ... Dừng chân bất chợt nơi vùng thâm cốc, ta mới nếm trọn cái hoang sơ trong trẻo của làng buôn, xa hẳn cái tấp nập ồn ã của phố thị, của đời sống công nghiệp bủa vây từng phút, từng giờ.
Tây Nguyên hiện hữu, là những đôi mắt đen láy trẻ thơ, e dè nép sau vách nứa, khúc khích cười, là những bắp ngô khô vàng ruộm hong giàn bếp, là lúc lỉu những vỏ bầu đựng nước lên rẫy, là ché, là chiêng, là chiếc gùi đầy rau rừng cá suối...

Giữa hơi thở đại ngàn, con người cũng hòa mình vào bức tranh kì vĩ ấy, làm nên cái mộc mạc, chân chất mà đậm đà bản sắc của chính dân tộc mình. Cái đời sống “tự cung tự cấp” vốn dĩ có nét quyến rũ đến mê hoặc những bước chân muốn tìm tòi khám phá, muốn đắm mình trong những hội hè tập tục đã trải qua thăng trầm thời gian, từ khởi thủy đến hiện tại...

Và, một trong những tập tục còn được truyền giữ, lưu dấu đến tận ngày nay, nó là dáng dấp, là minh chứng đậm nét nhất của chế độ mẫu hệ, chính là tục bắt chồng.

Nếu ở Bắc Tây Nguyên, mỗi độ hoa Pơ Lang rực đỏ núi rừng, con gái người dân tộc Jẻ - Triêng lại vào rừng chặt củi hứa hôn, chặt củi “bắt chồng”. Thì, ở Nam Tây Nguyên, tộc người K’Ho - tộc người thiểu số sống lâu đời, cư trú chủ yếu trên các vùng núi cao, cuộc sống tách biệt, lại giữ được luật tục “bắt chồng” lúc nửa đêm. Tư tưởng mẫu hệ in sâu vào suy nghĩ, họ đề cao quyền tự chủ của nữ giới kể cả việc lựa chọn bạn đời, vì vậy, trong tình yêu, hôn nhân, phụ nữ nắm quyền chủ động.

Tục bắt chồng của người Tây Nguyên cũng có nét tương đồng với tục cướp vợ của đồng bào miền núi phía Bắc, tuy nhiên, điểm khác biệt là phụ nữ đi bắt chồng chứ không phải đàn ông đi bắt vợ. Nét độc đáo này đã ghi dấu nhiều ấn tượng đẹp về văn hóa Tây Nguyên trong kí ức của du khách du xuân đến Tây Nguyên.

Cách đây từ rất lâu, người K’Ho đã chọn vùng đất cao nguyên Lang bian, huyện Lạc Dương(Lâm Đồng) với khí hậu ôn hòa, dịu mát quanh năm làm quê hương xứ sở. Dân tộc K’Ho còn có tên gọi khác là Cơ Ho, Cờ Ho, Kơ Ho... Là dân tộc với tập quán sống du canh du cư nên trong quá trình phát triển đã dần hình thành các nhánh K’Ho địa phương như: K’Ho Srê, K’Ho Lạch, K’Ho Chil, K’Ho Nộp (Tu Nốp), K’Ho Dòn... Người K’Ho nói tiếng K’Ho, ngôn ngữ thuộc ngữ chi Ba Na (Bahnaric), thuộc ngữ hệ Nam Á. Gần đây, người K’Ho mới có chữ viết theo mẫu tự La tinh. Theo truyền thống từ xưa, người K’Ho sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra còn săn bắt hái lượm, về sau phát triển thêm nghề thủ công như rèn, đan lát, dệt vải...

Theo quan niệm của người K’Ho, phụ nữ có quyền lực và được quý trọng hơn nam giới, phụ nữ là trụ cột trong gia đình và nắm quyền quyết định mọi việc. Tổ chức gia đình người K’Ho theo chế độ mẫu hệ, con cái tính theo dòng họ mẹ, con gái là người thừa kế...

Từ tháng giêng đến tháng tư, đó là khoảng thời gian khi mùa vụ đã xong, lúa đã gặt, cà phê đã hái, thiếu nữ K’Ho trong độ tuổi 16-17 lại làm đẹp, chỉnh trang để đi chơi cùng bè bạn trong buôn. Sau vài bận hẹn hò, “ưng bụng” một chàng trai nào đó, người còn gái sẽ về nhà đòi cha mẹ đến nhà người mình yêu đặt vấn đề “bắt chồng”. Một chàng trai có sức khỏe tốt, có nghề nghiệp thường được thách giá rất cao.

Các nghi thức cho đám hỏi hoặc đám cưới đều được tiến hành vào ban đêm, khi mặt trời đã xuống núi, bởi người K’Ho quan niệm rằng khi bóng tối bao trùm lên núi đồi, người ta sẽ tránh được các điều tiếng gây bất lợi cho đôi trai gái.
 
Múa hát là phần không thể thiếu được trong các Lễ hội, đám cưới truyền thống của người K'Ho. Ảnh: TTXVN
Múa hát là phần không thể thiếu được trong các Lễ hội, đám cưới truyền thống của người K'Ho. Ảnh: TTXVN

Tập tục của người K’Ho, mọi lễ vật cho cuộc hôn phối đều do nhà gái lo liệu từ lễ hỏi cho tới lễ cưới và toàn bộ chi phí cho đám cưới. Tục thách cưới cũng xuất phát từ xa xưa và tồn tại đến ngày nay. Thông thường, khi được người con gái đến dạm hỏi cưới, nếu nhà trai đồng ý họ sẽ đưa ra một mức giá. Bà Cơ Liêng K’Jat xã Lát (huyện Lạc Dương) cho hay: “Bằng trâu, bằng heo gà hiện nay đã hạn chế, không có vàng sẽ đòi bằng tiền từ 30 - 50 triệu, nếu có của hồi môn người ta mới cho lấy chồng, nếu không có, người con gái sẽ chịu thiệt thòi lắm...”. Như vậy, hủ tục thách cưới của buôn làng trên cao nguyên Lang bian vô tình đã kéo theo những hệ lụy, những cô gái nghèo đành ngậm ngùi chịu cảnh sống đơn chiếc, những gia đình nghèo phải gồng gánh nợ nần nếu muốn kiếm tấm chồng cho con gái... Thách cưới của nhà trai đã thành gánh nặng, thành nỗi lo của biết bao cô gái nghèo miền sơn cước.

Ngày nay, tục bắt chồng của người thiếu nữ K’Ho ít nhiều đã thay đổi theo thời gian. Tiếp xúc với các luồng văn hóa, hòa nhập, sống hài hòa với các dân tộc khác, trong đó có dân tộc Kinh đã làm nhận thức của người K’Ho đổi thay theo hướng tích cực, họ đã có cái nhìn thoáng hơn về luật tục hôn nhân.

Nếu như trước kia, tục nối dây được xem như một điều bất khả trong hôn nhân của dân tộc K’Ho - nghĩa là khi một trong hai người, vợ hoặc chồng qua đời, người còn sống bắt buộc phải lấy chị/em vợ hoặc anh/em chồng để giữ được dòng máu dòng tộc... Thì ngày nay, hôn nhân đã vượt ra khỏi ranh giới họ hàng, buôn làng, nam nữ được phép kết duyên trên cơ sở tình yêu, được tự do chọn lựa bạn đời... Và từ đó, các nghi thức rườm rà gây bất lợi cho hai bên gia đình đã dần dần được người K’Ho loại bỏ. Đây là sự khởi sắc đáng mừng trong văn hóa tinh thần của người K’Ho, nhất là người phụ nữ.

Ông Cil Ha Tư (cán bộ tư pháp xã Tà Nung, TP Đà Lạt) so sánh: “Nếu như ngày xưa, lễ vật của hồi môn gồm 1 đồng la (chiêng) có trị giá 1-2 con trâu, cườm, tô, choé... thì ngày nay, tập tục thách cưới của nhà trai vẫn duy trì, nhưng tùy theo điều kiện của nhà gái. Của hồi môn có thể cho hẹn khất, nhưng mâm cỗ vẫn phải đàng hoàng...”.

Xưa và nay, điều dễ nhận thấy nhất là người K’Ho đã không còn gò bó trong luật tục, hình thức có thể thay đổi, nhưng bản sắc cơ bản vẫn được giữ gìn.

Ẩn dưới những tán rừng già, dưới chân núi, đời sống sinh hoạt của người đồng bào vẫn thấm đẫm linh khí đất trời, để từ khởi nguyên, đã nối dài đến tận hiện tại với chế độ mẫu hệ - trân trọng người phụ nữ - hồn cốt của gia đình, quyền lực gia đình nằm trong tay người phụ nữ. Đời sống tinh thần, đời sống tâm linh kì bí của từng dân tộc Tây Nguyên vẫn sẽ mãi là câu chuyện dài... Và câu chuyện về tục bắt chồng của thiếu nữ K’Ho trên cao nguyên Lang bian vẫn như những giai thoại sống động hấp dẫn, để già làng kể cho con cháu mai sau bên ánh lửa nhà sàn bập bùng, thơm nồng mùi khói bếp - mùi hoài niệm của năm tháng xa xưa...
Theo baolamdong.vn
Dân tộc Cơ Ho

Tên tự gọi: Cơ Ho.

Nhóm địa phương: Xrê, Nộp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil, Lát (Lách), Tơ Ring (Tring).

Dân số: 166.112 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).

Lịch sử: Người Cơ Ho có lịch sử cư trú lâu đời ở Tây Nguyên.

Hoạt động sản xuất: Trừ nhóm Xrê làm ruộng nước theo đúng tên gọi của nó (Xrê - ruộng nước), còn các nhóm khác làm rẫy (mir) du canh theo chu kỳ. Nhìn chung kỹ thuật và công cụ làm rẫy của người Cơ Ho không khác với các tộc người khác ở Tây Nguyên nhưng riêng nhóm Chil để chọc lỗ tra hạt còn dùng một dụng cụ khác: P'hal. P'hal có cán dài bằng gỗ, lưỡi dẹp bằng sắt khoảng 28 cm và rộng khoảng 3-4cm, được dùng trong trường hợp một người vừa chọc lỗ, vừa tra hạt. Ở vùng người Xrê, công cụ làm đất đặc trưng là chiếc cày (ngal) bằng gỗ, đế bằng, lưỡi gỗ (sau này là lưỡi sắt) và cái bừa răng gỗ (Sơkam).

Cày, bừa và cả Kơr (dụng cụ để chang bằng mặt ruộng) đều do hai trâu kéo. Lúa là cây lương thực chính và là cây trồng chủ yếu nhưng thông thường trên một đoạn rẫy người ta còn trồng lẫn cả ngô, sắn, bầu, bí, mướp, đậu... Người Cơ Ho chăn nuôi theo lối thủ công. Từ khi làm ruộng, họ nuôi trâu bò để lấy sức kéo, còn hầu hết các súc vật nuôi để hiến tế trong các lễ nghi.

Nghề đan lát và rèn hầu như gia đình nào cũng có người làm nhưng nghề dệt chỉ phổ biến ở nhóm Chil.

Săn bắn, đánh cá, hái lượm, lâm thổ sản vẫn rất phổ biến.

Ăn: Các gia đình thường ăn 3 bữa. Trước kia, cơm canh đều nấu trong ống nước và sau này mới được nấu trong nồi đất, nồi đồng và nồi gang. Các món được chế biến khô cho phù hợp với thói quen ăn bốc. Canh là một món rau trộn với tấm thường bỏ thêm ớt, muối, thịt, cá được kho, luộc hay nấu với cây chuối non.

Thức uống là nước suối được đựng trong các trái bầu, trong các ghè. Rượu cần (tơrnơm) rất được ưa chuộng trong các lễ tiệc, hội hè, được chế biến từ gạo, ngô, sắn... trộn với các men làm từ các cây rừng. Thuốc hút là những lá thuốc phơi khô quấn lại được nhiều người ưa dùng.

Mặc: Ðàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy ngắn. Khố là một miếng vải dài 1,5 đến 2 m và rộng, có hoa văn theo dải dọc. Váy là một tấm vải quấn quanh người một vòng và giắt cạp. Nền váy màu đen trên đó có những dải hoa văn màu trắng viền dọc thân váy. Khi trời lạnh, người ta quấn thêm chiếc chăn (ùi). Trang sức là những vòng cổ, vòng tay, cườm và khuyên căng tai.

: Người Cơ Ho cư trú chủ yếu ở Lâm Ðồng. Họ ở nhà sàn dài, hai mái uốn lợp tranh, có vách phên nghiêng ra ngoài nẹp tranh để chống lạnh và phía trước cửa có cầu thang lên xuống. Vào nhà, trên bức vách phía sau đối diện với cửa ra vào là hàng ché, giỏ đựng đồ đạc và bàn thờ. Mọi sinh hoạt của gia đình (ăn uống, nghỉ ngơi, tiếp khách) đều diễn ra xung quanh bếp lửa.

Quan hệ xã hội: Làng (bon) là một công xã nông thôn còn mang nặng những dấu vết của công xã thị tộc mẫu hệ. Ðứng đầu một làng là chủ làng (Kuang bon). Ở những nơi dân cư tập trung đông đúc, hình thành một tổ chức liên minh tự nguyện giữa các làng và đứng đầu liên minh gọi là M’đrông. Người Cơ Ho vẫn tồn tại 2 hình thức gia đình: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Tuy nhiên, gia đình lớn hiện nay đương trong quá trình tan rã và hình thức gia đình nhỏ ngày càng trở nên phổ biến, nhất là những vùng trù phú, ven các đường quốc lộ, gần thị trấn, thị xã... Tổ chức gia đình theo chế độ mẫu hệ. Người đàn bà đóng vai trò chủ động hôn nhân; sau hôn lễ, người con trai về ở bên nhà vợ; con cái tính dòng họ theo phía mẹ... Nam nữ thanh niên Cơ Ho xây dựng gia đình khá sớm (nữ thường 16 - 17 tuổi; nam từ 18 - 20 tuổi) và đó chính là một trong những nguyên nhân làm cho mức sinh của người Cơ Ho khá cao, bình quân một phụ nữ sinh khoảng 5 - 6 con.

Thờ cúng: Người Cơ Ho tin rằng mọi mặt đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định và trong quan niệm của họ có một bên là thần thánh (Yang) luôn luôn phù hộ cho con người và ngược lại cũng có một bên là ma quỷ (Chà) thường hay gây ra những tai hoạ cho nên hầu như làm bất cứ việc gì hay có chuyện gì (làm ruộng, cưới xin, tang ma, ốm đau...) người Cơ Ho thường phải cúng viếng để cầu xin. Người ta tin rằng, các vị thần rất thích ăn thịt và uống rượu nhưng tuỳ theo tầm quan trọng của buổi lễ mà người ta tế sống trâu, heo, dê hoặc gà cùng với rượu.

Trong số các lễ nghi của người Cơ Ho, những lễ nghi liên quan đến từng công việc làm rẫy, làm ruộng như gieo lúa, khi lúa trổ bông, đạp lúa và cho lúa vào kho là những lễ nghi quan trọng nhất và được tiến hành thường xuyên hơn.

Bàn thờ (nao) thường đặt ở chỗ trang trọng và tôn nghiêm nhất trong nhà. Bàn thờ xưa làm bằng ván gỗ có chạm trổ hầu như không còn nữa, giờ đây người ra còn nhận ra là chỗ thờ cúng nhờ những nhánh cây, bông lúa vắt trên mái đối diện với cửa ra vào.

Học: Vào đầu thế kỷ XX, chữ Cơ Ho được xây dựng bằng hệ thống chữ la tinh. Mặc dù đã được cải tiến nhiều lần, được dùng để dạy trong một số trường học, nhưng loại chữ này chưa phổ biến sâu rộng.

Văn nghệ: Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ Ho rất phong phú. Thơ ca giàu trữ tình và đầy nhạc tính. Một số vũ khúc cổ truyền thường được diễn trong các lễ hội. Các nhạc cụ truyền thống như bộ cồng chiêng 6 chiếc, kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr)... có khả năng hoà âm với lời ca hoặc độc tấu.

Lễ tết: Hàng năm, khi mùa màng đã thu hoạch xong (thường là tháng 12 dương lịch), người Cơ Ho tổ chức ăn Tết. Thường thường, các gia đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để làng tổ chức lễ đâm trâu trong dịp này. Lễ được tổ chức ở ngoài trời trước nhà chủ hiến tế, chủ làng hay ở mảnh đất rộng, bằng, cao ráo của làng, với cây nêu được trang trí sặc sỡ, mọi người nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Thịt trâu được chia cho từng gia đình, còn máu trâu được bôi vào trán những người dự lễ như một sự cầu phúc. Lễ tết kéo dài 7 - 10 ngày. Trong các ngày Tết, dân làng đến chung vui với từng gia đình. Sau Tết, người ta mới được ăn lúa mới và thực hiện các công việc cần làm như: làm nhà, chuyển làng...

Theo cema.gov.vn

Dân tộc Cơ Ho

Có thể bạn quan tâm

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu tại Quảng Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến, phối hợp các thực phẩm. Một trong những món ăn đặc sắc đó là bánh bạc đầu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Thưởng thức các món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người Sán Dìu ở vùng cao Quảng Ninh là trải nghiệm đáng nhớ.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán hay nếp sinh hoạt hằng ngày và đặc sắc trong đó có bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội làng mừng Gươl mới của đồng bào Cơ-tu thôn Aró. Ảnh: Khánh Nguyên

Người Cơ-tu vui hội mừng Gươl mới

Với đồng bào Cơ-tu ở thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam), Gươl là không gian sinh hoạt chung, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Để chào mừng công trình trọng đại này, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức lễ mừng Gươl mới, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng.

Lễ sum họp của người M’nông

Lễ sum họp của người M’nông

Cứ từ 3 đến 5 năm, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, khi mùa màng thu hoạch xong, đồng bào M’nông ở tỉnh Đắk Nông lại tổ chức lễ sum họp nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Tại chân núi Yên Tử, cộng đồng người Dao Thanh Y tuy không quá đông nhưng bà con nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt và phát huy được nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc, trở thành một phần không thể thiếu khi nói về những giá trị văn hóa phi vật thể của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Là dân tộc sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của phụ nữ với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng, tạo nên nét độc đáo riêng.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Ẩm thực của người Ê-đê

Ẩm thực của người Ê-đê

Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt.