Luật tục ra đời từ khi xã hội chưa có sự phân chia giai cấp, không hề được ghi lại bằng bất cứ văn bản hay văn tự nào, luật tục chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Cần khẳng định rằng, không thể hiểu được xã hội cổ truyền cũng như văn hóa của các tộc người, nếu không nghiên cứu luật tục. Luật lục hàm chứa trong đó hầu khắp các lĩnh vực của đời sống tộc người từ môi trường cảnh quan đến vấn đề sở hữu, từ tổ chức, thiết chế đến các quan hệ xã hội, từ hôn nhân gia đình đến tín ngưỡng dân gian, từ văn học nghệ thuật đến hệ thống lễ nghi, từ cá nhân đến cộng đồng, từ mối quan hệ giữa tộc người với bên ngoài.
Ngày 23/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức phục dựng lễ cưới của đồng bào K'Ho. Đây là hoạt động chính trong Chương trình kết nối - kích cầu phát triển du lịch giữa Lâm Đồng và các địa phương trên cả nước.
Trong đời sống của người K’Ho nói riêng, quả bầu khô có vai trò hết sức quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày và tạo nên một nét văn hóa rất độc đáo của người K’Ho.
Núi rừng Tây Nguyên vốn mang trong mình nhiều bí ẩn. Xen giữa núi đồi điệp trùng là những nếp nhà sàn, những cổng trời cao vút. Lưng đèo gió núi, những loài hoa dại chen nhau khoe sắc, những thác nước hùng vĩ... Dừng chân bất chợt nơi vùng thâm cốc, ta mới nếm trọn cái hoang sơ trong trẻo của làng buôn, xa hẳn cái tấp nập ồn ã của phố thị, của đời sống công nghiệp bủa vây từng phút, từng giờ.
Những điệu múa dân gian của người K’Ho có từ lâu đời và nó không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống của người K’Ho. Bởi nó gần như là nghi thức bắt buộc, các điệu múa ở đây mang đậm ý nghĩa tâm linh nhằm tạ ơn Yàng và các thần linh đã phù hộ cho buôn làng cây lúa tốt tươi, kho lúa đầy bồ, cuộc sống bình yên...
Cũng như một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh Tây Nguyên, sau khi sinh ra từ 3 - 7 ngày tuổi, người K’Ho có phong tục tổ chức lễ đặt tên “kràs măt” cho đứa trẻ mới chào đời. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng còn được duy trì, đánh dấu sự ra đời của đứa trẻ và đón mừng một thành viên mới của gia đình, dòng tộc.
Trên cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) có một món ăn mang đậm dấu ấn bản địa vùng nắng nóng và mưa rào. Đó là món cháo chua của người K'ho vốn được làm từ gạo nương ủ từ tháng mười cho đến tháng ba đã lên men, ăn vừa chua vừa ngọt.
Thành lệ, từ tháng 3 trở đi, trước khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống núi rừng, đồng bào K’ho ở xã Đông Tiến, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) làm lễ cúng Giàng, thần núi, thần rừng, thần rẫy và tổ tiên… những vị thần đã giúp bà con bội thu mùa màng trong năm cũng như cầu xin Giàng cho một năm mới được no cái bụng.
Là cư dân miền núi, sống chủ yếu bằng nghề canh tác lúa nước, nên con trâu được xem là “tư liệu sản xuất” chính của người K’Ho Sre. Với người K’Ho Sre, trâu là con vật quý và linh thiêng, nó không chỉ dùng để cày ruộng, đạp lúa “prơjòt kòi” lúc thu hoạch mà còn là vật hiến sinh cúng tế thần linh mỗi khi người K’Ho tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống của cộng đồng.