Lễ hội A Za Koonh là nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tà Ôi, thường được tổ chức vào sau dịp Tết âm lịch để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no đủ. Đây là lễ hội độc đáo cần được gìn giữ và phát huy.
Lễ hội A Za Koonh được chia làm hai phần lễ và hội, diễn ra tại nhà Roong chung, Moòng chung của họ tộc, bản làng. Với người chủ trì là già làng cùng các trưởng họ, khách mời là con cháu trong làng và các già làng trưởng họ, bạn bè, thân hữu của các làng kết nghĩa. Lễ vật gồm gà, rượu mía, rượu cần, bánh a quát, các loại giống cây trồng, vải thổ cẩm zèng truyền thống… Phần lễ cúng A za (các vị giống cây trồng) để tạ ơn các vị giống ngô, chuối, sắn, khoai… đặc biệt là giống lúa (mẹ lúa). Nghi lễ này để tạ ơn mẹ lúa và các vị giống cây trồng đã ban cho mùa màng bội thu, nuôi sống con cháu làng bản lớn khôn, khỏe mạnh. Phần hội gồm nhiều tiết mục văn hóa dân gian như: cùng nhau hát, nhảy múa chúc tụng nhau bằng điệu múa Aza, Poon, Eo và cùng đối đáp nhau bằng dân ca Târ a, Xiềng… bên ánh lửa trại. Ngoài ra còn có các món ăn, uống được chuẩn bị cũng được dọn ra đãi khách, họ cùng vui chơi, ăn uống chúc tụng nhau suốt sáng, thâu đêm cho đến khi lễ hội kết thúc.
Với người Pa Cô (một nhóm địa phương của dân tộc Tà Ôi), Lễ hội Aza Koonh khẳng định sự đoàn kết, gắn bó thiêng liêng sống chết có nhau, no đói cùng nhau của con cháu làng bản. A Za Koonh là một trong những nét văn hóa tốt đẹp, nhằm thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến các vị giống cây trồng, đặc biệt là mẹ lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Đặc biệt, tại Lễ hội, người Tà Ôi làm bánh A Quát (hay còn gọi là bánh sừng trâu) – một loại bánh đặc biệt cả về truyền thuyết ra đời và cách làm bánh.
Truyền thuyết của người Tà Ôi kể rằng: "Thủa xưa, có nàng Pê - Chôn rất xinh đẹp. Sắc đẹp của nàng hơn cả một con chim công đang múa và khắp các thung lũng, không có người con gái nào đẹp như nàng. Ai cũng yêu thích, nhưng chỉ có một người có thể lấy được nàng làm vợ đó là chàng A Chích. A Chích là chàng trai biết nói lý nói lẽ, biết thổi khèn hay như những con chim trong rừng hót và có sự dũng cảm như một con hổ. Tài năng của chàng đã chinh phục được nàng Pê - Chôn. Để mừng cho đôi lứa, có một vị thần đã báo mộng cho dân làng làm một loại bánh, đó là bánh có hình sừng trâu được gói bằng gạo nếp than. Họ sống với nhau rất hạnh phúc thì tai hoạ ập đến, có kẻ nhà giàu làng bên tên là Pất Nha đã cướp Pê - Chôn về làm vợ. A Chích đã tìm thợ rèn giỏi nhất bên đất bạn Lào để rèn kiếm sắc đến nhà Pất Nha cướp lại vợ mình. Từ đó về sau họ sống rất hạnh phúc bên nhau".
Kể từ đó người Pa Cô luôn làm bánh A Quát (bánh sừng trâu) vào dịp lễ, tết đặc biệt là món bánh không thể thiếu trong đám cưới.
Lễ cầu mùa và tạ ơn mẹ lúa và các giống cây trồng của người Tà Ôi. |
Lễ hội A Za Koonh được chia làm hai phần lễ và hội, diễn ra tại nhà Roong chung, Moòng chung của họ tộc, bản làng. Với người chủ trì là già làng cùng các trưởng họ, khách mời là con cháu trong làng và các già làng trưởng họ, bạn bè, thân hữu của các làng kết nghĩa. Lễ vật gồm gà, rượu mía, rượu cần, bánh a quát, các loại giống cây trồng, vải thổ cẩm zèng truyền thống… Phần lễ cúng A za (các vị giống cây trồng) để tạ ơn các vị giống ngô, chuối, sắn, khoai… đặc biệt là giống lúa (mẹ lúa). Nghi lễ này để tạ ơn mẹ lúa và các vị giống cây trồng đã ban cho mùa màng bội thu, nuôi sống con cháu làng bản lớn khôn, khỏe mạnh. Phần hội gồm nhiều tiết mục văn hóa dân gian như: cùng nhau hát, nhảy múa chúc tụng nhau bằng điệu múa Aza, Poon, Eo và cùng đối đáp nhau bằng dân ca Târ a, Xiềng… bên ánh lửa trại. Ngoài ra còn có các món ăn, uống được chuẩn bị cũng được dọn ra đãi khách, họ cùng vui chơi, ăn uống chúc tụng nhau suốt sáng, thâu đêm cho đến khi lễ hội kết thúc.
Điệu múa Xoang của người Tà Ôi. |
Với người Pa Cô (một nhóm địa phương của dân tộc Tà Ôi), Lễ hội Aza Koonh khẳng định sự đoàn kết, gắn bó thiêng liêng sống chết có nhau, no đói cùng nhau của con cháu làng bản. A Za Koonh là một trong những nét văn hóa tốt đẹp, nhằm thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến các vị giống cây trồng, đặc biệt là mẹ lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Đặc biệt, tại Lễ hội, người Tà Ôi làm bánh A Quát (hay còn gọi là bánh sừng trâu) – một loại bánh đặc biệt cả về truyền thuyết ra đời và cách làm bánh.
Bánh A Quát truyền thống được gói ngay tại lễ hội. |
Truyền thuyết của người Tà Ôi kể rằng: "Thủa xưa, có nàng Pê - Chôn rất xinh đẹp. Sắc đẹp của nàng hơn cả một con chim công đang múa và khắp các thung lũng, không có người con gái nào đẹp như nàng. Ai cũng yêu thích, nhưng chỉ có một người có thể lấy được nàng làm vợ đó là chàng A Chích. A Chích là chàng trai biết nói lý nói lẽ, biết thổi khèn hay như những con chim trong rừng hót và có sự dũng cảm như một con hổ. Tài năng của chàng đã chinh phục được nàng Pê - Chôn. Để mừng cho đôi lứa, có một vị thần đã báo mộng cho dân làng làm một loại bánh, đó là bánh có hình sừng trâu được gói bằng gạo nếp than. Họ sống với nhau rất hạnh phúc thì tai hoạ ập đến, có kẻ nhà giàu làng bên tên là Pất Nha đã cướp Pê - Chôn về làm vợ. A Chích đã tìm thợ rèn giỏi nhất bên đất bạn Lào để rèn kiếm sắc đến nhà Pất Nha cướp lại vợ mình. Từ đó về sau họ sống rất hạnh phúc bên nhau".
Kể từ đó người Pa Cô luôn làm bánh A Quát (bánh sừng trâu) vào dịp lễ, tết đặc biệt là món bánh không thể thiếu trong đám cưới.
Theo langvietonline.vn