Người Tà Ôi thuộc lớp dân cư tụ lâu đời ở Trường Sơn. Người Tà Ôi cư trú trên một dải từ Tây Quảng Trị (huyện Hương Hoá) đến tây Thừa Thiên Huế (Huyện A Lưới và Hương Trà). Họ ở quần tụ thành từng làng; nhà sàn dài, trước kia dài có khi hàng trăm mét, gồm nhiều cặp vợ chồng cùng các con (gọi là "bếp").
"Đi sim” là một tập tục tốt đẹp và lâu đời của người Pa Kô (nhóm địa phương của dân tộc Tà Ôi). Đây là dịp để các chàng trai, cô gái đến tuổi trưởng thành tìm hiểu nhau, hẹn ước nên duyên vợ chồng.
Khi còn sống du canh, du cư trên khắp sườn đồi, hang đá, chưa có sự giao lưu văn hoá, không có mua bán, thực phẩm của người Pa Cô (nhóm địa phương của dân tộc Tà Ôi) chủ yếu là những sản phẩm săn, bắt, hái lượm được từ núi rừng. Không có nồi niêu soong chảo, đồng bào lấy ống nứa tươi thay nồi, bỏ thức ăn vào và hơ chín trên lửa, gọi là lam.
Vượt qua bao đèo dốc, núi rừng trùng điệp chúng tôi mới đến được những bản làng của người Pa Cô (nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi) phía bắc và nam Ðường 9 thuộc hai huyện Hướng Hóa và Ðakrông (Quảng Trị). Nơi đây có những chàng trai, cô gái và già làng giỏi hát xiêng - một làn điệu dân ca độc đáo của người Pa Cô...
Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ vừa cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể Zèng A Lưới cho Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế); màu sắc được chứng nhận là đen, trắng, đỏ, xanh lá cây.
Moot Đeeng là một trong những lễ hội lớn của người Tà Ôi nói riêng, đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực phía Tây tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung, nhằm tạ ơn các vị thần, anh em bạn bè, buôn làng đã góp công, góp của giúp đỡ gia chủ dựng xong ngôi nhà mới.