Đoàn đưa rể đi đến cách nhà gái chừng 100 - 200 mét thì dừng lại nghỉ. Lúc đó nhà gái cử một phái đoàn do một người đàn ông cao tuổi có uy tín về mọi mặt trong tộc họ cô dâu dẫn đầu mang chiếu, trầu cau, nước non ra tiếp đón họ hàng nhà trai. Họ trải chiếu ra mời ông mai và chú rể ngồi, còn mọi người trong đoàn ngồi hay đứng là tùy ý. Họ cùng nhau trò chuyện, uống nước khoảng dăm mười phút như có ý chờ cho đúng giờ lành. Một số người trong phái đoàn ra đón khách của nhà gái quay trở vào nhà để thông báo cho phía nhà gái biết là đoàn nhà trai đã đến để chuẩn bị đón tiếp chính thức.
Đúng giờ lành, đoàn đưa rể từ từ tiến vào khuôn viên gia đình nhà gái. ở cổng nhà gái lúc đó để một chậu nước lớn, có người cầm gáo múc nước dội cho từng người trong họ nhà trai rửa chân và mời họ đi theo hàng chiếu trải từ chỗ rửa chân vào trước cửa nhà, ở đấy đã trải chiếu sẵn và có ông mai cùng họ hàng nhà gái tiếp đón. Thường thường hàng chiếu giữa dành cho hai ông mai, chú rể cùng những người cao tuổi, hàng chiếu bên phải dành cho họ nhà trai, bên trái cho họ nhà gái.
Đúng giờ lành, đoàn đưa rể từ từ tiến vào khuôn viên gia đình nhà gái. ở cổng nhà gái lúc đó để một chậu nước lớn, có người cầm gáo múc nước dội cho từng người trong họ nhà trai rửa chân và mời họ đi theo hàng chiếu trải từ chỗ rửa chân vào trước cửa nhà, ở đấy đã trải chiếu sẵn và có ông mai cùng họ hàng nhà gái tiếp đón. Thường thường hàng chiếu giữa dành cho hai ông mai, chú rể cùng những người cao tuổi, hàng chiếu bên phải dành cho họ nhà trai, bên trái cho họ nhà gái.
Đến giờ quy định, ông mai đàng trai đứng dậy kéo tay chàng rể tiến về hướng phòng the, nơi cô dâu đang hồi hộp đợi chờ. Ông mai đàng gái từ phòng the đi ra đón nhận chàng rể từ tay ông mai nhà trai rồi dẫn chàng vào phòng the. Tại đây, cô dâu và chú rể ngồi đối diện với nhau, ông mai ngồi bên cạnh họ, lấy một lá trầu to và đẹp từ trong hộp đựng trầu cau xẻ đôi ra và đưa cho cô dâu một nửa, cô ta lại xẻ đôi miếng trầu ra làm hai phần, đưa cho chú rể một phần.
Chú rể cầm quả cau bửa đôi cho cô dâu một phần, sau đó cô dâu lấy ít vôi bôi vào trầu của chú rể và của mình rồi hai người cùng ăn những miếng trầu cay nồng ấy trong niềm vui hạnh phúc. Sau đó, chàng rể cởi áo ngoài đưa cho cô dâu như trao thân gởi mạng cho cô gái nhà người từ đây. Lễ xong, chú rể chính thức trở thành thành viên của gia đình nhà gái nên phải làm mọi việc như người trong nhà, từ tiếp khách đến dọn dẹp. Sau lễ này, mẹ cha của cô dâu mới bắt đầu xuất hiện, họ đến chào ông mai nhà trai và các quý khách của cả hai bên, cùng vui liên hoan cho đến khuya và tiếp tục đến hết ngày hôm sau nữa.
Sau ngày cưới, đôi vợ chồng trẻ của người Chăm Bà la môn cũng phải trải qua những nghi lễ như người Chăm Bani. Trong ba ngày, họ ở trong phòng the, mỗi người nằm một bên giường, mâm tơ hồng với ngọn đèn cầy bổn mạng vẫn để ở giữa không được xê dịch. Họ chỉ được nói chuyện với nhau chứ chưa được gần nhau. Cho nên ba ngày sau lễ cưới là những ngày dài nhất đối với tuổi trẻ Chăm. Ba ngày chậm chạp trôi qua, nhà gái lại phải chuẩn bị thêm bánh trái, hoa quả để cho hai vợ chồng trẻ về nhà trai thăm viếng mẹ cha và họ hàng nhà trai y như đôi vợ chồng trẻ người Chăm Bani.
Theo phong tục của người Chăm, sau khi đã làm xong những lễ nghi trên đây, đám cưới coi như được kết thúc, đôi vợ chồng trẻ đã hoàn toàn được hợp pháp hóa đối với xã hội Chăm. Sau này, chịu ảnh hưởng của hình thức giá thú của nhà nước nên mới thêm một bước sau đám cưới cổ truyền nữa là khai báo với chính quyền địa phương để làm giá thú nhằm hợp thức hóa cuộc sống vợ chồng về mặt pháp luật.
Theo phong tục của người Chăm, sau khi đã làm xong những lễ nghi trên đây, đám cưới coi như được kết thúc, đôi vợ chồng trẻ đã hoàn toàn được hợp pháp hóa đối với xã hội Chăm. Sau này, chịu ảnh hưởng của hình thức giá thú của nhà nước nên mới thêm một bước sau đám cưới cổ truyền nữa là khai báo với chính quyền địa phương để làm giá thú nhằm hợp thức hóa cuộc sống vợ chồng về mặt pháp luật.
Theo langvietonline.vn