Dân tộc Si La là một trong những dân tộc thiểu số ít người cư trú ở miền núi phía Tây Bắc và chỉ sinh sống ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Ở Điện Biên người Si La sống tập trung duy nhất ở bản Nậm Sin, huyện Mường Nhé. Trong số các nghi lễ truyền thống của người Si La, Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ tiêu biểu và quan trọng.
Cứ vào cuối tháng giêng âm lịch hàng năm người Si La ở Điện Biên lại tổ chức lễ cúng bản, trước khi bắt đầu vào vụ mùa mới. Theo quan niệm người Si La, tổ chức lễ cúng bản là để cầu xin các vị thần linh, đất trời phù hộ cho dân bản hoa màu tốt tươi, mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh, chăn nuôi phát triển đầy đàn, qua đó tạo khí thế và hy vọng vào năm mới, cuộc sống sẽ ấm no, tốt đẹp hơn…
Trước khi tổ chức cúng bản, những người có trách nhiệm như già làng, trưởng bản, đại diện các đoàn thể sẽ tổ chức buổi họp toàn thể dân bản để cùng nhau bàn bạc và đi đến thống nhất trong việc chọn ngày giờ làm lễ cúng bản.
Lễ vật chuẩn bị cho lễ cúng bản, ngoài những con vật hiến sinh là con chó đen và con gà trắng, cùng với một bát gạo, củ gừng hoặc quả trứng gà thì dân bản còn phải chế tác ra rất nhiều loại vũ khí mang tính tượng trưng bằng gỗ như: kiếm, giáo, súng, dao, cung, nỏ, máy bay và biểu tượng sinh thực khí của nam giới. Tất cả các biểu tượng này sẽ được gắn, treo và dựng cùng với cổng cấm bản. Riêng biểu tượng sinh thực khí của nam giới được buộc vào sinh thực khí của con chó hiến sinh rồi treo lên cổng bản.
Vào ngày cúng bản, trước giờ dựng cổng cấm bản, Trưởng bản trong trang phục truyền thống của dân tộc, vai đeo túi, hông đeo dao đi một vòng quanh bản thông báo. Mỗi hộ sẽ cử ra một người nam giới trong gia đình, theo hiệu lệnh của trưởng bản tiến về phía đầu bản, khi đi mỗi người mang theo một con dao, một số người mang theo thuổng, xà beng.
Đến nơi đã định trước, trưởng bản tập hợp mọi người, phân công cụ thể cho từng thành viên đảm nhiệm một nhiệm vụ cụ thể: người chặt cây dựng cổng, người chặt tre, nứa làm plạ, người chặt cây đẽo các loại vũ khí tượng trưng,… Mọi người ai vào việc nấy, không khí khẩn trương nhộn nhịp, chỉ trong thời gian ngắn mọi thứ đã được chuẩn bị đầy đủ, các đồ vật tượng trưng đã được tạo ra, cổng bản được trang trí cẩn thận rồi dựng lên.
Cứ vào cuối tháng giêng âm lịch hàng năm người Si La ở Điện Biên lại tổ chức lễ cúng bản, trước khi bắt đầu vào vụ mùa mới. Theo quan niệm người Si La, tổ chức lễ cúng bản là để cầu xin các vị thần linh, đất trời phù hộ cho dân bản hoa màu tốt tươi, mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh, chăn nuôi phát triển đầy đàn, qua đó tạo khí thế và hy vọng vào năm mới, cuộc sống sẽ ấm no, tốt đẹp hơn…
Trước khi tổ chức cúng bản, những người có trách nhiệm như già làng, trưởng bản, đại diện các đoàn thể sẽ tổ chức buổi họp toàn thể dân bản để cùng nhau bàn bạc và đi đến thống nhất trong việc chọn ngày giờ làm lễ cúng bản.
Lễ vật chuẩn bị cho lễ cúng bản, ngoài những con vật hiến sinh là con chó đen và con gà trắng, cùng với một bát gạo, củ gừng hoặc quả trứng gà thì dân bản còn phải chế tác ra rất nhiều loại vũ khí mang tính tượng trưng bằng gỗ như: kiếm, giáo, súng, dao, cung, nỏ, máy bay và biểu tượng sinh thực khí của nam giới. Tất cả các biểu tượng này sẽ được gắn, treo và dựng cùng với cổng cấm bản. Riêng biểu tượng sinh thực khí của nam giới được buộc vào sinh thực khí của con chó hiến sinh rồi treo lên cổng bản.
Vào ngày cúng bản, trước giờ dựng cổng cấm bản, Trưởng bản trong trang phục truyền thống của dân tộc, vai đeo túi, hông đeo dao đi một vòng quanh bản thông báo. Mỗi hộ sẽ cử ra một người nam giới trong gia đình, theo hiệu lệnh của trưởng bản tiến về phía đầu bản, khi đi mỗi người mang theo một con dao, một số người mang theo thuổng, xà beng.
Đến nơi đã định trước, trưởng bản tập hợp mọi người, phân công cụ thể cho từng thành viên đảm nhiệm một nhiệm vụ cụ thể: người chặt cây dựng cổng, người chặt tre, nứa làm plạ, người chặt cây đẽo các loại vũ khí tượng trưng,… Mọi người ai vào việc nấy, không khí khẩn trương nhộn nhịp, chỉ trong thời gian ngắn mọi thứ đã được chuẩn bị đầy đủ, các đồ vật tượng trưng đã được tạo ra, cổng bản được trang trí cẩn thận rồi dựng lên.
Cổng bản được dựng để chuẩn bị cho lễ cúng bản |
Tiếp đến, trưởng bản sẽ cử hai thanh niên khỏe mạnh đi đuổi con chó, làm vật hiến sinh chạy quanh bản, sau đó dắt về vị trí cổng bản, còn mình sẽ đi bắt con gà trắng đem đến. Thầy cúng đi từ trong bản ra, tay bưng một bát gạo trên có đặt quả trứng hoặc củ gừng, đến nơi, chó và gà được cắt tiết lấy máu bôi hết lên các loại vũ khí, plạ chung của bản và của các gia đình, cây Sa nhân. Sau đó người ta đưa chó và gà vào một nhà nhỏ dựng bên cạnh cổng bản, bên trong đã đặt sẵn bát gạo và quả trứng thày cúng (Chủ cổng) tiến hành cúng lần thứ nhất, nội dung cúng là thông báo với các vị thần linh về ngày cúng bản, cầu mong phù hộ cho dân bản sức khỏe, mùa màng tốt tươi.
Đuổi con chó được chọn làm vật hiến sinh trong lễ cúng bản |
Hết lần cúng thứ nhất, thầy cúng lấy một cây củi đang cháy đặt lên người con chó, sau lại đặt lên người con gà sao cho mỗi con bị cháy một mảng lông rồi thầy cúng tiếp lần hai. Cúng xong, gà và chó sẽ được chế biến thành các món ăn để mọi người ăn ngay tại nơi cổng bản, từ đây việc cấm bản được thực thi triệt để, không ai được ra hoặc vào bản nữa.
Trước đây, người Si La cấm bản trong thời gian 3 ngày, ngày nay việc cấm bản được thống nhất giảm xuống chỉ còn 1 ngày. Trong lễ cúng bản của người Si La, phụ nữ không được tham gia bất kỳ việc gì, tuyệt đối không được đến gần cổng bản. Sau lễ cúng bản, người ta cấm không cho người nào tự ý phá cổng phải để nó hỏng tự nhiên vì như vậy ma sẽ không về bản gây bệnh dịch, chết chóc cho bản làng.
Sau lễ cúng bản, trời đã tối, ai sẽ về nhà nấy không gây tiếng ồn, đồng thời chuẩn bị khí thế để chờ sáng mai bắt đầu vào mùa vụ mới.
Theo dantocviet.cinet.gov.vn