Lễ cấp chiêng và cúng chiêng của người Ê đê

Lễ cấp chiêng và cúng chiêng của người Ê đê
Đây là một hoạt động nhằm khích lệ, động viên tinh thần đối với các nghệ nhân đánh chiêng, truyền dạy và biểu diễn cồng chiêng trong buôn; nâng cao ý thức trách nhiệm, gìn giữ di sản văn hóa của dân tộc trước nguy cơ bị mai một.

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk trao chiêng cho nghệ nhân buôn Kô Siêr.
Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk trao chiêng cho nghệ nhân buôn Kô Siêr.

Tại lễ cấp chiêng, bà con Ê đê  buôn Kô Siêr đã làm nghi lễ Ktah Chiêng (cúng chiêng) để công nhận bộ chiêng trở thành một thành viên của buôn làng, chung sống hòa thuận và yêu thương nhau.

Từ ngày 23 đến 30-12, Đắk Lắk đã trao 8 bộ chiêng và 56 trang phục nam truyền thống cho các đội chiêng ở 8 buôn trên địa bàn tỉnh.

Một số hình ảnh của lễ cúng chiêng:
 
Rót rượu cần ra chén, cùng gà luộc để mời thần linh về chứng kiến.
Rót rượu cần ra chén, cùng gà luộc để mời thần linh về chứng kiến.

Thầy cúng vẩy tiết gà lên chiêng để thông báo với thần linh sự có mặt của bộ chiêng như một thành viên trong buôn.
Thầy cúng vẩy tiết gà lên chiêng để thông báo với thần linh sự có mặt của bộ chiêng như một thành viên trong buôn.

Những nghệ nhân đánh chiêng cùng cầu chúc những điều may mắn đến với “thành viên mới”.
Những nghệ nhân đánh chiêng cùng cầu chúc những điều may mắn đến với “thành viên mới”.

Thầy cúng đeo vòng cho gia chủ (bên phải) được bình an, sức khỏe, may mắn.
Thầy cúng đeo vòng cho gia chủ (bên phải) được bình an, sức khỏe, may mắn.

Các nghệ nhân nổi chiêng, bài chiêng đầu tiên thể hiện niềm vui, hạnh phúc khi được nhận chiêng.
Các nghệ nhân nổi chiêng, bài chiêng đầu tiên thể hiện niềm vui, hạnh phúc khi được nhận chiêng.
 
\
Nghi thức mời rượu cần sau lễ cúng.
Nghi thức mời rượu cần sau lễ cúng.
Theo baodaklak.vn

Có thể bạn quan tâm