Lễ cắm nêu cúng lúa được tiến hành như sau: Buổi sáng ngày chuẩn bị cắm nêu cúng lúa, chủ rẫy đi ra khu rẫy sẽ cúng lúa, lấy dây buộc túm phần lá của vài bụi lúa và khấn thông báo cho thần lúa biết ngày làm lễ cắm nêu cúng lúa.
Đại ý lời khấn: Hôm nay ta báo cho hồn lúa, hồn kê, hồn bầu, hồn bí ta sẽ cắm nêu cúng lúa. Các thần lúa, thần kê, thần đậu, thần mướp đến ngày đó các thần gọi nhau về ăn lợn, ăn gà, ăn vịt, uống rượu nhà ta. Mời các thần ở luôn nhà mình. Khấn vái hẹn ngày với các thần lúa xong, chủ rẫy bắt đầu làm nêu cúng lúa.
Lễ vật gồm: lợn, gà, vịt, rượu, hai cây nêu đã làm (một cây để cắm trước nhà, một cây cắm ở ngoài rẫy), cây cau rừng, cây lúa khô, củ bí kì nam (khắc thành mặt người). Những con vật hiến sinh này đều được buộc quanh cột nêu từ tối hôm trước cho đến sáng hôm sau.
Tối hôm đó chủ nhà khấn vái mời các thần lúa, thần ngô, thần đậu, thần mướp, thần bầu bí đến ăn lợn gà và ở lại nhà mình.
Sáng hôm sau chủ nhà giết các con vật hiến sinh này lấy tiết, mật, gan, tim và một con gà đem vào rẫy làm lễ cúng. Chủ rẫy dựng một cây nêu ở trên rẫy và lấy tiết con vật hiến sinh bôi vào cây nêu, cầu xin thần lúa yên tâm ở lại với rẫy gia đình nhà mình. Rồi khấn: Ơi rừng núi tổ tiên, hỡi các thần: thần lúa, thần rừng, thần suối, thần rau. Hôm nay mời các thần về đây cùng gia đình tôi ăn một bữa cơm, gia đình tôi làm lễ cúng các thần, xin các thần phù hộ bảo vệ cho rẫy lúa gia đình tôi được tốt, được trúng mùa, ngăn không cho con sâu, con chuột, con sóc cắn phá hoại rẫy lúa, vì gia đình tôi nghèo mong các thần thông cảm, có tiết ăn tiết, có gan ăn gan, có rau ăn rau, có gà ăn gà, có vịt ăn vịt…. các thần hãy cùng gia đình tôi uống rượu cần. Hỡi các thần hãy về đây cùng ăn cơm cùng uống rượu cần cùng gia đình với bà con.
Khi cúng rẫy xong, chủ nhà chặt một số cây cau rừng đem về cùng với củ bí kì nam (tượng trưng cho thần giữ nhà) đem về đặt trước nhà để xua đuổi ma quỷ. Người M’nông quan niệm rằng, củ bí kì nam sẽ giữ cho gió bão không tràn qua rẫy, các thần xấu, thần ác như thần Krăch, thần Ndu thấy củ bí kì nam cũng phải tránh xa, không vào phá rẫy.
Cúng trên rẫy xong, về nhà: chủ nhà lấy tiết gà, vịt bôi vào cây nêu ở nhà rồi khấn vái: Hôm nay mời các thần sâu, thần mối về nhà uống rượu, ăn thịt, mong các thần sâu, thần mối ăn no uống say bảy tám ngày liền, ngủ thật say ba bốn tháng mới tỉnh, không ra được rẫy để phá lúa. Bà vợ chủ rẫy hát cúng: Hỡi các thần hãy xua đuổi con chuột, con sóc, con heo rừng tránh xa không vào rẫy phá lúa, phù hộ cho gia đình được mùa, gia đình tôi sẽ làm lễ tạ ơn các thần.
Sau đó người nhà cũng không quên mời khách đến chung vui với gia đình, họ cùng nhau gặp gỡ ca hát, nhấp những ché rượu cần vui vẻ. Rồi mọi người bắt đầu uống rượu, người trộn lúa giống khi trỉa lúa được mời uống trước, tiếp đến chủ nhà và bà con anh em trong bon làng. Mọi người vừa uống rượu vừa đánh chiêng hát múa vui vẻ cùng hòa quyện với âm thanh hùng vĩ của núi rừng trầm bổng, cái âm hưởng của cuộc sống lao động nơi núi rừng hoang sơ.
Hiện nay, người M’nông ở xã Đắk Ngo (Tuy Đức) vẫn duy trì nghi lễ này.
Cây nêu trong lễ hội của đồng bào M'nông. Ảnh: Ngọc Tâm |
Lễ vật gồm: lợn, gà, vịt, rượu, hai cây nêu đã làm (một cây để cắm trước nhà, một cây cắm ở ngoài rẫy), cây cau rừng, cây lúa khô, củ bí kì nam (khắc thành mặt người). Những con vật hiến sinh này đều được buộc quanh cột nêu từ tối hôm trước cho đến sáng hôm sau.
Tối hôm đó chủ nhà khấn vái mời các thần lúa, thần ngô, thần đậu, thần mướp, thần bầu bí đến ăn lợn gà và ở lại nhà mình.
Sáng hôm sau chủ nhà giết các con vật hiến sinh này lấy tiết, mật, gan, tim và một con gà đem vào rẫy làm lễ cúng. Chủ rẫy dựng một cây nêu ở trên rẫy và lấy tiết con vật hiến sinh bôi vào cây nêu, cầu xin thần lúa yên tâm ở lại với rẫy gia đình nhà mình. Rồi khấn: Ơi rừng núi tổ tiên, hỡi các thần: thần lúa, thần rừng, thần suối, thần rau. Hôm nay mời các thần về đây cùng gia đình tôi ăn một bữa cơm, gia đình tôi làm lễ cúng các thần, xin các thần phù hộ bảo vệ cho rẫy lúa gia đình tôi được tốt, được trúng mùa, ngăn không cho con sâu, con chuột, con sóc cắn phá hoại rẫy lúa, vì gia đình tôi nghèo mong các thần thông cảm, có tiết ăn tiết, có gan ăn gan, có rau ăn rau, có gà ăn gà, có vịt ăn vịt…. các thần hãy cùng gia đình tôi uống rượu cần. Hỡi các thần hãy về đây cùng ăn cơm cùng uống rượu cần cùng gia đình với bà con.
Khi cúng rẫy xong, chủ nhà chặt một số cây cau rừng đem về cùng với củ bí kì nam (tượng trưng cho thần giữ nhà) đem về đặt trước nhà để xua đuổi ma quỷ. Người M’nông quan niệm rằng, củ bí kì nam sẽ giữ cho gió bão không tràn qua rẫy, các thần xấu, thần ác như thần Krăch, thần Ndu thấy củ bí kì nam cũng phải tránh xa, không vào phá rẫy.
Cúng trên rẫy xong, về nhà: chủ nhà lấy tiết gà, vịt bôi vào cây nêu ở nhà rồi khấn vái: Hôm nay mời các thần sâu, thần mối về nhà uống rượu, ăn thịt, mong các thần sâu, thần mối ăn no uống say bảy tám ngày liền, ngủ thật say ba bốn tháng mới tỉnh, không ra được rẫy để phá lúa. Bà vợ chủ rẫy hát cúng: Hỡi các thần hãy xua đuổi con chuột, con sóc, con heo rừng tránh xa không vào rẫy phá lúa, phù hộ cho gia đình được mùa, gia đình tôi sẽ làm lễ tạ ơn các thần.
Sau đó người nhà cũng không quên mời khách đến chung vui với gia đình, họ cùng nhau gặp gỡ ca hát, nhấp những ché rượu cần vui vẻ. Rồi mọi người bắt đầu uống rượu, người trộn lúa giống khi trỉa lúa được mời uống trước, tiếp đến chủ nhà và bà con anh em trong bon làng. Mọi người vừa uống rượu vừa đánh chiêng hát múa vui vẻ cùng hòa quyện với âm thanh hùng vĩ của núi rừng trầm bổng, cái âm hưởng của cuộc sống lao động nơi núi rừng hoang sơ.
Hiện nay, người M’nông ở xã Đắk Ngo (Tuy Đức) vẫn duy trì nghi lễ này.
Báo Đắk Nông