Làng nghề chạm bạc ở Pờ Ly Ngài

Làng nghề chạm bạc ở Pờ Ly Ngài
Hiện tại chỉ còn một số ít những nghệ nhân cao tuổi đang giữ nghề chạm bạc truyền thống do gia đình, dòng họ truyền lại. Sản phẩm của họ làm ra gồm các loại vòng bạc, hoa trang trí, xà tích, tăm, lắc, xuyến, hoa tai, nhẫn, chuông...
 
Đồ trang sức được làm thủ công của người Nùng, xã Pờ Ly Ngài, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang
Đồ trang sức được làm thủ công của người Nùng, xã Pờ Ly Ngài, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang

Sản phẩm bạc của người Nùng khác biệt và nổi trội hơn hẳn so với sản phẩm bạc của các dân tộc khác bởi họa tiết tinh tế, mẫu mã đa dạng, cân đối ở thủ pháp xử lý sáng tối nhờkỹ thuật tạo khối của nghệ nhân trên chất liệu bạc. Để làm ra được một sản phẩm bạc cần có sựtỉ mỉ qua nhiều công đoạn từ những dụng cụ thô sơ như đe, búa, kìm, nỉa bằng cách sử dụng vầu tẩm vào giẻ cho vào ống vầu, ống trúc rồi đốt lửa lên, thổi bằng miệng.
 
Bạc được đổ vào khuôn để chế tác các sản phẩm khác nhau
Bạc được đổ vào khuôn để chế tác các sản phẩm khác nhau

Trang phục của các thiếu nữ người Nùng không thể thiếu trang sức bạc. Nét văn hóa độc đáo của dân tộc Nùng là khi đi lấy chồng, ngoài những sính lễ quan trọng khác thì người con dâu được nhà trai sắm lễ một bộ trang sức bạc.  Bộ trang sức của người con gái Nùng bao gồm: Nhiều vòng cổ có khắc hình các loại hoa lá, cá, chim thú; chụm đầu, vòng tay, cúc áo... trị giá trên 10 triệu đồng/bộ.
 
Khách du lịch đến mua các sản phẩm bạc tại nhà của đồng bào
Khách du lịch đến mua các sản phẩm bạc tại nhà của đồng bào

Một xưởng sản xuất bạc thủ công của người dân tộc Nùng
Một xưởng sản xuất bạc thủ công của người dân tộc Nùng

Ông Cháng Thanh Tờ, một trong số ít những người biết chế tác hoa văn cổ theo phong cách truyền thống của người Nùngcũng không nhớ rõ mình đã bén duyên với nghề truyền thống của gia đình từ khi nào. Chỉ biết, năm lên 20 tuổi, ông đã có thể chế tác thành thạo các trang sức bạc truyền thống của người Nùng. Ông cho rằng trang sức bạc là hồn cốt, là tập tục, không đeo bạc, người Nùng không biết nguồn cội, không biết tổ tiên. Đó là động lực để ông cần mẫn cả đời người làm nên những bộ trang sức tinh xảo chứa đựng văn hóa của người Nùng ở dãy núi Tây Côn Lĩnh.
 
Nghệ nhân đang nấu phèn chua để làm trắng bạc
Nghệ nhân đang nấu phèn chua để làm trắng bạc

Nghề chạm khắc bạc nếu duy trì tốt có thể cho thu nhập từ 7 – 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, số người còn theo nghề ở xã Pờ Ly Ngài hiện còn rất ít và không có các lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, chủ yếu truyền nghề theo kinh nghiệm. Nguyên nhân khiến cho nghề này dần bị mai một  được những người trong nghề lý giải là do khan hiếm về nguyên liệu, sự đòi hỏi cao về kỹ thuật, giá thành cao, nhiều hộ gia đình thay thế việc sắm lễ cho con dâu bằng tiền, trang sức giảbạc bán tràn lan trên thị trường...

Trước những khó khăn này, cần lắm những chính sách hỗ trợ cần thiết để phát triển một ngành nghề truyền thống lâu đời, qua đó gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc cho đồng bào dân tộc Nùng ở Hoàng Su Phì(Hà Giang) và nâng cao thu nhập cho người dân.
Hoàng Hà

Có thể bạn quan tâm