Trong các ngày 4-5/8, ở huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang đã có mưa lớn, gây sạt lở đất khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương. Mưa lớn còn gây sạt lở nhiều tuyến đường giao thông; hàng chục ha hoa màu bị ảnh hưởng, nhiều diện tích ruộng bị ngập úng... Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 2 tỷ đồng.
Chương trình xóa nhà tạm tại Hà Giang đang được triển khai hiệu quả, góp phần làm thay đổi bộ mặt các huyện vùng cao và mang lại mái ấm ổn định cho hàng nghìn gia đình nghèo. Mỗi huyện tại Hà Giang đều có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong công tác xóa nhà tạm, từ đó nâng cao đời sống người dân và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tối 16/9, Lễ khai mạc chương trình du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì 2023 đã được tổ chức tại Sân vận động trung tâm huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang).
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang kéo theo nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, là lực cản sự phát triển kinh tế, xã hội và chất lượng dân số. Thực trạng này đã xuất hiện từ lâu do quan niệm, tập quán lạc hậu song gần đây lại có trường hợp xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn của một số bạn trẻ vùng cao.
Ngày 27/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang cho biết, đơn vị vừa tạm giữ hình sự 3 đối tượng và khẩn trương điều tra, làm rõ vụ án giết người xảy ra tại thôn Cum Pu, xã Bản Phùng (huyện Hoàng Su Phì).
Nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, huyện vùng cao núi đất Hoàng Su Phì là là một trong những huyện nghèo của cả nước. Do đặc thù địa lý xa xôi, khó khăn nên việc phát triển kinh tế tại đây còn nhiều hạn chế. Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp bộ Đoàn, các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng đoàn viên, thanh niên của Hoàng Su Phì đã nỗ lực, vươn lên lập thân, lập nghiệp với nhiều mô hình hay, sáng tạo, không chỉ đem về nguồn thu nhập ổn định cho bản thân, gia đình mà còn giúp tạo việc làm cho người dân địa phương, đoàn viên, thanh niên khác.
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với phong cảnh núi non hùng vỹ và những thửa ruộng bậc thang uốn lượn tới tận chân trời. Hằng năm, cứ vào độ cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch, khi tiết trời se lạnh, những tia nắng chiếu xuống những nương lúa chín ở Hoàng Su Phì là lúc báo hiệu một “mùa vàng” bội thu. Đứng quan sát từ xa, những thửa ruộng bậc thang vàng óng trông như một thảm lụa với hương thơm ngọt ngào của lúa chín hòa quyện trong làn gió. Đây cũng là thời đểm tuyệt đẹp để du khách chiêm ngưỡng khi tới vùng cao địa đầu tổ quốc này.
Tối 16/9, tại sân vận động huyện Hoàng Su Phì đã diễn ra lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai mạc chương trình “Du lịch qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” - 2022.
Do ảnh hưởng của thiên tai, từ đêm 15 đến chiều 16/9, nhiều địa phương của tỉnh Hà Giang có mưa to đến rất to trong nhiều giờ, dẫn đến ngập úng, sạt lở đất, gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của Nhà nước và nhân dân, ước tính khoảng gần 4 tỷ đồng.
Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì được thiên nhiên ban tặng những cảnh quan hùng vĩ; từ lâu đã được du khách đánh giá là điểm đến thú vị với những địa danh nổi tiếng.
Mới đây, Ủy ban Dân tộc đã phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 thay thế Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021. Quyết định này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Hà Giang, tiếp tục hỗ trợ, động viên bà con ở các thôn bản đặc biệt khó khăn trước thềm xuân mới.
Ông Thèn Ngọc Minh, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin vụ sạt lở đất khi đang thi công kè bê tông làm nền nhà khiến 2 người tử vong, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Hoàng Su Phì và các đơn vị chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đến viếng, thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 2 nạn nhân mai táng, mỗi hộ 19 triệu đồng.
Hằng năm, cứ vào độ cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch, khi tiết trời vùng cao se lạnh, những tia nắng vàng nhạt chiếu xuống những nương lúa chín vàng ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) là lúc báo hiệu một “mùa vàng” bội thu, người dân hối hả vào mùa gặt. Đây cũng là thời đểm tuyệt đẹp để du khách chiêm ngưỡng kỳ quan ruộng bậc thang mùa lúa chín. Hoàng Su Phì có trên 3.700 ha ruộng bậc thang trải đều khắp các xã, thị trấn. Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trùng điệp và chạy từ ven suối lên đỉnh núi, tạo lên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ.
Hàng năm, cứ vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 âm lịch, tiết trời vùng cao se lạnh, những tia nắng vàng nhạt chiếu xuống nương lúa chín vàng là lúc báo hiệu một “mùa vàng” bội thu, người dân hối hả vào vụ gặt. Đây cũng là thời điểm đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Hà Giang tổ chức lễ mừng cơm mới.
Từ ngày 29/4/2021 đến ngày 03/5/2021, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ giới thiệu không gian văn hóa mang đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc nhân dịp Chào mừng Ngày giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5.
Với sự quan tâm hỗ trợ về trang thiết bị, cùng việc hàng trăm học viên được truyền dạy, nghề dệt thổ cẩm của người Dao đỏ ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đang được gìn giữ và phát triển.
Trận mưa lớn kéo dài nhiều giờ, suốt từ đêm 20/7 đến sáng 21/7 đã gây ngập úng cục bộ một số địa phương của tỉnh Hà Giang, khiến 2 người chết, 1 người bị thương, đồng thời gây thiệt hại nặng nề về tài sản, hoa màu, nhiều công trình phúc lợi của Nhà nước và nhân dân.
Được triển khai tại 30 xã khó khăn thuộc 5 huyện, Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) đã mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội đối với người dân vùng cao của tỉnh Hà Giang. Sau 5 năm triển khai chương trình, tính đến hết năm 2018, tỉ lệ hộ nghèo tại 30 xã vùng dự án đã giảm khoảng 17% so với năm 2015.
Hàng năm, vào cuối tháng 8 đến giữa tháng 9 âm lịch, khi những sóng lúa trên các thửa ruộng bậc thang vào độ chín vàng, đồng bào dân tộc Nùng huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) lại nô nức chuẩn bị đón Tết “kin khẩu mấu” (Lễ mừng lúa mới). Đây là nghi lễ nông nghiệp quan trọng của người Nùng, vừa chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.
Là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì hiện có tổng diện tích cây chè trên 4.600 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 12.880 tấn/năm, với giá trị thu nhập trên 115 tỷ đồng, trong đó diện tích cây chè cổ thụ là 2.000 ha, sản lượng đạt trên 6.000 tấn/năm.
Trong khuôn khổ Tuần văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì, Hà Giang năm 2019, từ ngày 20 - 22/9, tại thôn Nậm Piên, xã Nậm Ty đã diễn ra sự kiện bay dù lượn với chủ đề “Trên bậc thang vàng”. Tham dự sự kiện bay gồm 35 phi công đến từ 4 Câu lạc bộ dù lượn trong và ngoài nước.
Tối 21/9, tại sân vận động huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã diễn ra lễ khai mạc Tuần Văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì năm 2019. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tham dự chương trình.
Trong hai ngày 19-20/9, tại huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), Hiệp hội chè Việt Nam phối hợp với UBND huyện Hoàng Su Phì tổ chức Cuộc thi pha chế trà Việt Nam 2019 - Tea Masters Cup VietNam 2019. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động Tuần lễ Văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì được tổ chức từ ngày 19 - 21/9.
Những năm gần đây, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, tích cực triển khai các hoạt động thu hút đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch cộng đồng. Cách làm này nhằm tạo sinh kế, từng bước nâng cao đời sống của người dân, đồng thời hướng tới phát triển bền vững ngành công nghiệp không khói.
Ngày 7/9, ông Thèn Ngọc Minh, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cho biết: Tuần văn hóa du lịch “Qua miền những di sản ruộng bậc thang” dự kiến diễn ra từ ngày 19 - 22/9 tại huyện Hoàng Su Phì với nhiều hoạt động phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Người Nùng có lịch sử sinh sống lâu đời tại Hà Giang, tập trung nhiều ở các huyện: Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Vị Xuyên. Mặc dù sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, vùng miền diễn ra ngày càng phổ biến, dân tộc Nùng vẫn gìn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng cũng như phong tục tập quán truyền thống; trong đó, độc đáo nhất phải kể đến Lễ cúng thần rừng.
Theo ông Vũ Mạnh Hà, Bí thư Huyện ủy Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, từ ngày 28/7 đến tối 29/7, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn kéo dài liên tục gây sạt lở đất đã làm chết 2 người, bị thương 3 người, thiệt hại nặng nề về tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Túng Sán là xã vùng sâu của huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), cách trung tâm huyện lỵ 22 km. Phía Đông giáp huyện Vị Xuyên, phía Nam giáp xã Bản Nhùng, phía Bắc giáp xã Thèn Chu Phìn và phía Tây giáp xã Tân Tiến của huyện Hoàng Su Phì.
Ngày nay, dù đời sống cơ bản đã được giao thoa nhưng đồng bào dân tộc Dao Đỏ tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc. Nhất là trong Lễ cưới truyền thống vẫn được duy trì theo đúng bản sắc từ xưa để lại.