Nỗ lực đồng hành, ngăn chặn vấn nạn tảo hôn ở Hoàng Su Phì

Phiên toà giả định thu hút rất đông người dân tới xem, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Phiên toà giả định thu hút rất đông người dân tới xem, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả. Ảnh: Nam Thái - TTXVN

Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang kéo theo nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, là lực cản sự phát triển kinh tế, xã hội và chất lượng dân số. Thực trạng này đã xuất hiện từ lâu do quan niệm, tập quán lạc hậu song gần đây lại có trường hợp xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn của một số bạn trẻ vùng cao.

Nỗ lực đồng hành, ngăn chặn vấn nạn tảo hôn ở Hoàng Su Phì ảnh 1Hình ảnh những "bà mẹ trẻ" không hiếm gặp tại những vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Nam Thái - TTXVN

Không chỉ từ tập quán lạc hậu

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Tình trạng tảo hôn đã xuất hiện ở nước ta từ khá lâu, đặc biệt là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Thực trạng này được cho là xuất phát từ quan điểm, tập quán lạc hậu, coi việc lấy vợ, lấy chồng cho con sớm là để nhà có thêm người làm, người lao động, hay chỉ đơn thuần từ suy nghĩ tuổi trẻ thì đẻ con sẽ khỏe mạnh hơn…

Hiện nay, nhờ được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các cơ quan, ban ngành từ Trung ương tới địa phương, nhiều chỉ đạo, phương án, giải pháp được đưa ra để kéo giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Nhờ đó, nhận thức của đồng bào đã có sự chuyển biến rõ rệt, nhận thức được những hệ luỵ, tác hại của việc cho con em mình kết hôn khi chưa đủ tuổi nên nạn tảo hôn đã phần nào được xóa bỏ.

Tại một số địa phương, tình trạng tảo hôn mặc dù có giảm song chưa đáng kể, nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn của một số bạn trẻ ở vùng cao. Hoàng Su Phì (Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống, trong những năm qua, tình hình tảo hôn có xu hướng giảm nhưng vẫn còn xảy ra. Theo ông Bùi Thanh Hưởng, Trưởng phòng Dân tộc huyện, trong năm 2021, huyện có 39 cặp tảo hôn, đến năm 2022 giảm còn 29 cặp, trong 6 tháng đầu năm 2023 có 12 cặp. Trước đây, theo phong tục tập quán, việc tảo hôn, hôn nhận cận huyết phần lớn là do cha mẹ cưỡng ép, tuy nhiên hiện nay nhiều trường hợp là do các em tự đến với nhau, có tình cảm với nhau sớm, quan hệ sớm, dẫn tới tình trạng phải cưới khi chưa đủ tuổi theo quy định.

Ông Bùi Thanh Hưởng cho biết thêm, thực tế này có phần tác động của công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh..., ảnh hưởng nhiều tới thanh thiếu niên. Các cháu chủ động tìm hiểu, yêu đương và sống cùng nhau; nhiều trường hợp, bố mẹ không mong muốn nhưng vẫn phải cho cưới vì lỡ có thai...

Em S.T.S, xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), nghỉ học khi hết lớp 9 và lấy chồng, sinh con khi mới 16 tuổi. Đến nay, bước sang tuổi 17, khi bạn bè đồng trang lứa vẫn đang cắp sách đến trường, được vui chơi, được ra ngoài tìm hiểu cuộc sống thì em S. lại bó cuộc đời mình vào con cái, dây địu... Em S. tâm sự, ngày trước, hai đứa tự đến với nhau chứ gia đình không ép buộc, khi nghỉ học và lấy chồng, thầy cô, bạn bè khuyên can rất nhiều nhưng lúc đó em không nghe theo.

Nỗ lực đồng hành, ngăn chặn vấn nạn tảo hôn ở Hoàng Su Phì ảnh 2Em S.T.S (Chiến Phố, Hoàng Su Phì, Hà Giang) lấy chồng, sinh con khi mới 16 tuổi, mọi công việc hằng ngày em làm đều gắn liền với cái địu địu con trên lưng. Ảnh: Nam Thái – TTXVN

Làm mẹ khi còn quá trẻ đem lại nhiều hậu quả cho cả mẹ và bé, những điều mà các bà mẹ trẻ chỉ thực sự nhận ra khi đã trải qua. Bác sĩ Lèng Thị Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Hoàng Su Phì (Hà Giang) cho biết: Các bà mẹ sinh con khi còn quá trẻ thì sẽ gặp nhiều nguy cơ, gây tổn hại cả về tâm lý lẫn sức khoẻ. Do suy nghĩ chưa chín chắn nên dễ dẫn tới trầm cảm, các bạn cùng lứa tuổi xa lánh, bỏ rơi, đặc biệt là kiến thức làm mẹ, kiến thức nuôi con cũng chưa có. Từ đó, các em bé sẽ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá, suy dinh dưỡng, những trường hợp nặng có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao...

Bác sĩ Lèng Thị Hương thông tin, trong năm 2022, có trên 90 trường hợp là các bà mẹ trẻ, chưa đủ tuổi kết hôn đã sinh con; trong 6 tháng đầu năm 2023, số này là trên 50 ca. Trẻ được sinh ra từ các cặp tảo hôn thường dễ bị mắc các bệnh dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong sơ sinh cũng rất cao.

Nỗ lực đồng hành, ngăn chặn vấn nạn tảo hôn ở Hoàng Su Phì ảnh 3Phiên toà giả định thu hút rất đông người dân tới xem, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả. Ảnh: Nam Thái - TTXVN

Nỗ lực đồng hành, ngăn chặn vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Tảo hôn là vấn nạn xã hội, vi phạm pháp luật, kéo theo nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, là lực cản sự phát triển kinh tế, xã hội và chất lượng dân số. Để ngăn chặn vấn nạn này cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Ông Bùi Thanh Hưởng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) cho biết, Phòng Dân tộc được UBND huyện giao là cơ quan chủ trì Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện. Hiện nay, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với trách nhiệm của cơ quan chủ trì, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện hằng năm ban hành kế hoạch để thực hiện với nhiều giải pháp, trong đó chủ yếu là công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Năm 2023, Phòng Dân tộc đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch cụ thể đến các cơ quan, ban, ngành, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Một số cơ quan chủ lực trong đó có Phòng Tư pháp tổ chức tập huấn, hướng dẫn việc xử lí vi phạm hành chính, nếu đủ yếu tố thì chuyển cơ quan chức năng xem xét xử lý hình sự. Huyện Đoàn chủ trì, xây dựng chương trình sân khấu hóa, phiên toà giả định, tuyên truyền ở trường học, các buổi chợ phiên, tạo được tính tích cực, lan toả cao...

Chị Nguyễn Thị Minh Mùi, Phó Bí thư Huyện đoàn Hoàng Su Phì (Hà Giang) cho biết: Đoàn Thanh niên huyện xác định vấn đề phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết là một trong những nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Từ năm 2021, Ban Thường vụ Huyện đoàn đã triển khai các chương trình cụ thể như tổ chức hội thảo, xây dựng các phóng sự truyền thông từ chính những nhân vật là nạn nhân của tảo hôn và hôn nhân cận huyết để từ đó tuyên truyền, giáo dục, giúp các bạn trẻ nhận thức được hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Nỗ lực đồng hành, ngăn chặn vấn nạn tảo hôn ở Hoàng Su Phì ảnh 4Phiên toà giả định thu hút rất đông người dân tới xem, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả. Ảnh: Nam Thái - TTXVN

Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện đoàn còn phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức các buổi tuyên truyền về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết bằng các hình thức như xây dựng phiên toà giả định, vẽ tranh truyền thông, thi trực tuyến; 24/24 cơ sở Đoàn trên địa bàn thành lập các đội hình thanh niên xung kích tuyên truyền, vận động bà con xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ các phong tục, hủ tục lạc hậu. Đoàn viên, thanh niên huyện Hoàng Su Phì hưởng ứng và ký cam kết không thực hiện hành vi tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Việc tuyên truyền, vận động nhằm ngăn chặn vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết là việc làm hết sức cần thiết; bên cạnh đó cũng rất cần sự đồng hành, hỗ trợ những cặp tảo hôn có hoàn cảnh khó khăn để các em không bị tụt lùi quá xa so với sự phát triển của xã hội. Không ít những trường hợp người chồng không dám ở lại địa phương, phải bỏ trốn đi nơi khác làm ăn, vừa để có kinh tế, vừa vì sợ hình phạt của pháp luật.

Nỗ lực đồng hành, ngăn chặn vấn nạn tảo hôn ở Hoàng Su Phì ảnh 5Tại phiên toà giả định, các học sinh tham gia vẽ tranh tuyên truyền với chủ đề “Nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết”. Ảnh: Nam Thái - TTXVN

Pháp luật đã có quy định rất rõ ràng xử lí tình trạng tảo hôn cả về hành chính lẫn hình sự. Một số trường hợp tảo hôn do nhận thức chưa đầy đủ, phớt lờ quy định, coi nhẹ mức xử phạt hành chính nên “nhắm mắt đưa chân”, nhưng cũng có không ít trường hợp, do thiếu hiểu biết về pháp luật mà “lỡ” sa chân vào vòng lao lý, nhân sự chủ chốt trong gia đình trẻ phải đi chấp hành án, không thể lao động làm ra kinh tế, để lại vợ dại, con thơ, khó khăn lại càng khó khăn hơn nữa. Do vậy, ngoài việc tuyên truyền, vận động, ngăn chặn vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, rất cần sự chung tay, đồng hành, hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể và xã hội giúp đỡ những trường hợp tảo hôn thực sự khó khăn, để các em không bị bỏ lại phía sau sự phát triển của xã hội.

Nam Thái

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Xã có 5 dân tộc sinh sống là Mông, Kinh, Tày, Thái, Gia Rai, trong đó dân tộc Mông chiếm 75% dân số.

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Tết quân - dân tại các địa phương được tổ chức rộn ràng nhằm gắn kết lực lượng vũ trang và nhân dân; đồng thời lan tỏa thông điệp “Tết đến với mọi nhà”. Ngoài ra, chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “ Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” năm 2025 cũng được tổ chức nhằm hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động.

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Trở lại Lũng Lỳ (xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) những ngày đầu năm 2025, người dân nơi đây đang dần đứng dậy sau mất mát, đau thương. Những ngôi nhà mới đã hình thành, người dân lại tiếp tục cuộc sống bằng nỗ lực, vượt khó và khát vọng về một tương lai đẹp, bền vững hơn.

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Yên Bái tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trên 14.000 hộ nghèo, gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do bão số 3. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ khó khăn, động viên các gia đình vượt qua mất mát, chuẩn bị đón Tết đầm ấm.

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Mục đích nhằm chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn tỉnh trong mùa khô năm 2025.

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án Kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thuộc xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình được triển khai thi công từ tháng 8/2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên, quá trình thi công phát sinh một số vấn đề phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế để đảm bảo an toàn. Hơn một năm nay, đoạn đường dài khoảng 3 km, người dân không thể đi lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế của hơn 80 hộ dân các xóm Tiểu Khu, Bích Trụ.

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 20/1, Thủ đô Hà Nội sáng sớm và đêm trời rét, ngày hửng nắng. Tại các khu vực khác ở miền Bắc, thời tiết tương tự với rét đậm vào đêm và sáng, một số nơi vùng núi có sương mù dày đặc, nhiệt độ giảm sâu, như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) duy trì rét dưới 10 độ C.

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ngày 18 và 19/1, tại xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện Sông Mã cùng các cơ quan, đơn vị và nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”.

Chương trình “Chủ nhật đỏ” tại Hà Tĩnh

Chương trình “Chủ nhật đỏ” tại Hà Tĩnh

Ngày 19/1, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp Báo Tiền phong, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình “Chủ nhật đỏ” lần thứ 17 năm 2025.

Đông đảo các em thưởng thức kẹo bông đường miễn phí tại chương trình “Tết cho em”. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN

Mang Tết sum vầy, ấm áp đến với mọi nhà

Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các chương trình trao quà Tết cho trẻ em, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mang Tết ấm đến cho mọi nhà.

Khu cáp treo An Thới - Hòn Thơm, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Nhiều địa phương của Campuchia mong muốn hợp tác về giao thông, vận tải, du lịch với Kiên Giang

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam - Xuân Ất Tỵ năm 2025, những ngày qua, nhiều tỉnh của Vương quốc Campuchia tổ chức đoàn công tác do tỉnh trưởng hoặc phó tỉnh trưởng làm Trưởng đoàn, sang chúc Tết, tặng hoa, quà cho chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Kiên Giang. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang cùng các cơ quan, đơn vị tiếp đón trọng thị các đoàn với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, nghĩa tình.

Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Nguyễn Hằng - TTXVN

Hậu Giang xây dựng chính quyền số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số

Sáng 19/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác chuyển đổi số và phong trào 60 ngày đêm chuyển đổi số, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của địa phương và tuân thủ theo kiến trúc chính quyền điện tử đã được tỉnh phê duyệt.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao Quyết định cho tân Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Quản Minh Cường. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Ông Quản Minh Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng

Ngày 19/1, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Tỉnh ủy Đồng Nai, Cao Bằng.